Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ đánh giá

Một phần của tài liệu Đánh giá tính tổn thương do biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch thành phố đà nẵng (Trang 50)

5. Phương pháp nghiên cứu

2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu GIS phục vụ đánh giá

2.3.1. Chuẩn hóa dữ liệu

Sau khi đã xây dựng được bộ tham số đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đến du lịch và trọng số cho các chỉ số, ở bước tiếp theo đề tài thực hiện việc

43

toán khác nhau. Các số liệu này được quy đổi về thang giá trị từ 0 đến 1 trên Excel theo công thức sau trong trường hợp chỉ số đó tỉ lệ thuận với hợp phần được đánh giá:

Xij = 𝑋𝑖𝑗(𝑡)−𝑀𝐼𝑛𝑋𝑖𝑗(𝑡) 𝑀𝑎𝑥𝑋𝑖𝑗(𝑡)−𝑀𝑖𝑛𝑋𝑖𝑗(𝑡) Trong đó:

Xij: Giá trị Chuẩn hóa của chỉ thị j tại Quận (huyện); Xij(t): Giá trị thực của chị thị ij; Min Xij: giá trị thực nhỏ nhất của chỉ thị ij(t) trong tất cả các Quận (huyện); Max Xij: giá trị thực lớn nhất của chỉ thị ij(t) trong tất cả các Quận (huyện).

Ngược lại, trong trường hợp chỉ số tính toán có quan hệ nghịch với hợp phần được đánh giá thì đề tài áp dụng công thức:

Xij = 𝑀𝑎𝑥𝑋𝑖𝑗(𝑡)− 𝑋𝑖𝑗(𝑡) 𝑀𝑎𝑥𝑋𝑖𝑗(𝑡)−𝑀𝑖𝑛𝑋𝑖𝑗(𝑡) Trong đó:

Xij: Giá trị Chuẩn hóa của chỉ thị j tại Quận (huyện); Xij(t): Giá trị thực của chị thị ij; Min Xij: giá trị thực nhỏ nhất của chỉ thị ij(t) trong tất cả các Quận (huyện); Max Xij: giá trị thực lớn nhất của chỉ thị ij(t) trong tất cả các Quận (huyện).

Các dữ liệu sau khi đã được chuẩn hóa trong excel được chuyển đổi sang môi trường GIS và được cập nhật số liệu cho từng chỉ số. Hình 2.1 và 2.2 minh họa quá trình cập nhật dữ liệu trong phần mềm QGIS.

44

Hình 2.2 Nhập số liệu các tiêu chí, chuyển đổi qua tỷ lệ 0-1

45

Hình 2.4 Hoàn thành cập nhập dữ liệu vào QGIS 2.3.2. Chuyển đổi dữ liệu sang GRASS GIS

Dữ liệu GIS sau khi hoàn thành việc cập nhật trong QGIS được đưa vào phần mềm GRASS GIS và chuyển đổi sang định dạng Raster để thực hiện quá trình phân tích tính toán chỉ số dễ bị tổn thương.

46

Hình 2.6 Các tiêu chí đánh giá BĐKH của thành phố Đà Nẵng 2.4. Đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH đối với ngành du lịch

2.4.1. Tính toán mức độ phơi nhiễm (E)

Độ phơi nhiễn được tính toán bằng cách tổng hợp các chỉ số thành phần cùng với trọng số tương ứng theo công thức:

E = E1 * W1 + E2 * W2 + E3 * W3

Từ công thức trên ta có kết quả ở bảng dưới đây:

Bảng 2.10 Giá trị mức độ phơi nhiễm theo từng quận huyện

Quận (huyện) Độ phơi nhiễm (E) Quận (huyện) Độ phơi nhiễm (E)

Liên Chiểu 0,4714 Sơn Trà 0,6524

Thanh Khê 0,0666 Ngũ Hành Sơn 0,3319

Hải Châu 0,0888 Hòa Vang 0,26

47

Bảng 2.11 Mức độ phơi nhiễm phân theo từng quận huyện

Giá trị E Mức độ Khu vực (Quận/huyện)

