Đặc điểm của nhân lực và hoạt động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại BỆNH VIỆN HOÀN mỹ BÌNH PHƯỚC (Trang 29)

lực ngành y tế

Nguồn nhân lực y tế: Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Nguồn nhân lực y tế

được xác định là một trong những trụ cốt chính của một hệ thống y tế. Họ bao gồm các bác sĩ, điều dưỡng viên, nữ hộ sinh,nha sĩ, dược sỹ, những người khác làm việc trong ngành y tế, nhân viên y tế cộng đồng, nhân viên y tế xã hội và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe khác, cũng như nhân viên hỗ trợ và quản lý sức khỏe– những người không cung cấp dịch vụ y tế trực tiếp, nhưng rất cần thiết để hệ thống y tế hoạt động hiệu quả, bao gồm cả quản lý dịch vụ y tế, kỹ thuật viên hồ sơ y tế và

18

thông tin sức khỏe, nhà kinh tế học sức khỏe, quản lý chuỗi cung ứng sức khỏe, thư ký y khoa và những người khác.

Ngoài ra, việc chọn lựa nhân lực ngành y tế cũng phải đáp ứng được yêu cầu chuyên môn và y đức, đồng thời cần được đào tạo và sử dụng, đãi ngộ đặc biệt. Trong đó chúng ta thấy được 2 vấn đề chính đó là việc đưa ra các chương trình đào tạo và bồi dưỡng để thu hút đội ngũ nhân viên y tế đồng thời việc phân bổ nguồn lực y tế như thế nào để phù hợp với nhu cầu từng địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân trên cả nước cũng là một phần quan trọng không kém.

Theo Quy định của bộ y tế: đối với các chức danh nhân viên y tế cần tuân theo quy định tại luật khám chữa bệnh. Cụ thể: Nghị quyết 46/NQ-TW của Bộ Chính trị đã chỉ rõ: Nghề Y là một nghề đặc biệt, cần được đào tạo, tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt. Nguồn nhân lực quyết định chất lượng mọi dịch vụ y tế. Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định rõ về nghĩa vụ thực hành và học tập liên tục của người hành nghề Khám chữa bệnh. Tại Điều 18 và Điều 24 của Luật Khám bệnh chữa bệnh có qui định điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề y đối với người Việt Nam là: “…Có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam và phải có thêm văn bản xác nhận quá trình thực hành. Đối với bác sĩ phải thực hành 18 tháng tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh; với Y sĩ là 12 tháng; đối với Hộ sinh, Điều dưỡng, Kỹ thuật viên là 9 tháng. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người thực hành tại cơ sở của mình về thời gian, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp. Tại Điều 29 qui định “người hành nghề không cập nhật kiến thức y khoa liên tục trong thời gian 2 năm liên tiếp thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề”

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Với chương 1, chúng ta đã hệ thống hóa được toàn bộ những kiến thức từ cơ bản đến chi tiết những nội dung liên quan đến các khái niệm như: nguồn nhân lực, nguồn nhân lực y tế, các nội dung chi tiết và cụ thể liên quan đến các hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Để từ đó, doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng và sức mạnh của hoạt động này và đó cũng chính là một trong các yếu tố cơ bản nhằm

đáp ứng được các mục tiêu chiến lược của tổ chức. Bên cạnh đó, việc đào tạo và phát triển một nguồn nhân lực chất lượng cũng trở thành những lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp khi các nguồn lực đầu vào có thể như nhau. Thực tế đã chứng minh việc đầu tư vào nguồn nhân lực có thể mang lại hiệu quả cao hơn so với đầu tư vào các nguồn lực khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. LoPresto cho rằng đó cũng chính là lý do vì sao các nhà lãnh đạo doanh nghiệp giàu kinh nghiệm của Mỹ và Nhật đều chú trọng hàng đầu đến công tác đào tạo và phát triển (LoPresto, R. 1986)

20

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BỆNH VIỆN HOÀN MỸ BÌNH PHƯỚC 2.1. Tổng quan về Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước:

