Hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 34 - 38)

2 .Thực trạng xuất khẩu gạo sang Trung Quốc

2.5. Hình thức xuất khẩu và phương thức thanh toán

Trong những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước, chương trình xuất khẩu gạo của Việt Nam chủ yếu là đổi hàng và trả nợ. Thời gian sau đó Việt Nam đã sử dụng phương thức xuất khẩu trực tiếp và qua trung gian. Đối với những thị trường dễ tính như Châu Phi thì Việt Nam thực hiện phương thức xuất khẩu trực tiếp, vì đối với những thị trường này yêu cầu về chất lượng sản phẩm không cao, chúng ta có thể dễ dàng đáp ứng. Còn đối với những thị trường như Mỹ, Nhật Bản thì họ lại yêu cầu sản phẩm với chất lượng cao và đòi hỏi sử dụng trung gian. Đối với Trung Quốc, những năm gần đây, chủ yếu sử dụng hình thức thanh toán L/C trong hợp đồng xuất khẩu gạo, dưới điều kiện FOB của Incoterm.

3. Đánh giá thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc giai đoạn 2016 - 2021

3.1. Thành tựu:

Trong những năm qua, Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực mà còn đưa gạo trở thành mặt hàng xuất khẩu tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu trên thế giới. Trong đó, thị trường Trung Quốc là một trong những thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam nhiều năm liên tiếp với những thành tựu ấn tượng.

Từ 1989 đến nay, Việt Nam luôn ở trong top 3 nước đứng đầu về xuất khẩu gạo và hiện chiếm gần 20% thị phần toàn cầu. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc năm 2016 - 2017 có sự tăng trưởng vượt bậc so với gần 30 năm trước khi chiếm tới 33,36% (2016) và 39% (2017) thị phần xuất khẩu gạo của Việt Nam. Năm 2018, sản lượng gạo xuất khẩu ước tính đạt 6,1 triệu tấn, gấp 3,8 lần sản lượng gạo xuất khẩu năm 1990; kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam tăng

28

mạnh, gấp hơn 11 lần, từ 275,4 triệu USD năm 1990 lên 3,0 tỷ USD năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc có sự suy giảm nhưng vẫn chiếm phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gạo cao hơn tăng trưởng về sản lượng xuất khẩu chủ yếu do chất lượng gạo Việt Nam cải thiện tương đối rõ nét, tỷ lệ gạo cao cấp trong sản lượng gạo xuất khẩu ngày càng tăng là nguyên nhân nâng giá gạo xuất khẩu bình quân của Việt Nam tăng lên. Năm 2018, lượng gạo cao cấp và gạo thơm của Việt Nam xuất khẩu chiếm trên 60%, phân khúc gạo trung bình và phẩm cấp thấp chỉ còn chiếm khoảng 12%. Đây là tỷ lệ “đảo chiều”. Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, kết quả xuất khẩu gạo đến ngày 31/12/2017 theo hướng tích cực so với 10 năm trước khi mà tỷ lệ xuất khẩu gạo cao cấp và gạo thơm chiếm chưa đến 10%.

Sau sự sụt giảm nghiêm trọng của thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc năm 2019, nước ta đã đón làn sóng phục hồi vào năm 2020. Năm 2020, mặt hàng gạo xuất khẩu tăng trưởng mạnh về giá, khối lượng gạo xuất khẩu đạt 6,15 triệu tấn với tổng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 3,07 tỷ USD, tuy giảm 3,5% về khối lượng nhưng tăng tới 9,3% về kim ngạch so với năm 2019, đứng thứ 2 thế giới (sau Ấn Độ). Trong 11 tháng năm 2020, thị trường Trung Quốc đón nhận giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh (tăng 91,6%, đạt 752,3 nghìn tấn và 431,7 triệu USD).

Đến năm 2021, bất chấp ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, xuất khẩu gạo Việt Nam - Trung Quốc vẫn xuất sắc cán đích thành công. Gạo tiếp tục là nông sản xuất khẩu chủ lực, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 3,3 tỷ USD, trong đó xuất khẩu gạo sang thị trường Trung Quốc đạt 1,06 triệu tấn, trị giá 523 triệu USD, tăng lần lượt 30,6% và 12,9%. Thị trường này đang chiếm 17% trong tổng lượng và chiếm 15,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của cả nước.

Ngoài những thành tựu ấn tượng về sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, những năm qua cũng đánh dấu sự chuyển hướng mạnh mẽ trong cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam theo hướng dần chuyển dịch sang các loại gạo có giá trị gia tăng cao như gạo thơm, gạo japonica, gạo đặc sản…Chất lượng gạo tăng lên là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất để tăng trưởng về giá trị cho xuất khẩu gạo, đặc biệt đối với một thị trường ngày càng khắt khe trong từng khâu chất lượng, bảo quản hàng hóa như Trung Quốc.

29

Đặc biệt, nước ta cũng đã có những bước tiến đáng kể trong công cuộc xây dựng “Thương hiệu gạo Việt”. Gạo Việt Nam liên tục có mặt trong top đầu tại cuộc thi gạo ngon nhất thế giới. Tại cuộc thi World’s Best Rice do The Rice Trader tổ chức, gạo ST 25 của Việt Nam đã được đánh giá là gạo ngon nhất thế giới năm 2019, ngon nhì thế giới năm 2020.