0 – 0,25 Thấp Thanh Khê, Hải Châu, Cẩm Lệ

0,25 – 0,5 Trung bình Hòa Vang, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn

0,5 – 0,75 Cao Sơn Trà

0,75 – 1,0 Rất cao

Từ bảng độ phơi nhiễm trên ta có được biểu đồ sau:

48

Hình 2.8 Tỷ lệ mức độ phơi nhiễm của thành phố Đà Nẵng

Giá trị chỉ số phơi nhiễm của các quận (huyện) của thành phố Đà Nẵng dao động trong khoảng từ khoảng 0,0666 đến 0,6524 tương đương với mức độ phơi nhiễm từ thấp đến cao. Giá trị E cao nhất tại quận Sơn Trà, thấp nhất tại quận Thanh Khê.

- Mức độ phơi nhiễm cao: Trong phạm vi toàn thành phố Đà Nẵng có 1/07 quận (huyện) có mức độ phơi nhiễm cao (chiếm 14,3%), đó là: Quận Sơn Trà (0,6524)

- Mức độ phơi nhiễm Trung bình có 3 quận (huyện) chiếm (42,85%), đó là Quận Liên Chiểu (0,4714), Quận Ngũ Hành Sơn (0,3319), huyện Hòa vang (0,26)

- Mức độ phơi nhiễm thấp có 3 quận, chiếm 42.85% tổng số quận (huyện), đó là quận Cẩm lệ (0,1168), quận Thanh Khê (0,0666), quận Hải Châu (0,0888). Đánh giá chung, các yếu tố phơi nhiễm đã gây tác động đến ngành du lịch thành phố Đà Nẵng ở mức trung bình, đạt giá trị là 0,28. Các huyện ở vùng ven biển và gần biển chịu sự tác động các yếu tố phơi nhiễm cao hơn so với các huyện ở phía sâu trong đất liền.

0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 Lien Chieu Thanh Khe Hai Chau Son Tra Ngu Hanh Son

Cam Le Hoa Vang

49

2.4.2. Mức độ nhạy cảm (S)

Độ nhạy cảm được tính toán bằng cách tổng hợp các chỉ số thành phần cùng với trọng số tương ứng theo công thức:

S = S1 * W1 + S2 * W2 + S3 * W3 + S4 * W4

Từ công thức trên ta có kết quả ở bảng dưới đây:

Bảng 2.12 Giá trị mức độ nhạy cảm phân theo từng quận huyện

Quận (huyện) Độ nhạy cảm (S) Quận (huyện) Độ nhạy cảm (S)

Liên Chiểu 0,2621 Sơn Trà 0,7472

Thanh Khê 0,2345 Ngũ Hành Sơn 0,7114

Hải Châu 0,8044 Hòa Vang 0,1917

Cẩm Lệ 0,1771

Bảng 2.13 Mức độ nhạy cảm phân theo từng quận huyện

Giá trị S Mức độ Khu vực (Quận/huyện)

0 – 0,25 Thấp Cẩm Lệ, Hòa Vang, Thanh Khê

0,25 – 0,5 Trung bình Liên Chiểu

0,5 – 0,75 Cao Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà

0,75 – 1,0 Rất cao Hải Châu

50

Hình 2.9 Biểu đồ thể hiện mức độ nhạy cảm (S) của thành phố Đà Nẵng (tỷ lệ 0-1)

Hình 2.10 Tỷ lệ mức độ nhạy cảm của thành phố Đà Nẵng 0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50 0.60 0.70 0.80 0.90 Lien Chieu Thanh Khe Hai Chau Son Tra Ngu Hanh Son

Cam Le Hoa Vang

51

Giá trị chỉ số nhạy cảm của các quận (huyện) của thành phố Đà Nẵng dao động trong khoảng từ 0.1771 đến 0,8044 tương đương với mức độ nhạy cảm từ thấp đến rất cao. Giá trị S cao nhất tại quận Hải Châu, thấp nhất tại quận Cẩm Lệ.

