Kết cấu nội dung luận án

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 38)

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị và các phụ lục, luận án được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát huy lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền.

Chương 2: Thực trạng lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

Chương 3: Định hướng giải pháp phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung.

CHƯƠNG 1 - CƠ S LÝ LUN VÀ KINH NGHIM THC TIN V PHÁT HUY LI TH CNH TRANH TRONG XUT KHU HÀNG

HÓA QUA CÁC CA KHU BIÊN GII ĐẤT LIN

1.1. Li thế cnh tranh trong xut khu hàng hóa qua các ca khu biên gii đất lin và s cn thiết phát huy li thế cnh tranh gii đất lin và s cn thiết phát huy li thế cnh tranh

1.1.1. Phân định mt s khái nim v li thế cnh tranh trong xut khu hàng hóa qua các ca khu biên gii đất lin hàng hóa qua các ca khu biên gii đất lin

1.1.1.1. Xuất khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu biên giới đất liền

Do gần gũi vềđịa lý và có nhiều nét tương đồng trong phong tục tập quán, những mối giao lưu văn hóa – xã hội và kinh tế - thương mại đã trở thành quan hệ

láng giềng truyền thống giữa nhân dân hai nước có chung biên giới. Hoạt động xuất nhập khẩu, mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới đã được hình thành từ lâu đời, trở thành quan hệ truyền thống và là tất yếu khách quan không thể thiếu trong lịch sử phát triển của các nước có chung biên giới, mặc dù ở những giai đoạn khác nhau thì có những mức độ và đặc điểm khác nhau.

Xuất phát từ nhu cầu tự nhiên về mua bán, trao đổi hàng hóa của cư dân các khu vực biên giới, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới dần phát triển trên cơ sở phát triển kinh tế hàng hóa. Có thể nói, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền là một trong những hình thức kinh tế đối ngoại được hình thành sớm nhất, tạo thành bộ phận quan trọng của hoạt

động kinh tế - thương mại tại khu vực biên giới giữa hai quốc gia láng giềng. Sự

hình thành và phát triển của hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền gắn liền với sự phát triển của nhu cầu trao đổi hàng hóa và sự hình thành và phát triển về chính trị giữa hại quốc gia có chung biên giới.

Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền mang đầy đủ những

đặc điểm của thương mại quốc tế, được lôi cuốn theo xu thế tự do hóa thương mại, toàn cầu hóa và khu vực hóa nền kinh tế thế giới. Xuất khẩu hàng hóa qua các cửa

khẩu biên giới đất liền cũng dựa trên lợi thế của mỗi nước như thương mại quốc tế, phù hợp với các cam kết quốc tế song phương và đa phương mà mỗi quốc gia ký kết hoặc gia nhập. Cũng như thương mại quốc tế, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền biểu hiện phân công quốc tế giữa hai nước láng giềng, tạo khả năng phát huy tối đa các nhân tố sản xuất ở khu vực biên giới, khơi dậy sức sản xuất và thúc đẩy sự phát triển khu vực biên giới giữa các nước láng giềng.

Ngoài ra, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền còn mang những đặc thù riêng xuất phát từđiều kiện địa lý liền kề, sự tương đồng về tự nhiên, văn hóa, xã hội, phong tục, tập quán, truyền thống, tôn giáo, tín ngưỡng, ngôn ngữ

và mối quan hệ mật thiết lâu đời của nhân dân hai bên. Những đặc thù riêng của hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền như phạm vi, quy mô, phương thức trao đổi hàng hóa và dịch vụ; những cơ chế, chính sách nhằm thuận lợi hóa thương mại tại cửa khẩu; hoặc những ưu đãi hơn về hàng hóa, thuế

quan, phi thuế quan, dịch vụ hỗ trợ tại cửa khẩu.

Những đặc thù riêng của xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền cũng được quy định trong các điều ước quốc tế song phương và đa phương. Theo quy định của WTO, “thương mại biên giới” hàm ý như một cơ chế thương mại đặc biệt, một ngoại lệ không bị ràng buộc và được quy định rõ ràng trong các

điều khoản riêng rẽ của WTO. Các quốc gia có chung đường biên giới đất liền có thểđơn phương hoặc song phương dành cho nhau những ưu đãi riêng, đặc thù.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cùng với sự phát triển của các điều kiện về cơ sở hạ tầng, khoa học và công nghệ thông tin, xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền không những chỉ trong phạm vi khu vực biên giới, mà còn vượt ra trở thành những “cửa ngõ” và “cầu nối” trung chuyển hàng hóa và dịch vụ giữa hai nước có chung biên giới, giữa các nước trong khu vực và toàn cầu. Do vậy, phát triển hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới đất liền là yêu cầu khách quan về hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia trong bối cảnh hiện nay.

1.1.1.2. Lợi thế cạnh tranh của quốc gia trong xuất khẩu hàng hóa

a) Cạnh tranh

Thuật ngữ “cạnh tranh” hiện nay được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực như kinh tế, thương mại, chính trị, ngoại giao, pháp luật, quân sự, văn hóa, thể thao. Trên lĩnh vực kinh tế - thương mại, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể (nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà phân phối…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế

- thương mại.