2.1.1. Giới thiệu chung về Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước

2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước

Ngày 06/10/2011: Bệnh viện Đa khoa Thánh Tâm được thành lập, là bệnh viện đa khoa tư nhân đầu tiên tại Tỉnh Bình Phước bởi hai người sáng lập là Ông Thái Văn Công và Ông Thái Văn Bằng với quy mô 160 giường và có đầy đủ các chuyên khoa

Ngày 21/08/2017: Bệnh viện Đa Khoa Thánh Tâm chính thức gia nhập tập đoàn Y Khoa Hoàn Mỹ, là tập đoàn Y tế tư nhân lớn nhất Việt Nam (với 22 năm hình thành và phát triển)

Ngày 02/11/2018: chính thức đổi tên thành Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước Từ năm 2011 – 2017: Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước thành lập được đầu tư về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và phát triển với đầy đủ các chuyên khoa, số giường bệnh: 160 giường

Từ năm 2018 – 2019: Bệnh viện HMBP tập trung nguồn lực để phát triển với đầy đủ các chuyên khoa, định hướng các chuyên khoa tiềm năng (Sản, Ngoại, HSCC và khu khám bệnh)

Từ 2019 – nay: Đi theo Sứ Mệnh tất cả vì bệnh nhân, đặt an toàn người bệnh lên hàng đầu để phát triển bền vững

Tình hình đội ngũ nhân lực năm 2021: Tổng số: 262 nhân sự

- Nhóm trực tiếp: 183 nhân sự gồm

Tổng số Bác sĩ: 50 nhân sự

Tổng số điều dưỡng, kỹ thuật viên, nữ hộ sinh, dược sĩ: 133 nhân sự - Nhóm Sales & Marketing: 5 nhân sự

Chi tiết tình hình chất lượng đội ngũ nhân lực:

Bảng 2.1. Cơ cấu nhân sự Bệnh viện Hoàn mỹ Bình Phước năm 2021

Bác sĩ Điều dưỡng /Nữ hộ sinh Kỹ thuật viên Dược sĩ Sales & Marketing Khối hỗ trợ Tổng cộng

Nguồn: Phòng Nhân sự Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình

Phước

2.1.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi và chiến lược của Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước

Tầm nhìn: Là Bệnh viện uy tín, chất lượng hàng đầu được công nhận.

Sứ mệnh: Cam kết cung cấp dịch vụ y tế chất lượng và mang đến sự trải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nghiệm tốt cho cộng đồng Giá trị cốt lõi - Tất cả vì bệnh nhân - Tinh thần tự chủ - Hợp tác chặt chẽ - Liêm minh chính trực

- Không ngừng đổi mới

- An toàn bệnh nhân

- Hài lòng bệnh nhân/ Trải nghiệm của bệnh nhân

- Xây dựng đội ngũ

- Cải tiến chất lượng liên tục ứng dụng LEAN SIX SIGMA

2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước

GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN CÁC HỘI ĐỒNG KHỐI Y KHOA PHÒNG QTCL PHÒNG PTKH & MARKETING TỔ BẢO HIỂM PHÒNG VẬN HÀNH

Nguồn: Phòng Nhân sự Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước

Bộ máy tổ chức tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước gồm:

- Giám đốc Bệnh viện

- Các phòng gồm: các khoa trực thuộc khối chuyên môn báo cáo cho Giám đốc chuyên môn) và các phòng báo cáo trực tiếp cho Giám đốc Bệnh viện

Chức năng, nhiệm vụ:

- Ban giám đốc: Xây dựng chiến lược phát triển Bệnh viện hàng năm và theo

kế hoạch trung hạn của Tập đoàn. Điều hành và kiểm soát tất cả các hoạt động của Bệnh viện

- Các khoa: Nội, ngoại, sản nhi, hồi sức cấp cứu, thận nhân tạo, xét nghiệm,

gây mê hồi sức, chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng, y học cổ truyền – phục hồi chức năng: đều thực hiện công tác khám và điều trị cho bệnh nhân theo chuyên môn từng khoa