- Mức độ nhạy cảm rất cao: Toàn thành phố có 1 quận: Quận Hải Châu 0,8044 (chiếm 14,3% tổng số quận, huyện)

- Mức độ nhạy cảm cao: Có 2 quận, đó là quận Sơn Trà 0,7472, quận Ngũ Hành Sơn 0,7114.

- Mức độ nhạy cảm trung bình: có 1 quận, đó là quận Liên Chiểu 0,2621

- Mức độ nhạy cảm thấp: Có 3 Quận huyện chiếm (42,9%), đó là Quận Thanh Khê 0,2345, Quận Cẩm Lệ 0,1771, huyện Hòa Vang 0,1917

Đánh giá chung, mức độ nhạy cảm của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng trước các tác động của BĐKH ở mức trung bình, đạt giá trị là 0,44. Có thể nhận thấy rằng: những quận huyện có nhiều loại hình du lịch, nhiều cơ sở du lịch thì có mức độ nhạy cảm ngành du lịch ở mức cao và rất cao.

2.4.3. Mức độ thích ứng (AC)

Khả năng thích ứng được tính toán bằng cách tổng hợp các chỉ số thành phần cùng với trọng số tương ứng theo công thức:

S = AC1 * W1 + AC2 * W2 + AC3 * W3

Từ công thức trên ta có kết quả ở bảng dưới đây:

Bảng 2.14 Giá trị khả năng thích ứng phân theo từng quận huyện

Quận (huyện) Độ thích ứng (AC) Quận (huyện) Độ thích ứng (AC)

Liên Chiểu 0,4593 Sơn Trà 0,2333

Thanh Khê 0,4945 Ngũ Hành Sơn 0,5474

Hải Châu 1,0 Hòa Vang 0,1607

52

Bảng 2.15 Mức độ khả năng thích ứng phân theo từng quận huyện

Giá trị AC Mức độ Khu vực (Quận/huyện)

0 – 0,25 Thấp Cẩm Lệ, Hòa Vang, Sơn Trà

0,25 – 0,5 Trung bình Liên Chiểu, Thanh Khê

0,5 – 0,75 Cao Ngũ Hành Sơn

0,75 – 1,0 Rất cao Hải Châu

Từ bảng độ thích ứng trên ta có được biểu đồ sau:

53

Hình 2.12 Khả năng thích ứng của thành phố Đà Nẵng

Giá trị chỉ số năng lực thích ứng của các quận, huyện thành phố Đà Nẵng dao động trong khoảng từ 0,0575 đến 1,0 tương đương với năng lực thích ứng từ thấp đến rất cao. Giá trị AC cao nhất tại quận Hải Châu, thấp nhất tại Quận Cẩm Lệ.

- Năng lực thích ứng rất cao: Toàn thành phố chỉ có Quận Hải Châu 1,0 chiếm 14,3 - Năng lực thích ứng cao: có 1 quận đó là: Quận Ngũ Hành Sơn 0,5474

- Năng lực thích ứng trung bình: có 2 quận, đó là: quận Thanh Khê 0,4945, Quận Liên Chiểu 0,4593

- Năng lực thích ứng thấp: Tại 3 quận huyện còn lại, đó là quận Sơn Trà 0,2333, huyện Hòa Vang 0,1607, quận Cẩm Lệ 0,0575

Có thể nhận xét rằng: Các quận có tiềm lực phát triển kinh tế lớn, cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư bao gồm cả cơ sở hạ tầng du lịch, trình độ dân trí cũng như thu nhập của người dân ở mức cao ứng phó tốt với BĐKH. Còn các quận huyện có tiềm lực kinh tế, cơ sở hạ tầng ở mức thấp hơn thì khả năng ứng phó vs BĐKH càng

0.00 0.20 0.40 0.60 0.80 1.00 Lien Chieu Thanh Khe Hai Chau Son Tra Ngu Hanh Son Cam Le Hoa Vang Khả năng thích ứng AC

54

thấp. Nhìn chung khả năng thích ứng của du lịch thành phố Đà Nẵng đối với BĐKH ở mức trung bình (0,43)

2.4.4. Mức độ tính tổn thương (V)

Giá trị tổn thương V được tính toán theo công thức của IPCC:

