thuộc chi Lan kim tuyến tại tỉnh Thanh Hoá
1.5.2.1. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu
KBTTN Pù Hu được thành lập theo Quyết định số 447/QĐ-UBND ngày 20/3/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, hiện do Sở NN & PTNT Thanh Hoá quản lý.
KBTTN Pù Hu có vị trí địa lý từ 20030’ đến 20040’vĩ độ bắc; từ 104040’ đến 105005’ kinh độ đông; nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hoá, thuộc địa phận huyện Quan Hóa (các xã Nam Tiến, Hiền Trung, Hiền Kiệt, Thiên Phủ, Trung Sơn, Trung Thành, Thanh xuân, Phú Thanh, Phú Sơn, Phú Xuân) và huyện Mường Lát (xã Trung Lý).
Nằm trên dãy núi đất ở phía Tây của vành đai núi đá vôi chạy theo hướng Tây – Nam từ KBTTN Pù Luông tới VQG Cúc Phương. Đỉnh cao nhất là đỉnh Pù Hu (1.468 m) nằm ở Tây Nam khu bảo tồn. Phía Tây Bắc có một số đỉnh núi cao như đỉnh Pù Học (1.424 m). Địa hình Phía Đông và phía Nam của các dãy núi này độ cao giảm dần cho tới các sườn dông ven sông Mã và sông Luồng. Do có địa hình hiểm trở nên bị chia cắt rất mạnh với độ cao trung bình khoảng 800 - 1.000 m và độ dốc trung bình từ 25 - 300 cho nên Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu vẫn còn giữ được một phần nguyên sơ của hệ sinh thái rừng núi đất đai cao. Địa hình khu vực này có thể chia ra 2 vùng: Vùng núi cao phân bố tập trung ở xã Trung Lý, Hiền Chung, Phú Sơn, Trung Thành…với độ dốc lớn chiếm phần lớn diện tích khoảng 8.665,5 ha. Vùng núi thấp, đồi cao phân bố phía dưới gồm các xã Phú Thanh, Nam Tiến,Thanh Xuân.., độ dốc trung bình 20 -250. Hệ thống đồi núi của khu vực quy hoạch KBTTN Pù Hu chủ yếu là núi đất, tỷ lệ đá lộ đầu chiếm tương đối lớn.
* Khí hậu: KBTTN Pù Hu có đặc điểm khí hậu nhiệt đới, gió mùa mang nét đặc trưng khí hậu vùng Tây Bắc Việt Nam. Nhiệt độ trung bình năm 23,10C, lượng mưa trung bình năm 1.525 mm, độ ẩm bình quân năm là 86%. Nhiệt độ bình quân năm biến động từ 200C - 250C, nhiệt độ tối cao là 390C, nhiệt độ tối thấp là 50C, lượng mưa bình quân năm tương đối thấp, biến động từ 1.400 mm – 1.600 mm, khí hậu nơi đây chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Trong khu vực có hai loại gió chính đó là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió mùa Đông Nam mang theo nhiều hơi ẩm gây ra những trận mưa rào vào mùa Hè. Gió mùa Đông Bắc thổi từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau mang theo nhiều hơi lạnh. Ngoài 2 loại gió chính nêu trên, vào tháng 4 và tháng 5 hàng năm ở đây còn xuất hiện từ 2-3 đợt gió Lào có đặc điểm khô nóng rất dễ gây cháy rừng.
KBTTN Pù Hu giáp ranh với vùng Tây Bắc nên bão chủ yếu ảnh hưởng đến vùng này thông qua những trận mưa lớn lượng mưa từ 1.000 mm/trận mưa nên gây ra lũ lụt.
