Phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

Một phần của tài liệu BÀI tập NHÓM môn học QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN đề bài chuyển dịch cơ cấu kinh tế với quy hoạch phát triển (Trang 97 - 105)

IV QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

4.2.2 Phương hướng phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

4.2.2.1Mục tiêu phát triển

Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh trên cơ sở phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch. Tập trung phát triển các sản phẩm chủ lực, sản phẩm đặc trưng có tiềm năng, lợi thế. Thu hút các doanh nghiệp, HTX, trang trại có sự hợp tác, kiên kết vào đầu tư vào nông nghiệp để năng cao chuỗi giá trị sản phẩm. Mục tiêu đưa Bắc Giang là trở thành tỉnh trọng điểm nông nghiệp quốc gia, đứng đầu miền Bắc. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 2-3%/năm; tỷ trọng giá trị sản xuất ứng dụng công nghệ cao năm 2030 đối với nông nghiệp chiếm trên 80%, lâm nghiệp và thủy sản chiếm trên 10%; tỷ lệ trồng trọt hữu cơ chiếm 30%, chăn nuôi hữu cơ chiếm 20%; chăn nuôi gia trại, trang trại, khu chăn nuôi tập trung chiếm 80%.

4.2.2.2Phương hướng phát triển

Các sản phẩm quan trọng, tiềm năng, triển vọng

(1) Sản xuất lúa: Giữ ổn định diện tích đất lúa để đảm bảo an ninh lương thực. Đến

năm 2030, diện tích đất trồng lúa khoảng 51.207 ha (trong đó diện tích lúa 2 vụ là 48.700 ha), giảm 19.970 ha so với năm 2019, đây là diện tích an toàn so ngưỡng tối thiểu về an toàn lương thực của tỉnh là khoảng 26.000 ha. Thực hiện khoanh vùng, quản lý

91

nghiêm diện tích 42.190 ha đất trồng lúa 2 vụ. Chuyển đổi cơ cấu giống sang các loại giống cho chất lượng cao, phát triển các vùng sản xuất lúa chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

(2) Trồng rau các loại: Thực hiện tái cơ cấu cây trồng, chuyển đổi diện tích cây

trồng khác sang trồng rau, đặc biệt là rau ứng dụng công nghệ cao, rau an toàn, rau xuất khẩu. Diện tích trồng rau năm 2030 đạt khoảng 28.000 ha, tăng 3.000 ha so với năm 2019, diện tích rau chế biến, rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP đưa vào tiêu thụ trong các siêu thị, cung cấp cho nhà máy chế biến khoảng 12.500 ha, trong đó diện tích rau xuất khẩu 5.000 ha.

(3) Trồng vải: Thực hiện chuyển đổi một số diện tích năng suất, chất lượng thấp tại

một số địa phương như Sơn Động, Lạng Giang ... sang cây trồng khác có hiệu quả kinh tế. Tăng diện tích trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Diện tích trồng vải năm 2030 duy trì khoảng 26.000 ha, trong đó, diện tích trồng theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 17.000 ha. Phát triển cụm tương hỗ vải thiều, để vải thiều là sản phẩm đặc trưng, có thương hiệu của tỉnh, quốc gia nổi bật, phục vụ thị trường, du lịch...

(4) Chăn nuôi lợn: Phát triển đàn lợn theo hướng nâng cao chất lượng trên cơ sở

mở rộng loại hình chăn nuôi trang trại, khuyến khích tạo điều kiện hình thành cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, vùng chăn nuôi tập trung gắn với chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; tỷ lệ chăn nuôi an toàn sinh học, chăn nuôi hữu cơ chiếm 20%, chăn nuôi gia trại, trang trại, chăn nuôi tập trung chiếm 80%.

(5) Chăn nuôi gà: Phát triển đàn gà theo hướng nâng cao chất lượng trên cơ sở mở

rộng loại hình chăn nuôi trang trại, vùng chăn nuôi tập trung, có trình độ chăn nuôi tiên tiến gắn với chuỗi sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện nghiên cứu, lựa chọn giống gà đặc trưng riêng của Bắc Giang, gà Yên Thế; chuyển dịch mạnh mẽ sang chăn nuôi theo tiêu chuẩn an toàn, xử lý tốt vấn đề môi trường.

