Chiến lược phát triển của ngành Bưu chính viễn thông.

Một phần của tài liệu Đề tài: Chiến lược Marketing của Công ty Vật Tư Bưu Điện I trong thời gian tới pdf (Trang 73 - 76)

I. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚ

1. Chiến lược phát triển của ngành Bưu chính viễn thông.

Bưu Chính Viễn Thông (BCVT )là một ngành căn bản trong xây dựng kết cấu hạ tầng nền kinh tế quốc dân, là một trong những ngành mũi nhọn của Việt Nam khi tiến hành công cuộc Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa và phát triển đất nước. Ngành BCVT cho đến nay vẫn được coi là ngành độc quyền Nhà nước vì tính chất quan trọng và công ích của nó, tuy vậy ngành BCVT đang và sẽ có những thay đổi nhằm thích ứng với sự phát triển của thời đại. Với chính sách “đi

thẳng vào hiện đại, cập nhật với trình độ thế giới”, phương pháp quản lý các nguồn lực kể cả con người tiên tiến và hiệu quả, trong những năm qua Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam (VNPT) luôn hoàn thành những chỉ tiêu đặt ra.

VNPT đã thực hiện được chỉ tiêu, kế hoạch năm 2002 (Phát triển mới): + Máy điện thoại: 1,1 triệu thuê bao, bao gồm 0,56 triệu máy cố định và 0,54 triệu máy di động. Đưa tổng số máy trên toàn mạng lên 5,5 triệu máy.

+ Thuê bao Internet: 92.200 thuê bao, nâng tổng số thuê bao VNN lên 187.700 thuê bao.

+ Doanh thu phát sinh: 19.482 tỷ đồng. Nộp ngân sách: 3.224,6 tỷ đồng.

Và đề ra Mục tiêu kế hoạch năm 2003 (Phát triển mới):

+ Máy điện thoại: 1,386 triệu thuê bao, tăng hơn 9% so với năm 2002. Năm 2003, 95% số công ty điện thoại và 90% số cuộc gọi trong ngày.

+ Thuê bao Internet: 146.300 thuê bao, tăng hơn 59% so với năm 2002. + Doanh thu phát sinh: trên 23.000 tỷ đồng, tăng 7,72% so với năm 2002. + Nộp ngân sách: 3.450 tỷ đồng

Mục tiêu kế hoạch đến năm 2005.

Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2001- 2005 đối với ngành Bưu điện, Đảng ta có những định hướng sau:

- Đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tải, Bưu điện khoảng 15% tổng số vốn đầu tư tổng xã hội.

- Ngành công nghiệp điện tử và công nghệ thông tin, viễn thông, thực hiện đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, hiện đại hoá những cơ sở mới để đáp ứng nhu cầu trong nước, giảm dần nhập khẩu và tăng dần xuất khẩu.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ BCVT. Phổ cập dịch vụ điện thoại đến 100% số xã trong toàn quốc.

- Định hướng trong 5 năm tới dành khoảng 25% dành cho các ngành giao thông, Bưu điện, cấp, thoát nước và đô thị.

- Coi trọng nghiên cứu phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông, công nghệ tự động hoá, công nghệ vật liệu mới.

- Kiện toàn tổ chức, nâng cao hiệu quả các Tổng Công ty theo mô hình Công ty mẹ - công ty con, kinh doanh đa ngành tổng hợp trên cơ sở ngành chuyên môn hoá, gọi vốn thuộc nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh, làm nòng cốt để hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh ở một số ngành và lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như viễn thông, hàng không, dầu khí.... Xúc tiến nhanh việc ứng dụng thương mại điện tử.

Năm 2005, Tổng cục Bưu điện ( nay là Bộ BCVT) sẽ xoá bỏ hoàn toàn độc quyền, mở cửa thị trường Bưu chính viễn thông và Internet cho tất cả mọi thành viên tham gia. Đã có một lộ trình rất rõ: “Phấn đấu làm sao đến năm 2005 về cơ bản không còn doanh nghiệp độc quyền nào về BCVT ở Việt Nam và các doanh nghiệp mới phải tham gia thị trường cho tốt ít nhất là đạt từ 25%- 30% thị phần về BCVT và Internet. (Đây là một phần của chiến lược phát triển BCVT Việt Nam trong 10 năm tới). Tỷ lệ sử dụng điện thoại sẽ đạt từ 10 - 12 máy/100 người dân, còn Internet sẽ có 4 - 5% số người sử dụng (hiện nay mới chỉ có 1.5% dân số).

Mục tiêu đề ra cho ngành Bưu điện đến năm 2010 : là “tiếp tục phát triển mạnh và hiện đại hóa dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập sử dụng Internet; điều chỉnh gía cước để khuyến khích sử dụng rộng rãi, đến năm 2010, số máy điện thoại, số người sử dụng Internet trên 100 dân đạt mức trung bình trong khu vực”. Thị trường viễn thông đã có nhiều thay đôỉ với việc Nhà nước chủ trương cho nhiều doanh nghiệp và các thành phần kinh tế tham gia cung cấp dịch vụ Bưu chính viễn thông, Internet. Kinh tế, xã hội, dân trí ngày càng phát triển khiến nhu cầu sử dụng dịch vụ Bưu chính viễn thông, Internet ngày càng đa dạng hơn, yêu cầu mức độ phổ cập rông hơn, chất lượng cao hơn với giá thành hạ và ngày càng rẻ hơn.

Cùng với những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn phát triển đất nước, lĩnh vực Bưu chính viễn thông cũng đứng trước những yêu cầu phát triển nội tại của mình. Đó là xu hướng toàn cầu hóa và sự hội tụ về công nghệ, dịch vụ viễn thông - điện tử - tin học - truyền thông quảng bá. Về hội nhập quốc tế, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của ASEAN, APEC; đã ký một số hiệp định thương mại song phương với các nước trong đó có Hiệp định Thương mại Việt Mỹ và đang trong quá trình chuẩn bị gia nhập WTO. Mặt khác, một số bộ luật được Nhà nước ban hành trong thời gian qua như Luật Thương Mại, luật Dân sự, luật đầu tư nước ngoài sửa đổi, luật doanh nghiệp... đã phần nào tác động làm thay đổi môi trường pháp lý của hoạt động Bưu chính viễn thông.

Mục tiêu tổng quát :

- Xây dựng cơ sở hạ tầng về thông tin liên lạc quốc gia hiện đại, đồng bộ, vững chắc, đều khắp đủ sức đáp ứng nhu cầu thông tin ngày càng tăng của xã hội.

- Phát triển mạng lưới viễn thông hiện đại, vững chắc, đều khắp, đạt trung bình của những nước phát triển.

- Chậm nhất đến năm 2006 là thời gian Việt Nam xoá bỏ hàng rào thuế quan với các nước trong khối ASEAN, công nghiệp BCVT có đầy đủ khả năng cạnh tranh khi hội nhập.

- Quản lý Nhà nước thống nhất đối với mọi hoạt động bưu chính viễn thông trên toàn lãnh thổ. Kết hợp hài hoà giữa kinh doanh và phục vụ, giữa độc quyền và cạnh tranh. Tuy nhiên trước mắt vẫn giữ độc quyền Nhà nước trong lĩnh vực khai thác, cung cấp dịch vụ viễn thông từ năm 2000- 2005.

Một phần của tài liệu Đề tài: Chiến lược Marketing của Công ty Vật Tư Bưu Điện I trong thời gian tới pdf (Trang 73 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w