6. Bố cục
3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.4.1. Phương pháp xử lí
Để xử lí kết quả, chúng tôi dùng phương pháp thống kê tooán học trong nghiên cứu khoa học giáo dục. Chúng tôi tiến hành:
- Lập bảng phân phối điểm, bảng tích lũy. - Tính các tham số đặc trưng thống kê bao gồm:
+ Trung bình cộng: tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu: 𝑋 = ∑𝑛𝑖.𝑋𝑖
∑𝑛𝑖
+ Phương sai (S2), độ lệch chuẩn (S): tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh
giá trị trung bình cộng.
𝑆2 = ∑ 𝑛𝑖.(𝑋𝑖−𝑋)
𝑛−1 ; 𝑆 = √𝑆2 2
Giá trị S càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng ít phân tán.
+ Hệ số biến thiên V: Trong trường hợp hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau, người ta so sánh mức độ phân tán của các số liệu đó bằng hệ số biến thiên V.
𝑉 = 𝑆
𝑋. 100%
+ Khi hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng bằng nhau thì ta tính độ lệch chuẩn S, nhóm nào có độ lệch chuẩn S bé thì nhóm đó có chất lượng tốt hơn.
+ Khi hai bảng số liệu có giá trị trung bình cộng khác nhau thì ta so sánh mức độ phân tán của các số liệu bằng hệ số biến thiên V. Nhóm nào có V nhỏ thì nhóm đó có chất lượng đồng đều hơn, nhóm nào có V lớn thì nhóm đó có trình độ cao hơn.
Nếu V trong khoảng 0-10%: Độ dao động nhỏ.
78 Nếu V trong khoảng 30-100%: Độ dao động lớn. Với độ dao động nhỏ hoặc trung bình; kết quả thu được đáng tin cậy. Với độ giao động lớn, kết quả thu được không đáng tin cậy.
- Xử lý theo tài liệu nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.
Đại lượng Công thức tính Ý nghĩa
TB (giá trị trung bình)
= Average (number 1, number 2, …) Cho biết điểm
trung bình S (độ lệch
chuẩn)
= Stdev (number 1, number2, … ) Mức độ đồng đều
điểm của học sinh. SMD (mức độ ảnh hưởng) = 𝐺𝑇𝑇𝐵 𝑛ℎó𝑚 𝑇𝑁 − 𝐺𝑇𝑇𝐵 𝑛ℎó𝑚 Đ𝐶 Độ 𝑙ệ𝑐ℎ 𝑐ℎ𝑢ẩ𝑛 𝑛ℎó𝑚 Đ𝐶 Cho biết ảnh hưởng của tác động
- So sánh giá trị mức độ ảnh hưởng với bảng tiêu chí Cohen.
Giá trị mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng
Trên 1,00 Rất lớn
0,80 đến 1,00 Lớn
0,50 đến 0.79 Trung bình
0,20 đến 0,49 Nhỏ
Dưới 0,20 Không đáng kể
3.4.2. Xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm
Bảng 3.2. Thống kê kết quả của bài kiểm tra thực nghiệm.
Lớp Tổng số Điểm Xi Điểm TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 38 0 1 1 0 1 4 1 6 10 14 8.39 ĐC1 37 0 0 4 1 2 3 2 3 7 13 7.89
79
Bảng 3.3. Bảng phân phối tần số, tân suất và tần suất tích lũy bài kiểm tra thực nghiệm.
Điểm Xi Số HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi % HS đạt điểm Xi trở xuống TN ĐC TN ĐC TN ĐC 0 0 0 0.0% 0.0% 0% 0% 1 0 0 0.0% 0.0% 0.0% 0.0% 2 1 0 1.3% 0.0% 1.3% 0.0% 3 2 5 2.6% 6.8% 3.8% 6.8% 4 2 1 2.6% 1.4% 6.4% 8.1% 5 3 4 3.8% 5.4% 10.3% 13.5% 6 6 6 7.7% 8.1% 17.9% 21.6% 7 6 3 7.7% 4.1% 25.6% 25.7% 8 10 12 12.8% 16.2% 38.5% 41.9% 9 28 20 35.9% 27.0% 74.4% 68.9% 10 20 23 25.6% 31.1% 100.0% 100.0% Tổng 78 74 100.0% 100% TN2 40 0 0 1 2 2 2 5 4 18 6 8.05 ĐC2 39 0 0 1 0 2 3 1 9 13 10 8.38 ∑TN 78 0 1 2 2 3 6 6 10 28 20 8.22 ∑ĐC 76 0 0 5 1 4 6 3 12 20 23 8.14
80
Bảng 3.4. Phân loại kết quả bài kiểm tra thực nghiệm.