Sản phẩm khác

(6) Trồng cam: Định hướng thời gian tới duy trì diện tích khoảng 5.000 ha, trồng

theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

(7) Trồng bưởi: Định hướng thời gian tới duy trì diện tích khoảng 5.400 ha, trồng

theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP.

(8) Trồng nhãn: Định hướng thời gian tới duy trì diện tích khoảng 3.600 ha, trồng

theo tiêu chuẩn VietGAP.

(9) Trồng na: Định hướng thời gian tới duy trì diện tích khoảng 2.300 ha, trồng

theo tiêu chuẩn VietGAP.

(10) Trồng lạc: Định hướng thời gian tới duy trì diện tích khoảng 8.500 ha.

(11) Trồng chè: Định hướng thời gian tới tăng diện tích lên 800 ha.

(12) Trồng rừng: Định hướng thời gian tới tăng diện tích rừng đặc dụng, giảm diện

tích rừng phòng hộ, rừng kinh tế. Tổng diện tích đất quy hoạch 3 loại rừng 141.624 ha; trong đó: Rừng đặc dụng 13.537 ha, rừng phòng hộ 20.601 ha, rừng sản xuất 107.486 ha.

(13) Nuôi trồng thủy sản: Định hướng thời gian tới diện tích nuôi thủy sản cơ bản

ổn định, đạt 12.700 ha, trong đó nuôi trồng thủy sản chuyên canh 6.500 ha, kết hợp ruộng trũng 2.000 ha, kết hợp mặt nước lớn 4.200 ha.

(14) Một số sản phẩm tiềm năng

-Phát triển một số sản phẩm có tiềm năng khác như: trồng hoa, cây cảnh, trồng nấm, chăn nuôi một số con đặc sản...

4.2.2.3Tầm nhìn đến năm 2050

Đến năm 2050, tiếp tục duy trì các không gian sản xuất lúa; đồng thời, giữ ổn định diện tích đất lúa khoảng 45.000ha, trong đó diện tích đất lúa bảo vệ nghiêm ngặt là 42.190 ha đã xác định để đảm bảo an ninh lương thực (trong đó, giữ nguyên 151 vùng sản xuất lúa tập trung với quy mô từ 50ha trở lên). Chuyển một phần diện tích đất lúa, đất trồng cây ăn quả, đất rừng sang các mục địch sử dụng khác để phát triển kinh tế - xã hội; giữ ổn định diện tích rừng phòng hộ, bảo vệ nghiêm diện tích rừng tại các khu vực hạn chế phát triển.

Đối với chăn nuôi tập trung duy trì không gian phát triển chăn nuôi, đồng thời di dời các khu vực chăn nuôi trong nội thành, nội thị không được phép chăn nuôi theo Luật Chăn nuôi số 32/2018/QH14.

4.3Phương hướng phát triển ngành dịch vụ

4.3.1.1Mục tiêu phát triển ngành dịch vụ

Phát triển ngành dịch vụ đa dạng, hiện đại, bền vững; phát triển cả dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội và dịch vụ công. Trong đó tập trung phát triển, phát triển đột phá một số dịch vụ có tiềm năng, lợi thế, ngành dịch vụ có sức cạnh tranh cao, đưa Bắc Giang trở thành cửa ngõ, trung tâm trung chuyển hàng hóa, vận tải, kho bãi, logistic, thương mại của vùng; hình thành và phát triển các khu du lịch quốc gia, đưa dịch vụ du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng; tiếp tục ưu tiên phát triển ngành dịch vụ thiết yếu; khuyến khích phát triển các

loại dịch vụ mới. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 9-10%/năm.

4.3.1.2Phương hướng phát triển ngành dịch vụ

Ngành, sản phẩm ưu tiên thu hút đầu tư

(1)Dịch vụ bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và xe có động cơ khác: Tập trung phát triển

dịch vụ thương mại rộng khắp, đáp ứng nhu cầu mua sắm của nhân dân, trở thành ngành dịch vụ chủ lực.

Quy hoạch và thu hút đầu tư Trung tâm dịch vụ tổng hợp cấp vùng (chợ cấp vùng) tại thành phố Bắc Giang, huyện Lục Ngạn; tiếp tục thu hút đầu tư các siêu thị, trung tâm thương mại tại các đô thị; chợ tại vùng nông thôn.

94

(2)Dịch vụ vận tải, kho bãi, logistic: Phát triển dịch vụ vận tải, kho bãi, logistic đa dạng,

hiện đại, trở thành ngành dịch vụ chủ lực.

