U Ưu điểm của biểu đồ GANTT:

Một phần của tài liệu MAN306 QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TOPICA (Trang 41 - 46)

Ưu điểm của biểu đồ GANTT:

a. Áp dụng tốt đối với các dự án phức tạp và có số lượng công việc nhiều. b. Đánh giá tình trạng tài chính của dự án

c. Phương pháp biểu đồ GANTT dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng thực tế cũng như kế hoạch của từng công việc và tình hình chung của toàn bộ dự án.

d. Dễ dàng nhận biết trình tự tiến hành công việc khi có nhiều công việc liên tiếp nhau

Vì: Gantt được xây dựng trên cơ sở phương pháp AON. Cách biểu diễn của GANTT dễ nhìn, dễ đọc, rõ ràng. Các thông số của các công việc được biểu thị ngay trên sơ đồ. Tuy nhiên, nhược điểm rất lớn là rất khó để biểu diễn được nhiều công việc cùng lúc và nhiều nhánh công việc cùng lúc.

Ưu điểm của phương pháp dự toán từ cao xuống thấp:

a. Tạo sự cạnh tranh giữa nhà quản trị dự án và nhà quản trị chức năng b. Phát huy trí tuệ người lãnh đạo

c. Mang tính tổng quát d. Áp đặt cho cấp dưới

Vì: Đây là việc dự toán được các nhà quản trị cấp vĩ mô phân bổ xuống đơn vị. Nó mang cái nhìn tổng thể của nhà quản lý cấp cao.

V

Vấn đề nào dưới đây cần được quan tâm chủ yếu khi đánh giá và lựa chọn dự án kinh doanh?

a. Tiềm lực nhà đầu tư

b. Nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá. c. Lợi nhuận và khả năng tăng lợi nhuận. d. Thị phần và mức tăng thị phần.

Vì: Dự án cũng là một hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cũng cần đạt các yêu cầu, mục tiêu về kinh doanh mà doanh nghiệp đặt ra. Mục tiêu cuối cùng của các dự án kinh doanh là lợi nhuận và khả năng phát triển đặc biệt là khả năng phát triển về lợi nhuận.

Về cơ bản, đường găng là:

a. Đường nối giữa hai công việc trong sơ đồ PERT

b. Đường hoàn toàn dài nhất đi từ điểm đầu đến điểm cuối của sơ đồ PERT. c. Đường ngắn nhất trong sơ đồ PERT.

d. Không có đường nào gọi là đường găng.

Vì: Đường găng là một nội dung của sơ đồ Pert, khi xây dựng sơ đồ Pert chúng ta tính được thời gian thực hiện dự án thông qua việc xác định đường găng và tính độ dài của nó thông quan các công việc găng. Đó chính là thời gian tối đa để thực hiện dự án.

Vì sao khi làm dự án, các doanh nghiệp phải giới thiệu về doanh nghiệp và dự án?

a. Giới thiệu các mục tiêu, chủ trương, đường lối và chính sách phát triển. b. Cung cấp thông tin cần thiết.

d. Giới thiệu về hoạt động kinh doanh.

Vì: Giới thiệu thông tin về doanh nghiệp, các hoạt động và đường hướng phát triển của doanh nghiệp là các thông tin mà nhà đầu tư quan tâm.

Vì sao tất cả các dự án đều cần được nghiên cứu và xây dựng trước khi đưa và thực hiện?

a. Tạo lập nên một dự án kinh doanh. b. Giúp cho việc thẩm định được dễ dàng. c. Xây dựng dự án bảo đảm hiệu quả xã hội.

d. Xây dựng được dự án khả thi với các nội dung cần thiết .

Vì: Việc xây dựng dự án với đầy đủ các nội dung cần thiết giúp các nhà quản trị có thể định hình được dự án trên tất cả các khía cạnh và chủ động trong quá trình triển khai thực hiện dự án. Các nội dung chuẩn bị càng chính xác, đầy đủ bao nhiêu thì càng đảm bảo cho sự thành công của dự án.