% Yếu kém (0-4) % Trung bình (5, 6) % Khá (7, 8) % Giỏi (9, 10) Tổng TN 6.4% 11.5% 20.5% 61.5% 100% ĐC 8.1% 13.5% 20.3% 58.1% 100% 0 5 10 15 20 25 30 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 TN ĐC 0% 20% 40% 60% 80% 100% 0 2 4 6 8 10 12 TN ĐC
Hình 3.1. Đồ thị kết quả bài kiểm tra thực nghiệm.
81 Bảng 3.5. Tổng hợp các thông số đặc trưng. Tham số Thực nghiệm Đối chứng 𝑋 8.22 8.14 S2 3.63 4.21 S 1.90 2.05 V 23.2% 25.2% SMD 0,04
3.5. Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm 3.5.1. Phân tích kết quả về mặt định tính 3.5.1. Phân tích kết quả về mặt định tính
- Nội dung phần thuật ngữ hóa học trong CT GDPT mới khi lồng ghép vào trong các giờ học ở các lớp thực nghiệm, HS hào hứng và quan tâm.
- HS ở các lớp TN nắm vững các thuật ngữ hóa học và danh pháp các chất theo khuyến nghị của IUPAC hơn. HS có thể vận dụng các thuật ngữ và danh pháp vừa học để đọc tên các chất tương tự nâng cao tư duy, khả năng vận dụng.
0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 70.0% % Yếu kém (0-4) % Trung bình (5, 6) % Khá (7, 8) % Giỏi (9, 10) TN ĐC
82 - Các GV tham gia thảo luận, xây dựng và chỉnh sửa nội dung thực nghiệm đều có chung ý kiển rằng khi sử dụng những thuật ngữ hóa học theo chương trình GDPT mới rèn luyện cho HS tinh thần ham học hỏi, phát triển không chỉ năng lực ngôn ngữ hóa học và còn giúp HS nâng cao được trình độ tiếng Anh và khả năng tự học, tự tìm kiếm tài liệu tham khảo ở nhà.
3.5.2. Phân tích kết quả về mặt định lượng
Tỉ lệ HS yếu, kém, trung bình, khá, giỏi
Qua kết quả thực nghiệm sư phạm được trình bày ở mục 3.4. cho thấy chất lượng học tập của HS đối tượng thực nghiệm nằm ở mức cân bằng so với lớp đối chứng:
Đường tích lũy
Đồ thị đường tích lũy của lớp TN luôn theo sát đường lích lũy lớp ĐC. Điều này cho thấy chất lượng học tập của lớp TN có chiều hướng tốt và đồng đều so với lớp ĐC.
Giá trị các tham số đặc trưng
- Điểm trung bình của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Điều này cho thấy rằng chất lượng học tập của lớp thực nghiệm đồng đều và tốt hơn lớp đối chứng.
- V nằm trong khoảng 10-30% chứng tỏ kết quả thực nghiệm sư phạm thu được là đáng tin cậy.
- Mức độ ảnh nằm trong mức độ không đáng kể.
Những kết quả trên cho thấy hướng nghiên cứu của đề tài là tích cực và phù hợp với thực tiễn và dạy học, góp phần quan trọng tích cực nâng cao chất lượng học tập của HS.
3.5.3. Nhận xét
Qua kết quả thực nghiệm sư phạm, chúng tôi có một số nhận xét sau:
- Chất lượng học tập của lớp thực nghiệm tốt hơn so với lớp đối chứng, cụ thể như sau:
+ Tỉ lệ % số học sinh yếu kém, trung bình của các lớp thực nghiệm luôn thấp hơn so với lớp đối chứng.
+ Tỉ lệ % số học sinh đạt khá, giỏi của các lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, chứng tỏ HS ở lớp thực nghiệm không gặp khó khăn khi tiếp cận với thuật ngữ và danh pháp theo CTGDPT mới.
83 - Trung bình cộng điểm kiểm tra của các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Ngoài ra, độ lệch chuẩn điểm bài kiểm tra của các lớp thực nghiệm nhỏ hơn của lớp đối chứng. Qua kết quả trên ta thấy rằng kết quả học tập của HS ở các lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Như vậy có thể kết luận rằng việc áp dụng thuật ngữ và danh pháp hóa học bằng tiếng Anh theo khuyến nghị của IUPAC là khả thi và hiệu quả, không gây khó khăn cho học sinh và góp phần nâng cao hiệu quả học tập của HS.
84
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận
Sau thời gian nghiên cứu, bài nghiên cứu khoa học đề tài “nghiên cứu hệ thống
hóa thuật ngữ và danh pháp hợp chất hữu cơ trong chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018” chúng tô đã thu được một số kết quả và lý luận thực tiễn như sau:
- Đã tổng quan về nguyên tắc, cách gọi tên các thuật ngữ và danh pháp hợp chất hữu cơ hóa học sử dụng dạy và học trong CTGDPT mới 2018.