Cạnh tranh có thể là của các quốc gia, các nền kinh tế hay các ngành kinh tế, các lĩnh vực hay của các doanh nghiệp, các sản phẩm cụ thể. Bản chất của cạnh tranh là nâng cao vị thế của mình trên thương trường nhằm tìm kiếm lợi nhuận hay giành lấy thị phần. Cạnh tranh là động lực, là một trong những nguyên tắc cơ bản, tồn tại khách quan và không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu, phân phối hàng hóa.

Theo M. Porter (1998) [6] thì cạnh tranh là giành lấy thị phần, bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh. Cạnh tranh bao gồm việc cạnh tranh giành các nguồn lực sản xuất, cạnh tranh về khoa học – công nghệ, cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ, cạnh tranh bằng giá cả và phi giá cả, cạnh tranh bằng chất lượng hàng hoá, dịch vụ, bằng phương thức thanh toán hoặc nhiều hình thức khác.

Cạnh tranh có nhiều hình thức, bao gồm cạnh tranh giữa người mua và người bán, cạnh tranh giữa người bán với người bán, cạnh tranh giữa người mua với người mua, cạnh tranh trong nội bộ ngành, cạnh tranh giữa các ngành, cạnh tranh giữa các lĩnh vực, cạnh tranh trong phạm vi quốc gia hoặc cạnh tranh giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế. Theo M. Porter (1998) [7] thì không một quốc gia nào có thể có khả năng cạnh tranh ở tất cả các ngành hoặc hầu hết các ngành. Các quốc gia chỉ

thành công trên thương trường kinh doanh quốc tế khi họ có lợi thế cạnh tranh bền vững trong một số ngành nhất định.

b) Năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh là khả năng ganh đua, khả năng đấu tranh để tồn tại trong kinh doanh và đạt được những kết quả mong muốn dưới dạng lợi nhuận, giá cả, lợi tức hoặc chất lượng các sản phẩm cũng như khả năng khai thác các cơ hội thị

trường hiện tại và làm nảy sinh thị trường mới. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở

ba cấp độ khác nhau, bao gồm năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ.

Có nhiều giải thích khác nhau về năng lực cạnh tranh quốc gia. Có quan

điểm cho rằng năng lực cạnh tranh quốc gia có thể phụ thuộc vào việc sở hữu những nguồn tài nguyên thiên nhiên hay nguồn lao động dồi dào và giá rẻ, hoặc là một quốc gia có cán cân thương mại thặng dư. Bên cạnh đó, có những quan điểm cho rằng chính sách của Chính phủ có tác động lớn nhất tới năng lực cạnh tranh của một quốc gia. M. Porter (1998) [7] cho rằng khái niệm có ý nghĩa về cạnh tranh quốc gia là năng suất quốc gia hay năng suất sử dụng các nguồn lực (nhân công và vốn).

Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế đạt được tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF, 2000) đã sử dụng 8 nhóm yếu tố chủ yếu để đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia: (1) mức độ mở cửa hay hội nhập; (2) sự phát triển của thể

chế kinh tế thị trường; (3) công nghệ; (4) kết cấu hạ tầng; (5) lao động; (6) trình độ

quản lý; (7) chính phủ; và (8) thể chế. Các quốc gia phải không ngừng cải thiện năng suất trong các ngành kinh tế nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.

Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận thương mại truyền thống, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD, 2006), năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng

các yếu tố sản xuất có hiệu quả giúp cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Nhìn chung, các quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đều nhấn mạnh đến khả năng nổi trội của doanh nghiệp thông qua việc tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt, giữ vững thị phần, sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất, tiết kiệm chi phí đểđạt lợi nhuận cao và bền vững.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ là sự vượt trội của chúng so với sản phẩm hay dịch vụ cùng loại do các đối thủ khác cung cấp trên cùng một thị

trường, là năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của sản phẩm hay dịch vụđó trên thị trường. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ có thể được đo bằng thị

phần của sản phẩm hay dịch vụ đó trên thị trường. Năng lực cạnh tranh quốc tế của hàng hóa và dịch vụ trao đổi trên thị trường quốc tế là rất quan trọng và nó bảo đảm cho hàng hóa hay dịch vụđó có thể chiếm lĩnh khách hàng trên thị trường thế giới.

c) Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, có thể sử dụng được

để nắm bắt cơ hội, giành lấy thị phần, lợi nhuận trong kinh doanh. Lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (doanh nghiệp), vừa có tính vĩ mô (quốc gia). Khi nói đến lợi thế cạnh tranh là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp hoặc một quốc gia đang có và có thể có so với các đối thủ cạnh tranh của họ. Theo M. Porter (1998) [7] thì lợi thế cạnh tranh quốc gia không chỉ đề cập đến cấp độ quốc gia, mà còn được áp dụng vào cấp độ khu vực, tỉnh hoặc những lĩnh vực nào đó.