* Thuỷ văn: KBTTN Pù Hu có 2 hệ suối chính. Một hệ suối chảy trực tiếp vào sông Mã gồm các con suối lớn, nhỏ, các con suối ở phía Tây, phía Bắc và phía Đông của khu bảo tồn như: suối Kép, suối Quặc, suối Lượng, suối Nánh, suối Long… Hệ suối thứ hai tập trung chảy vào sông Luồng rồi tiếp tục chảy ra sông Mã, hệ suối ở phía Nam khu bảo tồn như: suối San, suối Căm, suối Pheo, suối Ngà, suối Cua... Sông Mã và sông Luồng nằm ngoài ranh giới KBTTN Pù Hu, cả 2 hệ thống sông này có lưu lượng dòng chảy lớn và độ dốc cao cho nên tiềm năng thủy điện rất lớn là nguồn tụ thuỷ cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trung Sơn, thủy điện Hồi Xuân và cung cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho các vùng lân cận.
* Thổ nhưỡng: Đất KBTTN Pù Hu hình thành từ các loại đá Granit, Riolit, Phiến thạch sét, Sa thạch sét và Sạn kết, đá Vôi gồm các nhóm đất sau:
- Nhóm đất feralít màu vàng đỏ phát triển trên đá Granit phân bố ở vùng núi trung bình.
- Nhóm đất feralít màu đỏ vàng phát triển trên đá Sa Thạch, Phiến thạch phân bố ở những vùng núi thấp đồi cao.
- Nhóm đất feralít mùn phát tiển trên đá Granit và phân bố ở những vùng núi cao trên sườn núi Pù Hu.
- Nhóm đất feralít mùn phát triển trên đá Phiến thạch sét và đá Sa thạch có kết cấu mịn phân bố trên vùng núi cao.
- Đất dốc tụ nằm dọc theo chân núi. Tổ hợp đất thung lũng bao gồm đất dốc tụ, lũy tích và sản phẩm hỗn hợp. Tổ hợp đất thung lũng lẫn nhiều sỏi sạn và các cấp hạt [2].
1.5.2.2. Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
KBTTN Pù Luông được thành lập theo Quyết định số 495/QĐ-UB ngày 27/3/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, hiện do Sở NN & PTNT Thanh Hoá quản lý.
KBTTN Pù Luông có tọa độ 20021’ đến 20034’ vĩ độ Bắc, 105002’ đến 105020’ kinh độ Đông, thuộc hai huyện Quan Hoá và Bá Thước, tỉnh Thanh Hoá. KBTTN Pù Luông bao gồm các phần đất thuộc 5 xã huyện Quan Hoá bao gồm: xã Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân, Phú Nghiêm và 4 xã huyện Bá Thước bao gồm: xã Thành Sơn, Thành Lâm, Cổ Lũng, Lũng Cao. Phía Đông giáp huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình; Phía Bắc giáp huyện Mai Châu và Tân Lạc tỉnh Hoà Bình; Phía Tây giáp với phần đất còn lại của các xã: Phú Lệ, Phú Xuân, Thanh Xuân, Hồi Xuân; Phía Nam giáp với phần đất còn lại của các xã: Thành Lâm, Phú Nghiêm.
Địa hình của KBTTN Pù Luông bao gồm 2 dãy núi chạy song song theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, được ngăn cách với nhau bởi một thung lũng ở giữa. Địa hình của KBT cao dốc, mức độ chia cắt mạnh, có nhiều đỉnh cao trên 1.000m. Cao nhất là đỉnh Pù Luông có độ cao 1.700m. Thấp nhất là khu vực xã Cổ Lũng có độ cao 60 m. Địa thế khu vực nghiêng dần từ Tây Bắc sang Đông Nam. Độ dốc bình quân 300, nhiều nơi độ dốc trên 450.
