Định hướng phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp tiềm năng, ưu

Một phần của tài liệu BÀI tập NHÓM môn học QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN đề bài chuyển dịch cơ cấu kinh tế với quy hoạch phát triển (Trang 95 - 97)

IV QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

4.2.1.2 Định hướng phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp tiềm năng, ưu

thu hút đầu tư; các ngành, sản phẩm quan trọng và các sản phẩm khác

Từ các luận cứ, thực trạng về quy mô, hiệu quả sản xuất một số sản phẩm chủ yếu giai đoạn 2011-2020, quan điểm và mục tiêu phát triển, Bắc Giang xác định một số ngành, sản phẩm công nghiệp tiềm năng, ưu tiên thu hút đầu tư; các ngành sản phẩm quan trọng. Cụ thể:

Các ngành, sản phẩm tiềm năng, ưu tiên phát triển

(1) Công nghiệp sản xuất cơ khí (sản xuất kim loại; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn trừ máy móc thiết bị; sản xuất thiết bị máy móc chưa được phân vào đâu; sản xuất xe có động cơ; sản xuất phương tiên vận tải khác; sửa chữa, bảo dưỡng, lắp đặt máy móc và thiết bị).

(2) Công nghiệp sản xuất, chế biến thực phẩm: Tăng cường thu hút đầu tư để sản xuất, chế biến thực phẩm trở dần tăng tỷ trong và trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng góp quan trọng vào nâng cao chuỗi giá trị nông sản của địa phương, chủ động trong khâu tiêu thụ, tháo gỡ khó khăn cho đầu ra của nông sản.

(3) Công nghiệp dệt: Phát triển công nghiệp dệt đáp ứng nhu cầu và trở thành một khâu quan trọng trong chuỗi giá trị sản phẩm dệt may của địa phương.

(4) Công nghiệp cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải: Phát triển ngành đảm bảo cung cấp nhu cầu nước sạch dân cư đô thị, nông thôn ngày càng tăng.

Sản phẩm quan trọng

(5) Sản xuất các sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học: Tiếp tục xác định đây là sản phẩm quan trọng hàng đầu của ngành công nghiệp. Khuyến khích đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, kéo dài chuỗi giá trị.

(6) Sản xuất thiết bị điện (chủ yếu pin năng lượng mặt trời): Tiếp tục xác định đây là sản phẩm quan trọng của nganh công nghiệp. Tỉnh Bắc Giang sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, kéo dài chuỗi giá trị, hướng tới hình thành cụm ngành chuyên sản xuất sản phẩm Pin năng lượng mặt trời tại Bắc Giang.

công nghiệp khu vực nông thôn có nguồn lao động rồi rào. Thực hiện chuyển dịch mạnh từ gia công, sang thiết kế, sản xuất, kết hợp với sản phẩm dệt trên địa bàn, tạo ra chuỗi giá trị gia tăng cao.

(8) Sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic (chủ yếu là bao bì): Tiếp tục tạo điều kiện phát triển, chuyển dần sang tự túc sản xuất được nguyên liệu, tự thiết kế, sản xuất, kéo dài chuỗi giá trị, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

4.2.1.3Tầm nhìn đến năm 2050

Hạn chế tiến tới không phát triển các sản phẩm gia công, lắp ráp, phát triển mạnh các sản phẩm công nghệ cao, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ số, thân thiện với môi trường, trong đó, ưu tiên phát triển các sản phẩm: công nghiệp sản xuất cơ khí chính xác, chế tạo; công nghiệp điện tử (chuyển sang nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới để ứng dụng trí tuệ nhân tạo, công nghệ số); sản xuất, chế biến sâu thực phẩm; công nghiệp hỗ trợ

Một phần của tài liệu BÀI tập NHÓM môn học QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN đề bài chuyển dịch cơ cấu kinh tế với quy hoạch phát triển (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w