Kết quả kháo sát

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống hóa thuật ngữ và danh pháp hóa học hữu cơ trong chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 (Trang 25 - 29)

6. Bố cục

1.3.5. Kết quả kháo sát

Bảng 1.1. Kết quả khảo sát thuận lợi và khó khăn của HS khi tiếp cận thuật ngữ và danh pháp hóa học theo CTM.

Nội dung thăm dò Tỉ lệ %

đồng ý

Câu hỏi Trả lời

1

Bạn có biết những đổi mới về thuật ngữ và danh pháp hóa học trong CTGDPT mới năm 2018 ở mức độ nào?

Chưa biết là có sự đổi mới. 50%

Đã được nghe/giới thiệu về sự đổi mới

nhưng chưa nắm rõ cụ thể. 47,2%

Đã được biết cụ thể thay đổi ở những điểm nào.

2,8%

2

Theo bạn việc sử dụng thuật ngữ và danh pháp hóa học bằng tiếng Anh theo IUPAC trong CTGDPT mới có lợi ích gì?

Không có lợi ích gì cả. 8,3%

Có được sự thống nhất trong hệ thống thuật ngữ và danh pháp hóa học Việt Nam mà lâu nay chưa hề có.

63,9%

GV và HS sẽ tiếp cận được một khối lượng lớn tài liệu tham khảo khi tra cứu bằng tiếng Anh.

18 Khắc phục được việc sử dụng quá nhiều

quy tắc phiên chuyển sang tiếng Việt phức tạp.

44,4%

3

Việc sử dụng thuật ngữ và danh pháp hóa học bằng tiếng Anh theo IUPAC trong CTGDPT mới khiến bạn gặp khó khăn nào?

Gặp khó khăn khi đã quen với danh pháp

và thuật ngữ cũ 41,7%

Phải nhớ nhiều tên mới của các nguyên

tố 58,3%

Chưa quen với cấu trúc gọi tên mới của nhiều loại hợp chất.

33,3%

Chưa quen đọc tên các nguyên tố, hợp

chất bằng tiếng Anh. 22,2%

Chưa quen viết tên các nguyên tố, hợp

chất theo tiếng Anh 44,4%

4

Những thuận lợi khi bạn tiếp cận với danh pháp và thuật ngữ hóa học theo CTGDPT mới?

Cách gọi tên các chất hữu cơ tương tự

nhau chỉ khác nhau ở một số cách viết. 50%

Được tiếp cận tiếng Anh từ bé. 22,2%

Vừa mới bắt đầu hóa học hữu cơ nên không có sự khác biết khó khăn giữa mới và cũ.

50%

5

Theo bạn, có nên đổi sang dùng danh pháp hóa học theo chương trình mới (CTM) hay vẫn nên tiếp tục sử dụng theo chương trình hiện hành CTHH?

Nên tiếp tục sử dụng danh pháp như

CTHH. 27,8%

Vẫn sử dụng danh pháp như CTHH,

danh pháp theo CTM chỉ giới thiệu thêm. 44,4%

Nên chuyển sang hoàn toàn sang CTM.

27,8%

Phân tích khảo sát:

- Về sự thay đổi liên quan đến thuật ngữ và danh pháp hóa học trong chương trình giáo dục mới năm 2018, có 50% số HS chưa được nghe hoặc biết về sự đổi mới và có

19 47,2% số HS biết được nhưng chưa nắm rõ cụ thể. Chỉ có 2,8% HS tìm hiểu kĩ và nắm được cụ thể các nội dung thay đổi.

- Khi được hỏi về lợi ích của việc sử dụng thuật ngữ và danh pháp theo CTM thì đa số HS cho rằng sẽ có được sự thống nhất trong hệ thống thuật ngữ và danh pháp học ở Việt Nam. Ngoải ra gần 50% số HS đồng ý với việc sử dụng danh pháp và thuật ngữ theo IUPAC sẽ khắc phục được việc sử dụng quá nhiều quy tắc phiên chuyển sang tiếng Việt phức tạp và có thể tiếp cận được một khối lượng lớn tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh. Chỉ có 8,3% số HS cho rằng việc thay đổi trong thuật ngữ và danh pháp hóa học là không có ích gì.

- Về các khó khăn khi tiếp cận với sự thay đổi trong thuật ngữ và danh pháp, khó khăn được nhiều HS chọn nhất chính là việc phải nhớ nhiều tên nguyên tố và hợp chất mới (58,3% số HS). Theo sau đó có 44,4% số HS gặp khó khăn trong việc viết tên các nguyên tố và hợp chất bằng tiếng Anh trong khi có 41,7% số HS cảm thấy đã quen với danh pháp. Ngoải ra, lần lượt 33,3% và 22,2% số HS chưa quen với cấu trúc gọi tên và cách đọc tên các hợp chất mới bằng tiếng Anh.

- Tuy nhiên 50% số HS cho rằng cách gọi tên các hợp chất trong CTM và CTHH tương tự nhau chỉ khác nhau ở một số cách viết. Bên cạnh đó, đối với các HS lớp 11 vì mới bắt đầu học hóa hữu cơ nên 50% số HS cảm thấy không có sự khác biệt giữa hai chương trình. Ngoài ra vì được tiếp cận tiếng Anh từ bé nên 22,2% số HS có thuận lợi khi tiếp cận sự thay đổi.

- Gần 50% tổng số HS cho rằng danh pháp và thuật ngữ hóa học theo CTM chỉ nên được giới thiệu thêm và vẫn tiếp tục sử dụng theo CTHH. % số HS muốn tiếp tục sử dụng CTHH và CTM bằng nhau ở mức 27,8%.

Tiểu kết khảo sát

Việc áp dụng những thuật ngữ và danh pháp hóa học bằng tiếng Anh theo khuyến nghị của IUPAC trong CT GDP mới năm 2018 giúp GV và HS dễ dàng tiếp cận khối lượng lớn tài liệu tham khảo phục vụ cho quá trình dạy và học ngoài ra còn khắc phục được vấn đề các quy tắc phiên chuyển phức tạp và tạo được sự thống nhất trong hệ thống thuật ngữ và danh pháp hóa học Việt Nam. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật ngữ và danh pháp hóa học bằng tiếng Anh theo khuyến nghị của IUPAC khiên HS gặp nhiều khó khăn mà khó khăn lớn nhất theo khảo sát là phải nhớ nhiều tên gọi mới của các

20 nguyên tố và hợp chất. Do đó, phần lớn HS cho rằng không nên sử dụng thuật ngữ và

danh pháp hóa học theo CTM Vì vậy đề tài “Nghiên cứu hệ thống hóa thuật ngữ hóa

học và danh pháp hữu cơ trong chương trình giáo dục phổ thông mới 2018 ” là thực sự cần thiết và giúp đỡ cho GV và HS trong quá trình dạy và học.

21

CHƯƠNG 2. HỆ THỐNG HÓA THUẬT NGỮ VÀ DANH PHÁP HÓA HỌC

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hệ thống hóa thuật ngữ và danh pháp hóa học hữu cơ trong chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)