3.2. Hạn chế và nguyên nhân:

Thứ nhất, sản xuất lúa nhiều, khối lượng gạo xuất khẩu lớn nhưng giá gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn thấp hơn sản phẩm cùng loại của các nước khác nên kim ngạch xuất khẩu không cao. Nhìn chung thì giá gạo xuất khẩu của Việt Nam thường thấp hơn giá gạo thế giới do chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn nghiêm ngặt của thị trường như chủng loại. Giá gạo Việt Nam thường là giá bán thấp nhất trong số 5 nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pa-kix- tan.

Trong suốt thời gian dài Việt Nam thực hiện chiến lược sản xuất nông nghiệp, sản xuất lúa nước chạy theo mục tiêu tăng trưởng sản lượng mà chưa quan tâm đúng mức đến chất lượng lúa gạo. Việc thâm canh tăng vụ đem lại sản lượng lớn, nguồn cung dồi dào tạo áp lực cho thị trường dẫn tới giá gạo sụt giảm, kết hợp với chất lượng gạo thấp đã gây ra thiệt hại kép khiến cho giá gạo xuất khẩu của Việt Nam càng bị đẩy xuống sát đáy. Giá gạo xuất khẩu thấp kéo theo nguồn thu ngoại tệ thấp, đồng thời đẩy giá trong nước và thu nhập của người nông dân xuống thấp. Chất lượng gạo Việt Nam thấp so với các nước xuất khẩu gạo, chủ yếu do nông nghiệp nước ta chưa chọn được giống lúa đặc sản mang thương hiệu Việt Nam. Bên cạnh đó, xúc tiến thương mại chưa được thực hiện một cách bài bản và xuyên suốt nên gạo Việt Nam hầu như chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới và cũng không thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm; khâu bảo quản sau thu hoạch chưa được chú trọng cũng ảnh hưởng lớn tới chất lượng sản phẩm. Theo số liệu thống kê, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu gạo năm 2018 chỉ chiếm 1,3% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và chiếm 12,2% trong kim ngạch xuất khẩu lương thực, thực phẩm và động vật sống; số liệu tương ứng của năm 1995 là 9,9% và 26,1%; ngoại tệ thu được từ xuất khẩu gạo dần giảm bớt vai trò quan trọng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam cũng như kim ngạch xuất khẩu nông sản.

30

Thứ hai, giá gạo xuất khẩu chúng ta không phải là người quyết định, phải chấp nhận giá thị trường hoặc thậm chí giá do thương lái Trung Quốc đưa ra. Có nhiều trường hợp thương lái Trung Quốc sau khi lấy gạo về, trộn với gạo khác phẩm cấp, khiến chất lượng không ổn định và suy giảm, quay lại ép giá người nông dân Việt Nam. Trung Quốc có đặc điểm không mua gạo để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước theo dạng hợp đồng tập trung của Chính phủ, mà chủ yếu do thương nhân thu mua phân phối lại để hưởng chênh lệch nên giá thấp, doanh nghiệp Trung Quốc mua gạo Việt Nam về với mục đích kéo giá trong nước xuông chứ không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, nên thường họ mua giá thấp để đảm bảo lợi nhuận. Do vậy, mặc dù thương nhân Trung Quốc chào giá thấp nhưng doanh nghiệp Việt Nam vẫn phải chấp nhận bán vào thị trường này với giá thấp vì các thị trường khác không có nhu cầu.

Thứ ba, Trung Quốc là thị trường số 1 của gạo Việt Nam nhưng lại "nóng, lạnh" rất thất thường. Hiện nay, Việt Nam có 21 doanh nghiệp (DN) đạt yêu cầu xuất khẩu gạo vào Trung Quốc, nhưng từ năm 2019, phía Trung Quốc bắt buộc phải xuất tại cửa của 21 DN này, không được nhận xuất ủy thác cho các đơn vị khác. Ngoài ra, phía Trung Quốc cũng yêu cầu DN được cấp phép xuất khẩu vào quốc gia này phải đăng ký công suất nhà máy và xuất khẩu không quá số lượng đó, nếu vượt quá sẽ bị cắt giấy phép. Nhu cầu về gạo của Trung Quốc vẫn khá cao nhưng các nhà nhập khẩu của nước này khó có thể mua hàng từ Việt Nam vì những rào cản kỹ thuật mới mà Chính phủ nước này vừa áp đặt. Theo đó, ngoài việc thuế xuất khẩu tăng, yêu cầu nâng cao chất lượng, tăng cường kiểm soát hàng hóa và kiểm tra về an toàn thực phẩm là những yếu tố khiến xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc sụt giảm mạnh.

Thứ tư, thị trường Trung Quốc không ổn định. Tuy nhập khẩu gạo Việt số lượng lớn, nhưng không ai biết sự thật Trung Quốc đang có bao nhiêu gạo, và nhu cầu của họ có thực hay không. Những tiểu thương Trung Quốc được khuyến khích nhập khẩu gạo Việt, dù trong nước không có nhu cầu cao đến mức như vậy. Họ có thể ngưng nhập khẩu gạo với Việt Nam bất cứ lúc nào. Trong khi nếu xuất khẩu sang Trung Quốc quá nhiều, chúng ta có thể thiếu gạo cho những thị trường truyền thống như Philippines, Indonesia, các nước châu Phi,…

31

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu hoạt động xuất khẩu gạo của việt nam sang thị trường trung quốc (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(51 trang)
w