V = E+S-AC

Trong đó: V: Tính dễ bị tổn thương E: Độ phơi nhiễm

S: Độ nhạy cảm

AC: Khả năng thích ứng

Giá trị V sau đó lại được chuẩn hóa về thang đo từ 0 đến 1 và phân thành 4 cấp như sau:

Từ 0 – 0,25 : Thấp 0,25 – 0,5 : Trung Bình 0,5 – 0,75 : Cao

0,75 – 1,0 : Rất Cao

Bảng 2.16 Tính tổn thương theo từng quận huyện

Quận (huyện) Độ tổn thương (V) Quận (huyện) Độ tổn thương (V)

Liên Chiểu 0,3439 Sơn Trà 1,0

Thanh Khê 0,0001 Ngũ Hành Sơn 0,5070

Hải Châu 0,0637 Hòa Vang 0,3563

Cẩm Lệ 0,3161

55

Hình 2.13 Biểu đồ thể hiện mức độ tổn thương (V) của thành phố Đà Nẵng (tỷ lệ 0-1)

Hình 2.14 Mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu tới hoạt động du lịch tại thành phố Đà Nẵng 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 Lien Chieu Thanh Khe Hai Chau Son Tra Ngu Hanh Son

Cam Le Hoa Vang

56

Giá trị chỉ số tổn thương V của các quận huyện của thành phố Đà Nẵng dao động trong khoảng từ 0,0001 đến 1,0, tương đương với mức độ tổn thương từ thấp đến đến rất cao. Giá trị V cao nhất quan sát thấy ở quận Sơn Trà, thấp nhất ở quận Thanh Khê.

- Mức độ tổn thương rất cao: toàn thành phố chỉ có quận Sơn Trà có mức độ tổn thương rất cao, đạt giá trị là 1,0.

- Mức độ tổn thương cao: có 1 quận, đó là: quận Ngũ Hành Sơn 0,5070 (chiếm 14,3% tổng số quận, huyện).

- Mức độ tổn thương trung bình: có 3 quận, huyện, đó là: Huyện Hòa Vang 0,3563, quận Liên Chiểu 0,3439, quận Cẩm Lệ 0,3161

- Mức độ tổn thương thấp: có 2 quận, đó là quận Hải Châu 0,0637, quận Thanh Khê 0,0001

Đánh giá chung, mức độ tổn thương của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng, chỉ số tổn thương của các quận, huyện có giá trị trung bình là là 0,37, thể hiện mức độ tổn thương trung bình. Mức độ tổn thương của ngành du lịch thành phố Đà Nẵng do tác động của BĐKH được thể hiện khu vực có mức độ tổn thương rất cao là quận Sơn Trà với đa phần diện tích đều giáp biển, đây là nơi rất nhạy cảm và chịu nhiều tác động của BĐKH nhưng khả năng thích ứng chỉ mở mức thấp nên quận Sơn Trà là nơi có mức độ tổn thương cao nhất. Ngược lại, ở quận Hải Châu có chỉ số phơi nhiễm thấp, chỉ số nhạy cảm rất cao, nhưng nhờ khả năng thích ứng tuyết vời nên mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu chỉ ở mức thấp.

2.4.5. Tổng kết đánh giá

Chỉ số dễ bị tổn thương đối với du lịch của thành phố Đà Nẵng được tính toán từ các chỉ số thành phần như phơi bày E, nhạy cảm S và năng lực thích ứng AC theo mô hình của IPCC. Kết quả tính toán phân tích trên cơ sở số liệu thu thập từ niên

57

giám thống kê thành phố, đã chỉ ra rằng, tác động của BĐKH đến du lịch ở Đà Nẵng không quá lớn chỉ ở mức trung bình. Khả năng dễ bị tổn thương cao nhất thuộc về hai quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn. Đây là các quận có mức độ nhạy cảm cao nhưng khả năng thích ứng với BĐKH chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, ở Đà Nẵng có 3 quận, huyện ở mức trung bình đó là quận Liên Chiểu, quận Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang. 2 Quận có tính tổn thương ở mức thấp đó là quận Thanh Khê và quận Hải Châu.