Vì sao tất cả các dự án đều phải xây dựng “Phương án tài chính dự án”?

a. Tăng khả năng thu hồi vốn. b. Tăng khả năng trả nợ.

c. Tăng khả năng chủ động tài chính dự án. d. Tăng mức độ an toàn vốn.

Vì: Dự án luôn cần phải chủ động và đảm bảo an toàn trong các khía cạnh, đặc biệt là khía cạnh tài chính. Do đó, cần xây dựng phương án tài chính cho dự án để đảm bảo các vấn đề liên quan quan tới tài chính đều có kế hoạch giải quyết, đảm bảo dòng tiền thông suốt và độ an toàn về tài chính cho dự án.

Vì sao với các dự án dài hạn, các nhà quản lý luôn phải đưa yếu tố giá trị thời gian của tiền vào phân tích tài chính?

a. Trong đầu tư, càng thu hồi vốn nhanh càng hạn chế sự biến động giá trị của tiền. b. Thu hồi vốn cần tính tới sự thay đổi về giá trị của tiền.

c. Lượng sản phẩm mà dự án mua được ở các giai đoạn khác nhau thay đổi. d. Giá trị của tiền thay đổi càng nhiều, dự án càng chứa đựng nhiều rủi ro.

Vì: Thời gian thay đổi, giá trị của tiền thay đổi và càng để lâu thì thay đổi càng nhiều. Thu hồi tiền càng nhanh càng an toàn.

Việc đánh giá công nghệ kinh doanh dự án ngày càng phức tạp và khó khăn do:

a. tính hiện đại.

b. tính kinh tế và tính thích hợp.

c. cần đánh giá công nghệ kinh doanh dự án trên tất cả các khía cạnh. d. mức độ ô nhiễm.

Vì: Công nghệ kinh doanh dự án vừa phải mang lại hiệu quả cho dự án, vừa phải mang lại hiệu quả cho xã hội. Do đó, cần đánh giá công nghệ kinh doanh dự án trên tất cả các khía cạnh.

Việc khắc phục rủi ro đối với dự án kinh doanh cần được tiến hành

a. Sau khi rủi ro xảy ra

b. Trước, trong và sau khi rủi ro xảy ra c. Trước và trong khi rủi ro xảy rad. Trong và sau khi rủi ro xảy ra

Vì: Việc khắc phục rủi ro đối với dự án kinh doanh cần được tiến hành trước, trong và sau khi rủi ro xảy ra

Việc lựa chọn đầu tư dựa vào tiềm lực của nhà đầu tư phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

a. Tình hình thị trường tiêu thụ. b. Khả năng tài chính của nhà đầu tư. c. Mặt bằng chung về lĩnh vực đầu tư. d. Thực trạng của sản xuất xã hội.

Vì: Tiến hành đầu tư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nội tại doanh nghiệp, nhu cầu thị trường, đối thủ cạnh tranh, tiềm lực của doanh nghiệp... không phải cơ hội nào doanh nghiệp cũng tiến hành đầu tư mà phải lựa chọn cơ hội phù hợp nhất.

Việc nghiên cứu, phân tích môi trường bên ngoài của doanh nghiệp nhằm giúp dự án:

a. thích nghi với yếu tố Nhà nước.

b. có đầy đủ thông tin nhằm xây dựng được các phương án phù hợp với các điều kiện bên ngoài c. đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng

d. thích nghi với các điều kiện chính trị, xã hội, khoa học - kỹ thuật, tự nhiên.

Vì: Môi trường bên ngoài là các yếu tố không thuộc doanh nghiệp, nằm bên ngoài doanh nghiệp và có tác động nhất định tới hoạt động và kết quả của doanh nghiệp.

