Các loại hình du lịch chính

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH chủ đề 5 tìm hiểu về du lịch việt nam năm 2016 và so sánh với năm 2015 (Trang 35)

- Du lịch biển, đảo là: loại hình du lịch được phát triển tại các vùng có tiềm năng về biển đảo hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, tắm biển, nghiên cứu… Sản phẩm của du lịch biển, đảo có: du lịch nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh biển; du lịch sinh thái biển; du lịch thể thao biển; du lịch lặn biển...

- Du lịch sinh thái là: loại hình du lịch trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên, khám phá đa dạng sinh học kết hợp với bảo vệ môi trường. Các sản phẩm của du lịch sinh thái có: du lịch núi; du lịch sinh thái nông nghiệp...

- Du lịch văn hóa: là loại hình gắn liền với các di sản, lễ hội; các hoạt động tham quan và tìm hiểu văn hóa, lối sống của người dân địa phương. Các sản phẩm bao gồm: du lịch tâm linh, du lịch làng nghề; du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ tại nhà dân...

- Du lịch công vụ (du lịch MICE): là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác.

- Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí: là việc những người đi du lịch với mục đích thư giãn, thay đổi hay muốn thoát khỏi những thói quen trong cuộc sống thường ngày của họ được xếp là du lịch giải trí. Những người đi du lịch theo loại hình này nhằm mục đích tách khỏi sự căng thẳng, đơn điệu của công việc hàng ngày, tìm kiếm sự thư giãn thoái mái thông qua các hoạt động giải trí ở điểm đến du lịch.

- Du lịch sức khỏe: gắn liền với mục đích duy trì và nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần của cá nhân bằng những hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, chữa bệnh, hồi phục sức khỏe, tăng cường sức khỏe thể chất lần tinh thần.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH chủ đề 5 tìm hiểu về du lịch việt nam năm 2016 và so sánh với năm 2015 (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w