Xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du lịch thành phố Đà

Một phần của tài liệu Đánh giá tính tổn thương do biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch thành phố đà nẵng (Trang 66 - 68)

5. Phương pháp nghiên cứu

3.1. xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du lịch thành phố Đà

3.1. Đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du lịch thành phố Đà Nẵng. Nẵng.

Đà Nẵng là địa phương có tiềm năng và thế mạnh phát triển du lịch. Tuy nhiên, du lịch ở Đà Nẵng cũng chịu nhiều rủi ro bởi thiên tai, BĐKH. Đến năm 2030, dưới tác động của sự thay đổi lượng mưa, gia tăng nhiệt độ, mực nước biển ở Đà Nẵng dâng cao từ 11,6 – 11,8 cm; diện tích ngập khoảng 2,4 km2. Nhìn chung các khu du lịch ở Đà Nẵng ít có nguy cơ ngập, ngoại trừ khu du lịch Xuân Thiều và Nam Ô. Đặc biệt dọc theo sông Hàn với nhiều hệ thống hạ tầng và CSVCKT du lịch đều nằm trong vùng có nguy cơ ngập cao, cần phải có giải pháp nâng cấp, phòng tránh.

Các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, mưa lớn, hạn hán, tố lốc được đánh giá là có khả năng hoặc nhiều khả năng xảy ra ở Đà Nẵng với mức độ ảnh hưởng đến du lịch từ mức bị ảnh hưởng đến nghiêm trọng.

Để phát triển du lịch Đà Nẵng bền vững trong bối cảnh BĐKH, Thành phố và ngành du lịch cần sớm xem xét, ban hành Kế hoạch hành động cũng như thực hiện các giải pháp để ứng phó kịp thời. Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH và NBD của ngành du lịch được thực hiện, cần có sự nỗ lực của toàn ngành, đồng thời rất cần sự quan tâm chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, ban chỉ đạo ứng phó với BĐKH, cũng như sự phối hợp của các sở ban ngành, đoàn thể, các địa phương, doanh nghiệp trong toàn thành phố.

Để ứng phó với biến đổi khí hậu cho du lịch thành phố Đà Nẵng tôi đề xuất một số giải pháp như sau: Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển; Nâng cấp nhà máy và tìm phương án khai thác nguồn nước sinh hoạt; Triển khai các giải pháp phòng chống sạt lở, bảo vệ bờ sông; Nâng cấp công nghệ và phòng tránh ngập đối với các trạm xử lý nước; Quy hoạch lại mạng lưới các trạm điện nhằm tránh ngập và

59

hạn chế thiệt hại do thiên tai; Nâng cấp cảng và các tuyến đường bị ngập, các tuyến đường có nguy cơ sạt lở, chia cắt các KDL; Triển khai các giải pháp bảo vệ bờ biển và bãi biển bằng các giải pháp công trình; Triển khai các giải pháp phòng tránh ngập và thiên tai đối với tất cả các công trình CSVCKT nằm trong vùng bị ngập; hạn chế đầu tư xây dựng mới CSVCKT du lịch ở khu vực nguy cơ ngập; Nghiên cứu các giải pháp chống ngập và phòng chống bão đối với các khu văn hóa – nghệ thuật phục vụ du lịch, Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện; nước; sử dụng năng lượng tái tạo, vật liệu tái chế; sử dụng phương tiện giao thông thân thiện với môi trường; Xây dựng chương trình, giáo trình giảng dạy lồng ghép kiến thức, kỹ năng ứng phó với BĐKH cho sinh viên, học sinh các trường đào tạo NVDL; Truyền thông nâng cao năng lực ứng phó với BĐKH cho CB, VC, nhân viên các cơ sở hoạt động DL (từ cán bộ quản lý đến nhân viên, tài xê, hướng dẫn viên,...); Khảo sát, đánh giá thức trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ, trùng tu di tích nằm trong vùng có nguy cơ ngập

Bảng 3.1. Một số hoạt động định hướng ứng phó với BĐKH trong lĩnh vực du lịch theo từng khu vực trên địa bàn TP. Đà Nẵng

TT Hoạt

động

Các hoạt động ứng phó cho từng khu vực

Ven biển Đồi núi Trung

tâm Ven sông 1 Bảo vệ tài nguyên du lịch

- Bảo vệ các bãi biển; môi trường ven biển;

- Bảo vệ các hệ sinh thái biển, ven biển: rạng san hô; cỏ biển; rừng phòng hộ ven biển;

- Bảo vệ ĐDSH Bán đảo Sơn Trà; KBTTN Bà Nà - Núi Chúa, Nam Hải Vân; - Phòng chống cháy rừng Bảo vệ các di tích lịch sử, bảo tàng; khu vui chơi, công viên - Bảo vệ cảnh quan hai bên bờ sông; - Bảo vệ môi trường nước

60

- Bảo vệ dãy núi đá vôi Ngũ Hành Sơn;

- Bảo vệ các di tích văn hóa tâm linh ven biển

- Bảo vệ các dòng sông, suối 2 Ứng phó với BĐKH và NBD đối với hạ tầng CSVCKT du lịch - Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ ven biển - Bảo vệ hệ thống đê, kè ven biển - Gia cố hệ thống thoát nước; xử lý nước thải; - Quy hoạch và bảo vệ hệ thống điện

- Xây dựng hệ thống cảnh báo các hiện tượng thời tiết bất thường: như sóng thần, bão, lũ...

- Tăng cường hệ thống cứu hộ; ứng phó sự cố,...

- Bảo vệ và phát triển hệ rừng đầu nguồn; - Phòng chống sạt lở đường giao thông; trụ cáp treo; các khu vui chơi ngoài trời; nhà hàng, khách sạn,… - Xây dựng hệ thống chống sét;

- Gia cố công trình thu gom, xử lý, tích trữ nước sinh hoạt - Xây dựng hệ thống các công trình thu gom xử lý nước thải, rác thải sinh hoạt - Tăng cường hệ thống thoát nước; ứng phó với thiên tai, - Tăng cường hệ thống kè chống sạt lở bờ sông - Xây dựng hệ thống cảnh báo lũ; - Tăng cường các giải pháp cứu hộ, ứng phó sự cố,…

Một phần của tài liệu Đánh giá tính tổn thương do biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch thành phố đà nẵng (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)