Cách rèn luyện kỹ năng thuyết phục

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trong môi trường công việc. (Trang 27 - 29)

- Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi thuyết phục đối phương về vấn đề gì.

- Hãy chủ động tiếp cận vấn đề.

- Bạn nên tham khảo ý kiến của những người thuyết phục giỏi. Họ sẽ cho bạn những lời khuyên cực kỳ hữu ích.

- Bình tĩnh, tự tin, kiên trì rèn luyện.

- Đọc, xem nhiều video của những nhà diễn thuyết nổi tiếng.

Kỹ năng thuyết phục trong không thể học trong ngày một ngày hai. Mỗi cá nhân cần dành nhiều thời gian để học hỏi, trau dồi. Khi thành thạo khả năng này, bạn sẽ có lợi thế hơn rất nhiều so với những người khác.

Cách 1: Xây dựng niềm tin thương hiệu.

Niềm tin có vai trò vô cùng quan trọng, do vậy thay vì tạo sự tin tưởng khi thuyết phục, bạn hãy xây dựng một thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu cá nhân sẽ tạo ra sự tin tưởng lớn hơn rất nhiều với người đối diện. Thương hiệu cá nhân có thể hiểu là việc tạo dựng niềm tin thông qua những giá trị mà bạn trao đi. Nếu bạn không phải là một người có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng lớn, hãy tạo ra ảnh hưởng với bạn bè và người thân của bạn.

Không phải chỉ những người có tầm ảnh hưởng (KOL) mới có thương hiệu. Bạn là người bình thường bạn cần liên tục hành động để chiếm được niềm tin của mọi người xung quanh. Nhưng việc tạo dựng niềm tin phải luôn đi kèm hành động thay vì lời nói đơn thuần. Bởi lẽ lời nói chỉ giúp bạn tạo dựng niềm tin nhất thời, chỉ hành động mới đóng đinh niềm tin của người đối diện với bạn. Với cộng đồng lớn, hãy học cách cho đi nhiều hơn, lan tỏa giá trị, chắc chắn bạn sẽ có được sự tin tưởng.

Cách 2: Nâng cao kiến thức vị thế.

Những gì bạn bạn làm được là cách chứng minh tốt nhất với người đối diện. Bạn thành công hơn sẽ giúp bạn có được niềm tin hơn từ đó quá trình thuyết phục sẽ dễ dàng hơn. Nâng cao kiến thức luôn là điều quan trọng nhất trong mọi trường hợp, với thuyết phục cũng không ngoại lệ. Để có luận luận sắc bén, thuyết phục bạn cần có kiến thức vững chắc, hiểu biết về điều mà bạn chia sẻ.

Không chỉ là kiến thức chuyên môn, kiến thức trực tiếp của chủ đề mà bạn thuyết phục. Để có thể tạo sự tin tưởng tuyệt đối bạn cần phải tầm nhìn, hiểu biết về nhiều lĩnh vực khác nhau. Kiến thức đa dạng giúp bạn tìm được tiếng nói chung, đồng điệu trong giao tiếp. Hiểu biết cũng giúp tạo ra lợi thế cạnh tranh trong giao tiếp, bạn sẽ luôn chiếm ưu thế khi đưa ra luận điểm của mình. Đồng thời những người hiểu biết sẽ có được sự tôn trọng nhiều hơn so với kẻ kém hiểu biết.

Cách 3: Cải thiện kỹ năng mềm.

Kỹ năng mềm luôn được đánh giá cao, nhưng nó chỉ xếp thứ 3 trong những yếu tố giúp bạn có kỹ năng thuyết phục tốt. Bởi lẽ, thuyết phục là 1 kỹ năng trong kỹ năng mềm. Đồng thời trong chia sẻ về kỹ năng mềm là gì tôi đã chia sẻ để có kỹ năng mềm tốt bạn cần có kiến thức nền tốt. Kỹ năng mềm không đơn thuần là chén gió, lươn lẹo, cải thiện kỹ năng mềm là cải thiện khả năng tiếp cận, giải quyết các vấn đề cụ thể. Việc có kiến thức, kỹ năng tổng hợp giúp bạn ngay lập tức giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thuyết phục. Trong đó giao tiếp, lắng nghe, làm việc nhóm, đàm phán… là các mảng kiến thức bạn cần học và rèn luyện không ngừng.

Cách 4: Học cách cho đi để nhận lại.

Học cách cho đi trong Thuyết Phục là gì? Học cách cho đi để nhận lại trong trường hợp này là một khái niệm tương đối khác so với thông thường. Nó được sử dụng với nghĩa trong quá trình thuyết phục bạn hãy cho đối phương thấy những giá trị mà họ sẽ nhận được. Cho dù là một lời khuyên, thuyết phục đầu tư, hay bất cứ một hình thức thuyết phục nào đi nữa thì việc cho họ cảm thấy bạn chân thành và muốn tốt cho họ. Bạn đang cho người đối diện những giá trị bạn sẽ nhận lại được thực đồng thuận và tin tưởng

Cách 5: Nâng cao tư duy phản biện, và tư duy hệ thống.

Tư duy phản biện là tư duy hệ thống vô cùng cần thiết trong việc thuyết phục người khác. Trong đó tư duy phản biện là tư duy mà ở đó những luận cứ, luận điểm được đưa ra một cách tích cực, nhằm mục đích chống lại lý lẽ mà đối phương đưa ra. Quá trình thuyết phục luôn xảy ra phản biện qua lại giữa 2 bên. Vì vậy Tư duy phản biện giúp bạn chiếm ưu thế so với nửa còn lại. Tuy duy hệ thống giúp bạn có thể dễ dàng tổng hợp thống kê lại phần kiến thức mà bạn cần có. Hệ thống hoá luận điểm sắp xếp và đưa ra dẫn chứng đúng lúc đúng thời điểm sẽ giúp thuyết phục tốt hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện kỹ năng giao tiếp cho sinh viên trong môi trường công việc. (Trang 27 - 29)