KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.3.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nhuộm
Ảnh hưởng của nhiệt độ nhuộm được thực hiện trong điều kiện: 20mL dịch chiết/1 mẫu vải kích thước 10cm x 10cm; thời gian nhuộm: 30 phút; nhiệt độ nhuộm thay đổi từ 500C - 900C; số lần nhuộm: 1 lần.
Các mẫu vải sau khi nhuộm hong khô và đo CIELAB. Kết quả đo CIELAB và cường độ màu của các mẫu vải được trình bày ở Hình 3.10 và Bảng 3.9.
50oC 60oC 70oC 80oC 90oC
Hình 3.10. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến quá trình nhuộm vải
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ nhuộm đến cường độ màu của vải
Nhiệt độ
(oC) 50
oC 60oC 70oC 80oC 90oC
C 25,50 29,09 32,99 31,39 29,13
Nhận xét: Bảng 3.9 cho thấy, nhiệt độ ảnh hưởng đến cường độ màu của vải khi nhuộm. Khi nhiệt độ tăng từ 50oC đến 70oC thì cường độ màu của vải tăng và đạt cao nhất tại 70oC. Nguyên nhân là do khi nhiệt độ tăng thì cấu trúc sợi tơ tằm sẽ mở ra, đồng thời tính linh động của các phần tử mang màu tăng và vượt qua được rào cản năng lượng hoạt hóa của quá trình nhuộm nên chất màu dễ gắn chặt vảo sợi vải. Tuy nhiên, cường độ màu vải lại giảm khi nhiệt độ nhuộm tăng từ 70oC đến 90oC; điều này có thể là do ở nhiệt độ quá cao các phân tử thuốc nhuộm chuyển động mạnh và liên kết không bền lên bề mặt vật liệu do giảm đi ái lực với sợi tơ nên màu nhạt hơn. Ngoài ra, ở nhiệt độ quá cao sẽ không đảm bảo tính mềm mại, tính hút ẩm tốt của vải tơ tằm dẫn đến sự gắn kết của chất màu lên sợi vải kém. Vì vậy nhiệt độ nhuộm thích hợp là 70oC.