Đội ngũ hướng dẫn viên

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH chủ đề 5 tìm hiểu về du lịch việt nam năm 2016 và so sánh với năm 2015 (Trang 27)

Bảng 4. 2: Số thẻ HDVDL được cấp trong năm 2015-2016 và tổng số thẻ HDVDL còn thời hạn tính đến hết năm 2015-2016

Thẻ HDVDL Năm 2015

Năm 2016

*HDVDL: hướng dẫn viên du lịch

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Năm 2016, toàn quốc có 18.391 hướng dẫn viên du lịch (HDVDL) được cấp thẻ gồm 10.590 thẻ quốc tế, 7.801 thẻ nội địa. Trong tổng số hướng dẫn viên được cấp thẻ năm 2016, có 4.337 hướng dẫn viên được cấp mới thẻ, 4.110 hướng dẫn viên được cấp đổi thẻ (5.720 thẻ quốc tế và 2.727 thẻ nội địa). Cũng trong năm 2016, có tổng 3.150 thẻ HDVDL hết hạn (1.575 thẻ quốc tế và 1.575 thẻ nội địa) và 5 thẻ HDVDL bị thu hồi (3 thẻ quốc tế và 2 thẻ nội địa).

Nhìn lại số liệu của năm 2015, cả nước có 17.209 HDVDL được cấp thẻ gồm: 10.123 thẻ quốc tế và 7.086 thẻ nội địa. Như vậy, so với 2015, tổng số HDVDL được cấp thẻ năm 2016 đã tăng 6,9%. Trong đó, số HDVDL nội địa năm 2016 tăng 715 người, tương đương 10,1% và số HDVDL quốc tế năm 2016 tăng 467 người so với năm 2015, tương đương 4,6%.

Trong năm 2016, công tác đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ thuyết minh viên du lịch tại các điểm đến cũng rất được chú trọng. Tổng cục Du lịch đã tổ chức 5 lớp tập huấn tại các tỉnh Điện Biên, Nam Định, Quảng Ninh, Hà Tĩnh và cấp chứng chỉ cho 292 học viên.

Biểu đồ 4. 2: Cơ cấu thẻ HDVDL quốc tế chia theo một số ngoại ngữ tính đến hết năm 2015

20

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Biểu đồ 4. 3: Cơ cấu thẻ HDVDL quốc tế chia theo một số ngoại ngữ tính đến hết năm 2016

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Số lượng HDVDL quốc tế sử dụng tiếng Anh vẫn tiếp tục chiếm tỉ lệ cao nhất trong năm 2016 là 54,2%. Đứng thứ 2 là tiếng Trung với 17,9%. Tiếp theo đó lần lượt là: tiếng Pháp chiếm 10,7%; tiếng Nhật chiếm 4,5%; tiếng Nga chiếm 4,1% và tiếng Đức chiếm 3,4%. So với năm 2015, số HDVDL quốc tế sử dụng tiếng Anh, Trung, Pháp và Nhật tăng nhưng sử dụng tiếng Nga, Đức lại bị giảm.

Năm 2016, vẫn có sự thiếu hụt HDVDL sử dụng các ngoại ngữ hiếm như Hàn Quốc, I-ta-li-a, In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, Hà Lan,... với 547 hướng dẫn viên và chiếm tỉ lệ nhỏ, khoảng 5,2% tổng số HDVDL quốc tế. Tuy nhiên so với năm 2015 chỉ có 487 hướng dẫn viên sử dụng các ngoại ngữ này thì năm 2016 cũng đã có sự tăng trưởng 12,32%.

PHẦN 5. DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN 5.1. Vận chuyển bằng đường hàng không

- Hàng không quốc tế:

+ Năm 2016, có 52 hãng hàng không nước ngoài (đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ) trong đó có nhiều hãng hàng không lớn như United Airlines, Air France, Emirates, Qatar Airways… và 3 hãng hàng không Việt Nam khai thác 99 đường bay quốc tế đến Việt Nam.

+ Năm 2015, có 55 hãng hàng không nước ngoài (đến từ 25 quốc gia, vùng lãnh thổ) và 3 hãng hàng không Việt Nam đang khai thác 98 đường bay quốc tế.

- Hàng không nội địa:

21

+ Với mạng đường bay nội địa rộng khắp, 4 hãng hàng không Việt Nam đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách và hỗ trợ tích cực cho mạng đường bay quốc tế. Trong đó trục bay Hà Nội - Đà Nẵng - TP Hồ Chí Minh được xác định là xương sống cho hoạt động vận chuyển hàng không nội địa (chiếm 56%).