- Phòng nhân sự: Thực hiện công tác tuyển dụng, đào tạo, xây dựng chính sách phúc lợi cho người lao động. Phòng nhân sự còn có chức năng quản trị và tư vấn cho Ban giám đốc Bệnh viện những việc liên quan đến người lao động. Quản trị: thiết lập mục tiêu 

sắp xếp nguồn lực bệnh viện để đạt mục tiêu 

Quyết định

hoạt động của Bệnh viện. Dự đoán nguồn cung và cầu cho mỗi vị trí công việc. Dự đoán về tình hình thiếu hụt hoặc dư lao động với những thời điểm cụ thể, lên kế hoạch để hạn chế hoặc loại bỏ sự thiếu hụt hoặc dư lao động tại những thời điểm cụ thể. Về mặt vận hành: Cung ứng nguồn nhân lực, đào tạo và phát triển, quan hệ lao động..

- Phòng tài chính: Thực hiện công việc liên quan đến tình hình tài chính và

nghiệp vụ kế toán Bệnh viên. Chịu trách nhiệm đăng ký khám đầu vào và thu viện phí của Bệnh nhân. Thực hiện công việc liên quan đến nghiệp vụ Bảo hiểm, chịu trách nhiệm giải trình với Cơ quan Bảo hiểm về những vấn đề trong hồ sơ bệnh án để giảm thiểu rủi ro xuất toán.

- Phòng vận hành: Phân tích, báo cáo và đưa giải pháp cho các số liệu bất

thường/các yêu cầu mở rộng dịch vụ Bệnh viện/hoạt động cải tiến. Phân tích, đề xuất và phối hợp thực hiện các cải tiến liên quan đến vấn đề hoạt động hằng ngày

của Bệnh viện/khoa/phòng. Xây dựng, điều chỉnh và hỗ trợ kiểm soát MTP (kế hoạch trung hạn) của Bệnh viện.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước

Bảng 2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2019 – 6 tháng đầu năm 2021

Đơn vị tính: Việt nam đồng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Các khoản giảm trừ

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu hoạt động tài

Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Thu nhập khác

Lợi nhuận khác Tổng lợi nhuận kế toán

Chi phí thuế TNDN hiện

Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp Nguồn: Phòng Tài chính – kế toán Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước

2.2. Thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nhân lực của Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước

2.2.1. Thực trạng hoạt động đào tạo tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước

2.2.1.1. Phân loại đào tạo tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước

Hoạt động phân loại đào tạo tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước hoàn toàn do bộ phận nhân sự chịu trách nhiệm. Hằng năm vào thời điểm lập ngân sách nhân sự của Bệnh viện, Phòng nhân sự cân đối ngân sách đào tạo sao cho hợp lý với ngân sách tổng nhân sự để phân bổ về các khoa phòng, thông thường tỷ lệ ngân sách đào tạo sẽ chiếm khoảng 1%-1.5% ngân sách nhân sự. Hoạt động phân loại đào tạo tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước rõ ràng và chi tiết sẽ hỗ trợ cho Phòng nhân sự trong công tác đánh giá và báo cáo về hoạt động đào tạo đồng thời so sánh với mục tiêu của Bệnh viện và Tập đoàn đưa ra hằng năm, cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Báo cáo hoạt động đào tạo giai đoạn 2019 – 2021

Nhận xét chung

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ ngân sách đào tạo/ ngân sách nhân sự so với thực tế chi phí đào tạo/ thực tế chi phí nhân sự giai đoạn 2019-2020

Nguồn: Phòng nhân sự Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước

Dựa vào biểu đồ, ta thấy tình hình Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước có kế hoạch đào tạo theo xu hướng tăng trong 3 năm 2019: 1.16%, 2020: 1.38% và năm 2021: 1.40% cho thấy hoạt động đào tạo được quan tâm và phát triển hằng năm. Tuy nhiên trong quá trình triển khai thực tế trong 3 năm có chút biến động: năm 2019: chi phí thực tế sử dụng cho mục đích đào tạo vượt gần 0.23% so với kế hoạch ban đầu đưa ra 

việc này dẫn đến chi phí đào tạo thực tế vượt ngoài ngân sách đào tạo. Có thể đánh giá được do giai đoạn gia nhập vào Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ khi bắt đầu ổn định về mặt nhân lực Bệnh viện đã bắt đầu triển khai mạnh về công tác đào tạo để cải thiện và nâng cao chất lượng chuyên môn theo yêu cầu chung của Tập đoàn. Đến năm 2020 việc lên kế hoạch ngân sách đào tạo và chi phí thực tế tương đối chuẩn. Tuy nhiên đến thời điểm 2021, như chúng ta biết do diễn biến của tình hình dịch Covid-