- Điều ta và khảo sát về thực trạng và những khó khăn của HS khi tiếp cận các thuật ngữ và danh pháp hóa học bằng tiếng Anh theo khuyến nghị của IUPAC trong dạy và học môn hóa học.
- Đã tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT Phan Châu Trinh
- Đã xử lí thống kê số liệu thực nghiệm sư phạm cho thấy HS được học theo hướng của đề tài có kết quả khả quan, chất lượng tốt hơn hắn so với lớp không tham gia. Như vậy chúng ta có thể thấy được tính đúng đắn và tính khả thi của đề tài khi đưa vào thực tiễn.
Kiến nghị
- Tiếp tục nghiên cứu và hệ thống hóa tên gọi các hợp chất hữu cơ ngoài CTGDPT. - Tiếp tục hệ thống hóa, bổ sung các thuật ngữ bằng tiếng Anh tương ứng với các thuật ngữ đang sử dụng trong CTHH.
- Có thể xuất bản thành sách tham khảo cho GV và HS về nội dung thuật ngữ và danh pháp hóa học hợp chất hữu cơ học theo CTGDPT mới.
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
[1] Bộ giáo dục và đào tạo (2018), SGK Hóa học 11 cơ bản, NXB Giáo dục.
[2] Bộ giáo dục và đào tạo (2018), SGK Hóa học 12 cơ bản, NXB Giáo dục.
[3] Bộ giáo dục và đào tạo, CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN HOÁ
HỌC, Hà Nội 2018.
[4] Hội Hóa học Việt Nam, Danh pháp và Thuật ngữ Hóa học Việt Nam, 2010.
[5] Bùi Xuân Hãn, Danh từ hóa học, Hà Nội 1942.
[6] Nguyễn Thạc Cát, Dự thảo về thuật ngữ và danh pháp hóa học, 1960.
[7] Lê Văn Thới, Ủy ban soạn thảo chuyên môn, Nội san Danh từ chuyên môn số 1,
Bộ Giáo dục 1972.
[8] Ủy ban soạn thảo danh từ chuyên môn, Nội san Danh từ chuyên môn số 1, 2, 3,
4, 5, 6. Trung tâm học liệu Sai Gòn 1970 – 1972.
[9] Ban Khoa học cơ bản thuộc Ủy ban Khoa học Nhà nước, Quy định tạm thời về
những nguyên tắc biên soạn danh từ khoa học tự nhiên, 1960.
[10] Liên hiệp hội các khoa học kỹ thuật Việt Nam, Hội hóa học Việt Nam (2010) ,
Danh pháp và thuật ngữ Hóa học Việt Nam, NXB khoa học và kĩ thuật.
[11] Tiêu chuẩn quốc gia, TCVN 5530-2010 về thuật ngữ và danh pháp các nguyên
tố hợp chất hóa học.
Tiếng Anh
[12] John McMurry, Organic Chemistry 8th Edition, 2012.
[13] G. J. Leigh, H. A. Favre and W. V. Metanomski, Principles of Chemical
86
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Giáo án thực nghiệm sư phạm bài “LUYỆN TẬP ANKAN” Bài 27: LUYỆN TẬP ANKAN
Môn học: Hóa học Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG 1. Kiến thức:
- HS nêu lại được công thức tổng quát, cấu táo và tính chất của ankan. (1)
- HS nêu được tính chất vật lý của các ankan. (2) - HS nêu được tính chất hóa học của ankan. (3)
- HS nêu được gọi tên được các ankan đã học bằng danh pháp theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. (4)
2. Về kĩ năng:
- HS thể hiện được năng lực hoạt động độc lập. (5)
- HS thể hiện được năng lực làm việc nhóm. (6)
- HS thể hiện được năng lực sáng tạo, giải quyết vấn đề. (7)
3. Thái độ:
- Hứng thú với kiến thức hóa học, phát huy khả năng tư duy của học sinh. (8)
- Rèn luyện đức tính cần cù, trung thực, tỉ mỉ và chính xác. (9)
II. TRỌNG TÂM
- Ôn tập lại các kiến thức đã học về ankin.
- Gọi tên các chất đã học theo chương trình mới.
III. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC IV. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên:
- Phiếu học tập
87
2. Học sinh
- Xem lại kiến thức cũ có liên quan đến bài mới.
V. PHƯƠNG PHÁP
- Học sinh hoạt động nhóm, tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của giáo viên. - Kết hợp sách giáo khoa, trực quan để học sinh chiếm lĩnh kiến thức.
VI. TIẾN TRÌNH DẠY
1. Ổn định lớp: 5 phút
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Khởi động, kết nối • Mục tiêu:
• Nội dung hoạt động:
Hoạt động 2: Hoạt động hình thành kiến thức
I. ÔN TẬP KIẾN THỨC (12 phút) Mục tiêu: (1) (2) (5) (6) (7) (8) (9)
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV phát phiếu học tập chung cho học sinh thay cho viết bài vào vở.