+ 4 hãng hàng không khai thác đường bay nội địa trong năm 2016 bao gồm: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific Airlines, VASCO.

- Trong năm 2016, nước ta khai thác một số đường bay mới mà 2015 chưa có:

+ Đường bay quốc tế mới: Hải Phòng - Seoul (Hàn Quốc); Hải Phòng - Bangkok (Thái Lan); TP Hồ Chí Minh - Đài Nam (Đài Loan);

+ Đường bay nội địa mới: Hải Phòng - Đà Lạt; Hải Phòng - Phú Quốc; Huế - Cam Ranh.

- Hạ tầng: 21 cảng hàng không trong đó 10 cảng hàng không quốc tế

5.2. Vận chuyển bằng đường thủy

Du lịch bằng đường thủy chưa được khai thác hiệu quả:

- Du lịch tàu biển: Đến nay, Việt Nam vẫn chưa có cảng biển du lịch chuyên dụng, làm hạn chế khả năng đón khách du lịch tàu biển.

- Du lịch đường thủy nội địa: Số lượng và chất lượng phương tiện vận chuyển đường thủy nội địa phục vụ du lịch ngày càng phát triển, đa dạng về chủng loại, công suất... Kết cấu hạ tầng, bến tàu phục vụ du lịch đường thủy ở một số địa phương cũng được đầu tư, nâng cấp như bến du thuyền Marina tại Nha Trang (Khánh Hòa) và Phú Quốc (Kiên Giang), xây mới nhà ga cảng tàu khách quốc tế Tuần Châu tại Hạ Long (Quảng Ninh)... Một số sản phẩm dịch vụ du lịch đường thủy có sức hút và khả năng cạnh tranh cao được du khách ưa thích như: dịch vụ tham quan, ngủ đêm trên vịnh Hạ Long; du lịch trên sông Mê Kông (tuyến TP. Hồ Chí Minh - Phnôm Pênh - Xiêm Riệp); du lịch miệt vườn sông nước Cửu Long... Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch đường thủy chủ yếu vẫn là hoạt động vận chuyển khách, thiếu các dịch vụ chuyên biệt và các điểm dừng chân hợp lý.

5.3. Vận chuyển bằng đường bộ

Hệ thống đường cao tốc được đầu tư phát triển đã góp phần gia tăng lượng khách lưu thông bằng đường bộ, góp phần phát triển điểm đến. Nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư các loại ô tô cao cấp, hiện đại, chuyên dụng để vận chuyển khách du lịch, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

22

Cùng với sự nâng cấp cơ sở hạ tầng, tính đến hết năm 2015, Việt Nam đã có hệ thống đường cao tốc với tổng chiều dài 710km. Các tuyến cao tốc đã được đưa vào khai thác, sử dụng gồm: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Nội Bài - Nhật Tân, Hà Nội - Hải Phòng, Đại lộ Thăng Long, TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương,... đã góp phần rút ngắn thời gian di chuyển giữa các địa phương, tạo đà phát triển cho du lịch đường bộ. Về cơ bản, năm 2016 vẫn giữ được sự phát triển đó để đưa khách du lịch đến nhiều điểm đến.

5 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển khách du lịch bằng ô tô hàng đầu Việt Nam:

+ Công ty TNHH MTV Dịch vụ Lữ hành Saigontourist, thành phố Hồ Chí Minh

+Công ty Cổ phần Du lịch Hòa Bình Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh

+ Trung tâm dịch vụ vận chuyển khách du lịch Trịnh Gia, thành phố Hồ Chí Minh

+Công ty TNHH Thiên Thảo Nguyên, thành phố Hà Nội

+ Công ty TNHH Dịch vụ Minh Việt, thành phố Hà Nội

5.4. Vận chuyển bằng đường sắt

Trong năm 2016, ngành đường sắt đã nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới tiện ích nhiều đoàn tàu. Những tuyến tàu 5 sao như tuyến Sài Gòn - Nha Trang, Sài Gòn - Phan Thiết được đưa vào phục vụ đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo du khách. Tuy nhiên với những hạn chế về thời gian đi lại và giá vé, du lịch đường sắt vẫn chưa cạnh tranh được với các loại hình vận chuyển khác như hàng không giá rẻ và vận tải đường bộ.