Việc nhận dạng rủi ro căn cứ vào:

a. Tần suất xảy ra của rủi ro

b. Hình dạng rủi ro c. Các biểu hiện trước khi rủi ro xảy ra.d. Hậu quả rủi ro

Vì: Không thể nhận dạng tất cả các rủi ro mà chỉ có thể nhận dạng một số ít mà thôi. Cái quan trọng là có tâm lý và sự chuẩn bị sẵn sàng cho tất cả rủi ro có thể xảy đến. Trước mỗi rủi ro xảy ra luôn có các dấu hiệu báo trước, chỉ có điều các nhà quản trị có đủ trình độ va kinh nghiệm để nhận biết hay không

Việc xây dựng “Ê kíp” làm việc trong các dự án có phải là một trong những phẩm chất cần có của nhà quản trị dự án?

a. Không liên quan đến dự án.

b. Nhà quản trị dự án có năng lực sẽ không bao giờ tạo lập ê kíp.

c. Năng lực của nhà quản trị dự án có liên quan đến tạo dựng và duy trì “ê kíp”. d. Đây là vấn đề các nhà quản trị dự án không cần quan tâm

Vì: Trong dự án luôn tồn tại các nhóm làm việc. Rất khó để làm dự án với các cá nhân. Do đó, các nhà quản trị dự án luôn phải tạo lập các nhóm làm việc.

Việc xây dựng quy trình và lịch trình soạn thảo dự án có tác dụng gì?

a. Các công việc được triển khai đúng tiến độ. b. Không bỏ sót các công việc.

c. Tiến trình soạn thảo được diễn ra đúng lộ trình.

d. Các nhà quản trị dự án có thể chủ động quản lý việc soạn thảo dự án.

Vì: Dự án thường có vòng đời không ngắn. Do vậy, để quản trị được dự án tốt cần có kế hoạch thời gian cụ thể.

Việc xây dựng và lựa chọn địa điểm kinh doanh phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với yếu tố nào?

a. Điều kiện tài chính của dự án. b. Các yếu tố tự nhiên.

c. Các yếu tố chính trị xã hội.

d. Việc xác định quy mô và phương án công nghệ, thiết bị của dự án kinh doanh.

Vì: Địa điểm mang tới cho dự án những điều kiện về tự nhiên, xã hội. Các yếu tố khác của dự án cần phù hợp điều kiện này.

Vòng đời của dự án được hiểu như thế nào trong các cách diễn diễn đạt sau đây?

a. Vòng đời của dự án chỉ mang tính hình thức.

b. Vòng đời của một dự án được tính theo thời gian tồn tại của công ty.

d. Vòng đời chỉ được tính khi một dự án phá sản. Vì: Dự án chỉ được phép thực hiện trong một

khoảng hữu hạn về thời gian, không có dự án vô hạn. Thông thường, vòn đời được tính từ khi bắt đầu có ý tưởng cho đến khi hoàn thành công đoạn cuối cùng để đưa dự án vào khai thác.

X

Xác định các phương tiện hay nguồn lực cần phải huy động và phân bổ cho các giai đoạn của dự án nằm trong nội dung

a. điều phối dự án.

b. phân bổ các nguồn lực của dự án. c. hoạch định dự án.d. tổ chức dự án.

Vì: Trong khâu hoạch định, cần xây dựng được các kế hoạch để làm và triển khai dự án.

Xác định địa bàn triển khai dự án ảnh hưởng tới yếu tố nào sau đây?

a. Mục tiêu kinh tế tài chính

Xây dựng các kế hoạch chi tiêu nhằm thực hiện các hoạt động kinh doanh của dự án có liên quan tới

a. xây dựng kế hoạch nhân sự. b. xây dựng kế hoạch marketing. c. phân bổ nguồn lực của dự án

d. xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, kế hoạch cung ứng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ.

Vì: Bất kỳ hoạt động nào của dự án cũng đều kéo theo các khoản chi phí. Các khoản chi tiêu của dự án phải nằm trong kế hoạch chi tiêu của dự án, nếu không sẽ vỡ kế hoạch tài chính của dự án. Cần phân bổ nguồn lực tài chính cho phù hợp.