- GV yêu cầu HS dựa vào các kiến thức đã học, hoạt động nhóm 4 người hoàn thành bảng tổng kết kiến thức của ANKAN. Các nhóm viết vào trong bảng nhóm. Thời gian hoạt động là 7 phút, nhóm nào hoàn thành sớm thì đem lên bảng nộp nếu đầy đủ sẽ được điểm cộng. GV lấy 4 nhóm hoàn thành nhanh nhất.
Học sinh thực hiện nhiệm vụ học tập:
Báo cáo kết quả và thảo luận: Học sinh xung phong trình bày kết quả.
88 Bảng tổng kết
- GV mời học sinh lên trình bày kết quả. - GV mời các HS khác nhận xét.
- Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập: Giáo viên ghi nhận các phát biểu
của học sinh, chỉnh lí lại rồi kết luận.
- GV cho học sinh hoàn thành mục I trong
phiếu học tập theo những gì đã kết luận.
II. GIỚI THIỆU DANH PHÁP HÓA HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH MỚI (15 phút)
Mục tiêu: (4) (5) (6) (7) (8) (9)
- GV chiếu trên slide một số thay đổi tiêu biểu về chương trình giáo dục phổ thông mới theo thông tư số 32 của bộ GD&ĐT. GV nhấn mạnh tới việc thay đổi danh pháp và thuật ngữ hóa học theo tiếng Anh thay cho việc sử dụng các danh pháp và thuật ngữ theo phiên chuyển như trong chương trình hiện hành.
- GV: “Sau đây, thầy sẽ hướng dẫn cho các em cách gọi tên các hiđrocacbon đơn giản mà các em đã được học, để các em có thể làm quen dần với sự thay đổi của chương trình mới. Về bản chất thì danh pháp các
89 chất hữu cơ theo chương trình hiện hành và
chương trình mới tương tự nhau, chỉ khác ở chỗ là chương trình hiện hành đã được phiên chuyển lại cho giống cách đọc và viết của tiếng Việt. Ví dụ:
- GV giới thiệu cách gọi tên các ankan không có nhánh Công thức phân tử Tên gọi trong CTHH Danh pháp IUPAC CH4 Metan Methane C2H6 Etan Ethane C3H8 Propan Propane C4H10 Butan Butane C5H12 Pentan Pentane C6H14 Hexan Hexane C7H16 Heptan Heptane C8H18 Octan Octane C9H20 Nonan Nonane C10H22 Decan Đecane
- GV chú ý cho học sinh: “Về cơ bản thì cách gọi tên số C không có gì thay đổi, tuy nhiên các em chú ý cho thầy ở C1 và C2 thì ta sẽ thêm phụ âm “h” ở sau thành meth và
eth thay vì met và et như thông thường và
đối với C10 thì phụ âm “đ” sẽ đổi thành
“d” vì trong tiếng anh không có phụ âm “đ”.
- Đối với các nhóm thế ankyl (alkyl) thì ta chỉ việc thay đuổi –ane thành –yl. Ví dụ:
CH3-: methyl, C2H5-: ethyl,…
Đó là những sự thay đổi chính trong cách viết của danh pháp theo chương trình phổ thông mới. Còn lại các quy tắc gọi tên thay
90 thế như chọn mạch chính, đánh số thứ tự
cacbon hay đọc tên đều tương tự không có gì thay đổi.
- GV đưa một số ví dụ:
2,3,6-trimethylheptane
5-ethyl-2-methylheptane
- GV đưa ví dụ cho học sinh luyện tập gọi tên theo cả chương trình mới và chương trình hiện hành trong phiếu học tập:
+ Viết công thức cấu tạo các đồng phân
alkyne của C6H14. Gọi tên theo chương
trình mới và chương trình hiện hành của các đồng phân đó.
91
3. Củng cố:
• Mục tiêu:Ôn tập lại các kiến thức đã được học.
• Nội dung hoạt động: GV phát phiếu luyện tập (nội dung tương tự phụ lục 2)
Thời gian làm bài: 10 phút 4. Dặn dò, tổng kết:
- Ôn tập lại các kiến thức đã học.
- Xem trước nội dung chương tiếp theo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
n-hexane n-hexan 2-methylpentane 2-metylpentan 3-methylpentane 3-metylpentan 2,3-dimethylbutane 2,3-đimetylbutan 2.2-dimethylbutane 2,2-đimetylbutan
92 ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Phụ lục 2. Để kiểm tra thực nghiệm theo CTHH (Đề luyện tập trong giáo án) LUYỆN TẬP Họ và tên: ...