Lợi thế cạnh tranh được hiểu là những ưu thế vượt trội hơn so với các đối thủ

cạnh tranh nhờ sở hữu các nguồn lực, các điều kiện thuận lợi hơn, xuất xắc hơn trong hoạt động kinh tế. Lợi thế cạnh tranh đạt được nhờ trao cho khách hàng giá trị

lớn hoặc lợi ích lớn hơn. M. Porter (1998) [6] lập luận rằng lợi thế cạnh tranh phát sinh từ các giá trị mà doanh nghiệp hoặc sản phẩm có thể tạo ra cho người mua, giá trị này phải lớn hơn chi phí của doanh nghiệp đã bỏ ra.

Lợi thế cạnh tranh quốc gia là tập hợp những khác biệt vượt trội tương đối về: nguồn lực kinh tế, môi trường kinh tế - xã hội, cơ chế vận hành nền kinh tế - xã

hội… của một quốc gia đặt trong tương quan so sánh với các quốc gia khác. Mục

đích tạo ra lợi thế cạnh tranh quốc gia nhằm: cạnh tranh thu hút nguồn lực đầu tư

quốc tế (vốn, công nghệ, know-how, chất xám), thiết lập các quan hệ thị trường và quan hệ kinh tế quốc tế (nói chung) được thuận lợi... để góp phần phát triển nền kinh tế quốc gia một cách tốt nhất trong điều kiện có thể. M. Porter (1998) [7] đã lý giải nguồn gốc của sự thịnh vượng bền vững trong nền kinh tế toàn cầu hiện đại khi

đề cập lợi thế cạnh tranh quốc gia.

Lợi thế cạnh tranh quốc gia được thể hiện: thứ nhất, lợi thế bên trong của nền kinh tế: là tổng hợp lợi thế cạnh tranh của tất cả các doanh nghiệp nội địa; thứ hai, lợi thế bên ngoài của nền kinh tế: là tổng hợp lợi thế cạnh tranh của tất cả các ngành hàng (hay ngành sản phẩm); thứ ba, mối quan hệ biện chứng giữa các lợi thế bên trong và bên ngoài của nền kinh tế: sự trưởng thành của các doanh nghiệp nội địa quyết định sự phát triển của các ngành - phát huy tốt lợi thế bên ngoài sẽ góp phần nâng cao lợi thế bên trong nhanh chóng, nền kinh tế sẽ xuất hiện ngày càng nhiều các công ty đa quốc gia và xuyên quốc gia.

Việc nghiên cứu lợi thế cạnh tranh sẽ mang lại ý nghĩa là cơ sở để các cơ

quan quản lý nhà nước hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội dài hạn; xây dựng các chính sách quản lý phù hợp trong lĩnh vực kinh tếđối ngoại; đẩy mạnh cải cách kinh tế và cải cách hành chính quốc gia, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế - xã hội. Đồng thời, việc nghiên cứu lợi thế cạnh tranh quốc gia sẽ mang lại ý nghĩa là cơ sởđể doanh nghiệp lựa chọn chiến lược kinh doanh thích hợp trong môi trường cạnh tranh toàn cầu; quyết định phân bố hợp lý mạng lưới sản xuất kinh doanh toàn cầu; và quyết định chọn phương thức tiếp cận và thâm nhập thị trường quốc tế đúng đắn. Việc nghiên cứu lợi thế cạnh tranh quốc gia cũng có ý nghĩa chỉ

ra rằng kết quả so sánh lợi thế cạnh tranh giữa các quốc gia chỉ có ý nghĩa tương

đối. Nghiên cứu lợi thế cạnh tranh quốc gia để đo lường độ linh hoạt, tính minh bạch, tính hiệu quả của nền kinh tế. Chứ không phải để so sánh sự hơn kém về quy mô tuyệt đối của nền kinh tế (diện tích, lãnh thổ, dân số, tài nguyên thiên nhiên, lực lượng sản xuất, dung lượng thị trường…).

d) Lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu hàng hóa

Li Ling-yee & Gabriel O. Ogunmokun (2001) [45] đã sử dụng lý thuyết dựa trên nguồn lực của doanh nghiệp để khái quát hóa lợi thế cạnh tranh trong xuất khẩu. Tạo ra lợi thế cạnh tranh xuất khẩu có thể mong đợi mang lại quá trình thực hiện xuất khẩu tốt hơn. Kinh nghiệm cho thấy xác định nguồn lực tài chính xuất khẩu và kỹ năng quản lý chuỗi phân phối xuất khẩu là những đóng góp quan trọng

đối với cả hai chi phí thấp và khác biệt cao trong lợi thế cạnh tranh xuất khẩu.

Anna Kaleka (2002) [40] cũng áp dụng quan điểm dựa trên nguồn lực để xác

định những nhân tố quyết định lợi thế cạnh tranh trong hoạt động xuất khẩu. Khái niệm quy trình tổ chức được sử dụng như một cơ chế lọc nhằm phát triển kế hoạch phân loại những nguồn lực lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu biên giới Việt – Trung (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)