Xét theo đặc điểm triển khai hoạt động thì thời gian của dự án được chia làm các thời kỳ:

a. Không có khái niệm hơn trong quản trị dự án. b. Thời kỳ đầu tư, thời kỳ thu lợi nhuận.

c. Thời kỳ nghiên cứu, thời kỳ triển khai, thời kỳ thu lợi nhuận. d. Thời kỳ đầu, thời kỳ triển khai, thời kỳ kết thúc

Vì: Mỗi giai đoạn này có những hoạt đông mang tính đặc thù riêng và phân biệt khá rõ ràng.

Y

Yếu tố cốt lõi cho việc tạo ra một sản phẩm có chất lượng là yếu tố nào sau đây?

a. Giá của công nghệ. b. Công suất.

c. Trình độ công nghệ và phương án công nghệ lựa chọn một thiết bị kỹ thuật và mức độ hiện đại. d. Chi phí đầu vào.

Vì: Chi phí đầu vào cho phép ta có đầu vào tốt, công suất cho ta sản lượng và trình độ công nghệ cho ta chất lượng sản phẩm.

Yếu tố nào dưới đây không biểu hiện năng lực điều hành của nhà quản trị dự án?

a. Can thiệp cần thiết và đúng lúc b. Có tư duy hệ thống

c. Am hiểu sâu lĩnh vực chuyên môn của dự án

d. Có khả năng xử lý các tình huống của toàn bộ dự án

Vì: Nhà quản trị cần nhìn nhận sự việc một cách tổng thể. Có như vậy mới phân bổ và quản lý các công việc theo đúng trình tự đã đặt ra.

Yếu tố nào không có tác dụng giúp nhà quản trị nhận dạng rủi ro?

a. Trực quan.

b. Kiến thức, kinh nghiệm. c. Khả năng phán đoán. d. May mắn

Vì: Mặc dù nhà quản trị nhận dạng rủi ro dựa vào phán đoán, tuy nhiên đó không phải là những phán đoán vô căn cứ. Để phán đoán cần dựa vào kinh nghiệm, kiến thức, sự nhạy bén... còn may mắn chỉ mang tính may rủi trong một vài tình huống.

Yếu tố nào sau đây không nằm trong quan niệm truyền thống về rủi ro?

Vì: Theo quan niệm chugn từ xa xưa về rủi ro.

Yếu tố nào sau đây không phải là rủi ro thuần túy?

a. Rủi ro pháp lý, rủi ro tài sản. b. Rủi ro cá nhân.

c. Rủi ro phát sinh do người khác phá sản. d. Rủi ro từ cấu trúc thượng tầng xã hội

Vì: Rủi ro thuần túy hiện hữu trong tất cả những gì đời thường nhất trong cuộc sống.

Yếu tố nào sau đây thuộc về nguồn lực tinh thần của doanh nghiệp?

a. Sản phẩm của doanh nghiệp. b. Tài chính doanh nghiệp

c. Triết lý kinh doanh, truyền thống, tập quán. d. Nhân sự.

Vì:Đây chính là văn hóa doanh nghiệp.

Yếu tố quyết định sự thay đổi của điều kiện khách quan sẽ trở thành cơ hội hay rủi ro đối với doanh nghiệp:

a. Nhìn nhận rủi ro. b. Năng lực tài chính.

c. Tâm thế, khí chất, khí phách, bản lĩnh, sự dày dạn kinh nghiệm, sự từng trải, ý chí, năng lực chuyên môn của nhà quản trị.

d. Điều kiện ngoại cảnh.

Vì: Bản lĩnh của người đứng đầu rất quan trọng. Bởi điều đó giúp họ: không nao núng khi có vấn đề xảy ra; đưa ra các quyết định quản trị đúng đắn... và có thể xoay chuyển tình hình...

Một phần của tài liệu MAN306 QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐẦU TƯ NGÂN HÀNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM TOPICA (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w