58

Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1. Đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du lịch thành phố Đà Nẵng. Nẵng.

Đà Nẵng là địa phương có tiềm năng và thế mạnh phát triển du lịch. Tuy nhiên, du lịch ở Đà Nẵng cũng chịu nhiều rủi ro bởi thiên tai, BĐKH. Đến năm 2030, dưới tác động của sự thay đổi lượng mưa, gia tăng nhiệt độ, mực nước biển ở Đà Nẵng dâng cao từ 11,6 – 11,8 cm; diện tích ngập khoảng 2,4 km2. Nhìn chung các khu du lịch ở Đà Nẵng ít có nguy cơ ngập, ngoại trừ khu du lịch Xuân Thiều và Nam Ô. Đặc biệt dọc theo sông Hàn với nhiều hệ thống hạ tầng và CSVCKT du lịch đều nằm trong vùng có nguy cơ ngập cao, cần phải có giải pháp nâng cấp, phòng tránh.

Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, mưa lớn, hạn hán, tố lốc được đánh giá là có khả năng hoặc nhiều khả năng xảy ra ở Đà Nẵng với mức độ ảnh hưởng đến du lịch từ mức bị ảnh hưởng đến nghiêm trọng.

Để phát triển du lịch Đà Nẵng bền vững trong bối cảnh BĐKH, Thành phố và ngành du lịch cần sớm xem xét, ban hành Kế hoạch hành động cũng như thực hiện các giải pháp để ứng phó kịp thời. Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và NBD của ngành du lịch được thực hiện, cần có sự nỗ lực của toàn ngành, đồng thời rất cần sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, ban chỉ đạo ứng phó với BĐKH, cũng như sự phối hợp của các sở ban ngành, đoàn thể, các địa phương, doanh nghiệp trong toàn thành phố.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu cho du lịch thành phố Đà Nẵng tôi đề xuất một số giải pháp như sau: Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển; Nâng cấp nhà máy và tìm phương án khai thác nguồn nước sinh hoạt; Triển khai các giải pháp phòng chống sạt lở, bảo vệ bờ sông; Nâng cấp công nghệ và phòng tránh ngập đối với các trạm xử lý nước; Quy hoạch lại mạng lưới các trạm điện nhằm tránh ngập và

59

hạn chế thiệt hại do thiên tai; Nâng cấp cảng và các tuyến đường bị ngập, các tuyến đường có nguy cơ sạt lở, chia cắt các KDL; Triển khai các giải pháp bảo vệ bờ biển và bãi biển bằng các giải pháp công trình; Triển khai các giải pháp phòng tránh ngập và thiên tai đối với tất cả các công trình CSVCKT nằm trong vùng bị ngập; hạn chế đầu tư xây dựng mới CSVCKT du lịch ở khu vực nguy cơ ngập; Nghiên cứu các giải pháp chống ngập và phòng chống bão đối với các khu văn hóa – nghệ thuật phục vụ du lịch, Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện; nước; sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu tái chế; sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường; Xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy lồng ghép kiến thức, kỹ năng ứng phó với BĐKH cho sinh viên, học sinh các trường đào tạo NVDL; Truyền thông nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH cho CB, VC, nhân viên các cơ sở hoạt động DL (từ cán bộ quản lý đến nhân viên, tài xê, hướng dẫn viên,...); Khảo sát, đánh giá thức trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ, trùng tu di tích nằm trong vùng có nguy cơ ngập

Bảng 3.1. Một số hoạt động định hướng ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du lịch theo từng khu vực trên địa bàn TP. Đà Nẵng

TT Hoạt

động

Các hoạt động ứng phó cho từng khu vực

Ven biển Đồi núi Trung

tâm Ven sông 1 Bảo vệ tài nguyên du lịch

- Bảo vệ các bãi biển; môi trường ven biển;

- Bảo vệ các hệ sinh thái

Một phần của tài liệu Đánh giá tính tổn thương do biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch thành phố đà nẵng (Trang 50)