19nên vấn đề đào tạo của Bệnh viện đã tạm hoãn rất nhiều, phản ánh quá chi phí thực tế thực hiện đào tạo thấp hơn ½ so với ngân sách ban đầu đề ra. Một phần, Bệnh viện đã có thay đổi mô hình đào tạo thay vì trực tiếp tham dự tại các bệnh viện bên ngoài

27

hoặc các cơ sở đào tạo trực tiếp thì chuyển qua mô hình online nên việc giảm bớt chi phí cũng sẽ hợp lý trong giai đoạn này.

Biểu đồ 2.2. Biểu đồ chi phí và số khóa học thực tế so với kế hoạch

Nguồn: Phòng nhân sự Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước Dựa vào biểu đồ trên chúng ta thấy được rõ nét việc lập ngân sách về chi phí và việc lập ngân sách về số khóa học tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước có sự chưa phù hợp trong năm 2019 và 2020, cụ thể: trong năm 2019 mặc dù về phần chi phí đã sử dụng vượt ngân sách 15% nhưng số khóa học triển khai thì đạt thiếu 10% so với số khóa đề ra theo kế hoạch đồng nghĩa với việc trong quá trình triển khai có thể phát sinh thêm nhiều chi phí khác mà Bệnh viện chưa dự trù được. Tuy nhiên, trong năm 2020 số liệu lại cho thấy số lượng khóa học triển khai chưa đạt được 50% số lượng ban đầu đưa ra nhưng phần chi phí đã sử dụng gần hết, dẫn đến có sự chênh lệch lớn về việc lập ngân sách giữa số lượng và chi phí. Và đến năm 2021, do tình hình dịch Covid-19 việc di chuyển hoặc đào tạo bên ngoài rất hạn chế nên việc triển khai số lượng và chi phí có thể tương đối và phù hợp. Do đó, bệnh viện cần xem xét lại việc tính toán chi phí thực tế của các cá nhân khi triển khai đào tạo để hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, trong quá trình lập ngân sách đào tạo, Phòng nhân sự bệnh viện sẽ phối hợp với các Khoa phòng xây dựng kế hoạch đào tạo cho từng cán bộ nhân viên phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển của Bệnh viện. Sau khi tham gia các

chương trình đào tạo tất cả các nhân viên sẽ được hỗ trợ để áp dụng các kiến thức đã học được vào công việc thực tiễn và được đánh giá để có thể phát triển nghề nghiệp và thăng tiến.

Phân loại theo nội dung đào tạo, Bệnh viện Hoàn Mỹ Bình Phước sẽ có các nội dung sau:

- Orientation Training: Đào tạo hội nhập

- Education Update: Nâng cao trình độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Technical/ Funtional Training: Đào tạo kỹ thuật/ chức năng

- Soft-Skill Training: Đào tạo kỹ năng mềm

- Management & Leadership Training: Đào tạo kỹ năng quản lý

- Continuous Medical Training: Đào tạo liên tục (CME)

- HOD workshop: Hội nghị của trưởng khoa phòng

- Funtional workshop: Hội nghị các phòng ban chức năng

- Phân loại theo cách thức tổ chức:

- In class training: Đào tạo trong lớp

- On job training: Đào tạo bằng cách chỉ dẫn trong công việc

- Conference: Hội nghị

- Mixed of In class & on job training: kết hợp giữa học trên lớp và thực hành công việc

Phân loại theo mục đích

- Risk, Fault, Malpractice Prevention: Phòng ngừa rủi ro

- Governmental Compulsory Requirements: Yêu cầu bắt buộc của chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) HOẠT ĐỘNG đào tạo và PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN lực tại BỆNH VIỆN HOÀN mỹ BÌNH PHƯỚC (Trang 29)