PHẦN 6. CÁC PHƯƠNG TIỆN CỦA CHUYẾN ĐI 6.1. Khách quốc tế đến Việt Nam

23

Biểu đồ 6. 1: Khách quốc tế đến Việt Nam chia theo phương tiện đến, 2015-2016

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong năm 2016 lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không chiếm đa số với 8.260.623 lượt, tăng so với năm 2015 là 31,7%. Khách đến bằng đường biển đạt 284.855 lượt tăng 67,7% so với năm 2015 tuy nhiên đây lại là phương tiện di chuyển được ít khách quốc tế lựa chọn nhất. Riêng với đường bộ, số lượng khách có sự giảm nhẹ khi đạt 1.467.257 lượt, giảm 2,3% so với năm 2015.

Biểu đồ 6. 2: Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam chia theo phương tiện đến, 2015- 2016

24

Nguồn: Tổng cục Thống kê

So sánh sự thay đổi cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam theo phương tiện đến năm 2015, 2016 có thể nhận thấy tỷ lệ khách đến bằng đường hàng không, đường biển tăng lần lượt từ 79,0% (năm 2015) lên 82,5% (năm 2016) và 2,1% (năm 2015) lên 2,8% (năm 2016). Trong khi đó tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến bằng đường bộ lại giảm từ 18,9% năm 2015 xuống còn 14,7% năm 2016.

Có thể nói rằng sự chênh lệch rõ ràng trong hình thức sử dụng các phương tiện vận chuyển này là vì máy bay vẫn là lựa chọn hàng đầu để thực hiện các chuyến đi du lịch nước ngoài của khách quốc tế bởi độ an toàn cao và khoảng thời gian ngắn khi di chuyển một chặng đường dài. Ngoài ra còn do những chính sách mà Đảng và Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện trong khâu xuất nhập cảnh; sự hợp tác, liên kết mở nhiều đường bay thẳng nối các thành phố lớn của Việt Nam đến các thành phố trong khu vực có nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã thúc đẩy họ lựa chọn máy bay là phương tiện di chuyển trong hành trình du lịch đến Việt Nam...

Tàu thủy chiếm tỉ lệ ít bởi lẽ nó chỉ có thể vận hành được nếu đi trên các vùng biển, thời gian di chuyển lâu,.. Tuy nhiên năm 2016 tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển có sự tăng nhẹ là do mức độ thú vị của những hành trình tour trên biển, do Việt Nam là một đất nước có đường biển dài với nhiều cảng biển ngày càng phát triển. Cuối cùng, đường bộ là lựa chọn đứng thứ hai khi đến Việt Nam của khách quốc tế bởi độ linh hoạt trong di chuyển mà nó mang lại. Nhưng năm 2016, lượng khách du lịch quốc tế lựa chọn hình thức di chuyển này đã giảm là do tốc độ di chuyển chậm, độ an toàn thấp và những trở ngại về khoảng cách địa lí.

25

6.2. Khách nội địa

Biểu đồ 6. 3: Cơ cấu khách du lịch nội địa theo phương tiện sử dụng năm 2016

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Báo cáo điều tra của Tổng cục Du lịch về khách du lịch nội địa năm 2016 cho thấy, số khách di chuyển bằng ô tô chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 55%, chiếm hơn 1/2 so với tổng cơ cấu. Đứng thứ 2 là lựa chọn đi bằng máy bay chiếm 21,9%. Hai lựa chọn thấp nhất lần lượt là tàu hỏa chiếm 3,4% và tàu thủy chiếm 3,1%. Tỷ lệ còn lại là di chuyển bằng các phương tiện khác chiếm 16,6%.

Giải thích cho việc ô tô được lựa chọn nhiều nhất vì đây là một trong những phương tiện di chuyển chính của người dân Việt Nam với chi phí hợp lí, mức độ thuận tiện và độ linh hoạt cao. Thêm vào đó hạ tầng giao thông vận tải của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phát triển giúp cho việc di chuyển bằng đường bộ trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó nhằm tạo điều kiện, cơ hội cho du lịch phát triển thì các hãng hàng không của Việt Nam đã tham gia vào các chương tình kích cầu du lịch với những đợt ưu đãi, khuyến mãi giá vé; đời sống kinh tế của người dân ngày càng phát triển nên năm 2016 cũng có rất nhiều du khách nội địa đã lựa chọn đi du lịch bằng đường hàng không bởi độ an toàn, tính tiện nghi cao mà nó đem lại.