Tập trung đẩy nhanh tiến độ hoàn thành Trung tâm logistic thành phố Bắc Giang. Quy hoạch các cảng tổng hợp, cảng đường thủy nội địa để tăng cường vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy; khai thác tốt tuyến đường sắt Hà Nội – Lạng Sơn; Bắc Giang – Hạ Long; tiếp tục mở các tuyến xe khách liên tỉnh, xe buýt nộii tỉnh, từ trung tâm đến các khu, điểm du lịch ...

(3)Dịch vụ du lịch: Tạo bước đột phá về phát triển du lịch, để du lịch trở thành ngành kinh tế

quan trọng của tỉnh, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội nhanh, bền vững. Xây dựng Bắc Giang trở thành điểm du lịch quan trọng trên tuyến du lịch Hà Nội - Lạng Sơn; Thái Nguyên - Quảng Ninh. Xây dựng được thương hiệu du lịch Bắc Giang là điểm đến văn hóa - tâm linh, sinh thái hấp dẫn.

Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù như: Du lịch theo dấu chân Phật Hoàng Trần Nhân Tông; du lịch trên dòng sông quan họ; du lịch cuối tuần với các khu nghỉ dưỡng sinh thái; du lịch thể thao cao cấp như golf , thể thao khám phá cao cấp... Duy trì và phát triển sản phẩm du lịch chính: Du lịch văn hóa - tâm linh; lịch sử - văn hóa; nghỉ dưỡng sinh thái; du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái; du lịch về nguồn. Phát triển sản phẩm du lịch bổ trợ: Du lịch thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí, lễ hội - sự kiện; du lịch làng nghề; mua sắm; hội nghị, hội thảo...

Ngành, sản phẩm khác

(4)Dịch vụ thông tin và truyền thông: Xây dựng hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng thông tin và truyền

thông, mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, cơ sở xuất bản với công nghệ hiện đại, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, kết nối với các tỉnh, thành trong vùng và cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất, dịch vụ, nâng cao dân trí khu vực nông thôn.

Ứng dụng công nghệ thông tin sâu rộng trong nhiều lĩnh vực và trở thành một trong những yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển kinh tế xã hội, tạo điều kiện để thúc đẩy hội nhập trên địa bàn tỉnh cũng như trên toàn quốc.

Nâng cao chất lượng dịch vụ thông tin truyền thông trong các lĩnh vực: bưu chính, viễn thông, dịch vụ phát hành báo chí đáp ứng nhu cầu thông tin của các cơ quan, tổ chức và nhu cầu được thông tin của nhân dân.

(5)Dịch vụ kinh doanh bất động sản: Quy hoạch đồng bộ mạng lưới các đô thị, khu đô thị,

dân cư mới. Đầu tư cáckhu đô thị mới, đồng bộ, hiện đại, theo hướng thông minh, đáp ứng nhu cầu của người dân; xây dựng nhà ở công nhân, cho người thu nhập thấp xung quanh các KCN lớn của tỉnh...

(6)Dịch vụ tài chính, ngân hàng và bảo hiểm: Tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ tài

chính, ngân hàng và bảo hiểm theo hướng hiện đại, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của các doanh nghiệp và người dân; phấn đấu tăng trưởng dư nợ tín dụng tăng bình quân 13-15%/năm.

(7)Dịch vụ công: Tiếp tục nâng cao chất lượng các dịch vụ công phục vụ công tác Đảng, các

tổ chức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, an sinh xã hội, quản lý nhà nước, y tế,

95

giáo dục, khoa học và công nghệ ...

4.3.1.3 Tầm nhìn đến năm 2050

Phát triển mạnh các dịch vụ giá trị gia tăng cao để nâng cơ cấu ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế: tiếp tục phát triển các dịch vụ thiết yếu như thương mại, bán buôn, bán lẻ để đáp ứng nhu cầu dịch vụ cơ bản của nhân dân. Ưu tiên phát triển các sản phẩm như dịch vụ logistics, du lịch, dịch vụ tài chính – ngân hàng, thông tin truyền thông, dịch vụ xã hội, đưa các sản phẩm này chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu ngành dịch vụ và cơ cấu kinh tế của tỉnh.