PHẦN 7. MỤC TIÊU CỦA CHUYẾN ĐI

Mục tiêu của các chuyến đi du lịch gắn liền với các loại hình du lịch được hình thành và phát triển. Trong năm 2016, chính phủ đã đề ra các chính sách phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng, đặc sắc, đa dạng đảm bảo đáp ứng nhu cầu của khách du

26

lịch nội địa và quốc tế; quy hoạch, đầu tư phát triển sản phẩm du lịch dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên và tăng cường liên kết phát triển du lịch giữa các vùng, miền, địa phương...

7.1. Các loại hình du lịch chính

- Du lịch biển, đảo là: loại hình du lịch được phát triển tại các vùng có tiềm năng về biển đảo hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, tắm biển, nghiên cứu… Sản phẩm của du lịch biển, đảo có: du lịch nghỉ dưỡng, tham quan thắng cảnh biển; du lịch sinh thái biển; du lịch thể thao biển; du lịch lặn biển...

- Du lịch sinh thái là: loại hình du lịch trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên, khám phá đa dạng sinh học kết hợp với bảo vệ môi trường. Các sản phẩm của du lịch sinh thái có: du lịch núi; du lịch sinh thái nông nghiệp...

- Du lịch văn hóa: là loại hình gắn liền với các di sản, lễ hội; các hoạt động tham quan và tìm hiểu văn hóa, lối sống của người dân địa phương. Các sản phẩm bao gồm: du lịch tâm linh, du lịch làng nghề; du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ tại nhà dân...

- Du lịch công vụ (du lịch MICE): là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác.

- Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí: là việc những người đi du lịch với mục đích thư giãn, thay đổi hay muốn thoát khỏi những thói quen trong cuộc sống thường ngày của họ được xếp là du lịch giải trí. Những người đi du lịch theo loại hình này nhằm mục đích tách khỏi sự căng thẳng, đơn điệu của công việc hàng ngày, tìm kiếm sự thư giãn thoái mái thông qua các hoạt động giải trí ở điểm đến du lịch.

- Du lịch sức khỏe: gắn liền với mục đích duy trì và nâng cao sức khỏe thể chất, tinh thần của cá nhân bằng những hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, chữa bệnh, hồi phục sức khỏe, tăng cường sức khỏe thể chất lần tinh thần.

7.2. Các sản phẩm du lịch đặc trưng của 7 vùng du lịch

- Vùng Trung du miền núi Bắc Bộ có sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch sinh thái núi và du lịch văn hóa các dân tộc thiểu số.

- Vùng Đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc có sản phẩm du lịch văn hóa, tham quan các di sản thiên nhiên thế giới và nền văn minh sông Hồng.

- Vùng Bắc Trung Bộ có sản phẩm du lịch đặc trưng là tham quan di sản thiên nhiên, di sản văn hóa thế giới cũng với các di tích cách mạng.

27

- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng là tham quan, nghỉ dưỡng biển.

- Vùng Tây Nguyên gắn với sản phẩm du lịch sinh thái cao nguyên đất đỏ, du lịch văn hóa các dân tộc thiểu số.

-Vùng Đông Nam Bộ có sản phẩm đặc trưng là du lịch MICE, du lịch đô thị.

- Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có sản phẩm đặc trưng là du lịch sinh thái sông nước, miệt vườn.

PHẦN 8. CÁC ĐIỂM ĐẾN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM VỀ SỐ LƯỢNG KHÁCH, THU NHẬP, CHI TIÊU

Năm 2015: Các địa điểm thu hút như Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ninh Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Kiên Giang, Bình Thuận, Đà Nẵng, Nha Trang- Khánh Hòa...

Năm 2016, danh sách 10 điểm đến hàng đầu Việt Nam về số lượng khách, thu nhập, chi tiêu,... bao gồm:

8.1. Hội An (Quảng Nam)

Một góc bình yên tại Hội An – Nguồn: Zing

Là một thương cảng Đông Nam Á sầm uất từ thế kỷ XV đến XIX, thành phố Hội An nằm yên bình trên dải bờ biển miền Trung Việt Nam, là điểm dừng chân lý tưởng của không ít khách du lịch, nhất là khách quốc tế. Đặc biệt, vào ngày 14 âm lịch hàng tháng, phố cổ Hội An sẽ thay toàn bộ đèn điện bằng đèn lồng truyền thống đầy màu sắc,

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH chủ đề 5 tìm hiểu về du lịch việt nam năm 2016 và so sánh với năm 2015 (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w