4.4 Phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai

4.4.1. Mục tiêu sử dụng đất

Khai thác tối đa quỹ đất sản xuất nông nghiệp; giữ nguyên hiện trạng diện tích đất rừng, đất mặt nước; chuyển đổi mục đích sử dụng những dự án nông nghiệp chưa triển khai hoặc khai thác không có hiệu quả.

- Mở rộng diện tích đất đô thị và đất giao thông dựa vào quỹ đất phi nông nghiệp, quỹ đất chưa sử dụng, thu hồi các dự án xây dựng chưa triển khai hoặc khai thác không có hiệu quả.

- Đưa vào khai thác quỹ đất chưa sử dụng một cách hợp lý

4.4.2. Định hướng sử dụng đất

Căn cứ theo định hướng phát triển kinh tế xã hội, trong thời gian từ nay đến năm 2030, tỉnh Bắc Giang tập trung phát triển công nghiệp chế biến, trọng tâm là sản xuất, lắp ráp linh kiện điện tử, hàng may mặc và đa dạng các sản phẩm nông nghiệp trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế. Cụ thể như sau:

- Trong sản xuất công nghiệp, theo định hướng phát triển công nghiệp của tỉnh; trong thời gian tới, Trục kinh tế của tỉnh được xác định theo các tuyến giao thông chính trên địa bàn, như: Quốc lộ 1A, QL17, QL31, đường vành đai IV, ĐT293... Đây là khu vực có có tính kết nối cao trong tỉnh và với các tỉnh trong khu vực và cả nước; là khu vực tập trung chủ yếu các khu, cụm công nghiệp hiện có của tỉnh. Đồng thời, là những khu vực có không gian phát triển trong tương lai. Tại các Trục kinh tế sẽ tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, khu vực này sẽ hình thành vùng động lực kinh tế của tỉnh.

96

- Trong sản xuất nông nghiệp, phát triển dựa trên các lợi thế của tỉnh để cung cấp sản phẩm cho các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên, Đà Nẵng, thành phố Hồ Chí Minh, … và xuất khẩu sang các thị trường Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, EU, ASEAN,… với các sản phẩm cây ăn quả, chăn nuôi (gà, lợn) và phát triển sản xuất lâm nghiệp (bao gồm cả trồng và chế biến sâu các sản phẩm từ rừng), trong đó, nhà nước có vai trò hỗ trợ tìm kiếm thị trường tiêu thụ ổn định; doanh nghiệp và nông dân thực hiện sản xuất theo hướng hàng hóa gắn với chế biến sâu các sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.

- Trong lĩnh vực dịch vụ, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển dịch vụ du lịch, trọng tâm là du lịch sinh thái, văn hóa tâm linh Tây Yên Tử, du lịch văn hóa, lịch sử gắn với các điểm di tích cuộc khởi nghĩa Yên Thế, tạo tiền đề cho phát triển lĩnh vực dịch vụ trong giai đoạn sau.

Dựa trên định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, định hướng sử dụng đất của tỉnh đến năm 2030 cụ thể như sau:

a, Định hướng sử dụng đất đối với khu phát triển công nghiệp

Dựa trên các KCN, CCN hiện có, kết cấu hạ tầng về giao thông, hạ tầng điện và quỹ đất cùng với điều kiện thực tiễn của từng địa phương, để rà soát, bổ sung các khu, cụm công nghiệp; từ đó xác định 05 vùng phát triển sản xuất công nghiệp.

Đến 2030, quy hoạch 26 KCN với diện tích 6.952ha, trong đó: 6 KCN hiện có với diện tích mở rộng diện tích thêm 400ha; quy hoạch mới 17 KCN với diện tích 5.230ha (trong đó: 15 KCN thành lập mới với diện tích 3.769ha; mở rộng diện tích 04 CCN để thành lập KCN với diện tích mở rộng 1.018ha; sáp nhập 03 KCN để thành lập 01 KCN mới và giữ nguyên diện tích)

Bố trí QH 51 CCN với diện tích 2.370ha, trong đó: Giữ nguyên diện tích 29 CCN với diện tích 1.097ha; mở rộng diện tích 03CCN hiện có với diện tích sau mở rộng là 201ha; thành lập mới 19 CCN với diện tích 1.071ha; đưa ra khỏi quy hoạch 07 CCN để thực hiện

97

Một phần của tài liệu BÀI tập NHÓM môn học QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN đề bài chuyển dịch cơ cấu kinh tế với quy hoạch phát triển (Trang 97 - 105)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w