* Khí hậu: KBTTN Pù Luông có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có ảnh hưởng khí hậu của vùng Tây Bắc, chịu ảnh hưởng của gió Lào. Nhiệt độ trung bình năm 23 - 250C. Lượng mưa bình quân năm biến động từ 1.500 mm đến 1.600 mm. Có 2 loại gió chính là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc, ngoài ra còn có gió Lào. Mùa Hè có gió Đông Nam, Tây Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10; mùa Đông có gió mùa Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Do lượng mưa vào mùa khô rất thấp, lại chịu ảnh hưởng của gió Lào khô và nóng, do đó khu vực này thường có mùa khô, nóng kéo dài, là thời điểm rất dễ xảy ra cháy rừng.
* Thuỷ văn: Hệ thống thủy văn của vùng lõi đá vôi rất phức tạp và không thể có mối quan hệ trực tiếp nào giữa hệ thống nước trên bề mặt và dưới lòng đất. Các nghiên cứu gần đây đã cho rừng có sự tồn tại của hai hệ thống sông ngầm có quy mô đáng kể cũng như các hệ thống sông ngầm khác. Những dòng sông ngầm này cho thấy nhiều hệ thống nước trong và xung quanh KBTTN Pù Luông được nối liền với nhau.
Do đặc điểm tự nhiên, khả năng giữ nước của các suối nhỏ rất kém, thường cạn kiệt vào mùa khô. Vì vậy, việc xây dựng các hồ chứa và các đập tràn quy mô
vừa và nhỏ trên các suối này có ý nghĩa quan trọng trong việc điều tiết dòng chảy trong mùa lũ và tạo dòng chảy về mùa kiệt, phòng chống cháy rừng, cung cấp nước cho các loài động vật rừng vào mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái và phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái.
* Thổ nhưỡng được chia thành các kiểu loại chính sau: - Đất Renzit mầu nâu vàng, mầu đen, phát triển trên đá vôi; - Đất Luvisol mầu vàng xám, phát triển trên đá vôi;
- Đất Leptosol mầu vàng xám, phát triển trên các sườn đá vôi;
- Đất Cabisol mầu xám đen, mầu vàng xám, phát triển trên đá macma; - Đất Acrisol mầu xám nâu, phát triển trên đá macma;
- Đất Acrisol mầu vàng xám, xám nâu, phát triển trên đá lục nguyên
- Đất Fluvisol và Gleysol mầu vàng xẫm đến nâu sẫm, phát triển dọc các thung lũng [4].
1.5.2.3. Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên
KBTTN Xuân Liên được thành lập theo Quyết định số 1476/QĐ-UB, ngày 15/06/2000 của UBND tỉnh Thanh Hóa.Có tọa độ địa lý: Từ 190 51’00” đến 190 59’00” vĩ độ Bắc và Từ 1040 58’00” đến 1050 19’20” kinh độ Đông
Theo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng đặc dụng Khu BTTN Xuân Liên đến năm 2020 với diện tích 23.815,5 ha nằm trên địa bàn gianh giới hành chính 5 xã: Bát Mọt, Yên Nhân, Lương Sơn, Vạn Xuân và Xuân Cẩm, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 10.455,5 ha; phân khu phục hồi sinh thái: 11.960,2 ha; phân khu dịch vụ hành chính: 1.399,8 ha.
KBTTN Xuân Liên nằm ở phía tây tỉnh Thanh Hoá sát với biên giới Việt- Lào. Vùng này giới hạn bởi sông Khao ở phía bắc, ranh giới với tỉnh Nghệ An ở phía tây và nam. Trong KBTTN Xuân Liên có nhiều đỉnh núi cao như Tà Leo (1.400 m), Bù Gió (1.563 m), đỉnh cao nhất (không có tên) 1.605 m nằm ở phía nam Bản Vịn, xã Bát Mọt. Địa hình của khu vực này đặc trưng bởi các dãy núi từ 800– 1.600 m và bị chia cắt bởi những thung lũng sâu và hẹp, các sườn dốc từ tây sang đông. Địa hình phía đông đặc trưng là vùng chân núi có độ dốc vừa phải. Sông Chu hình thành từ Lào, chảy qua Nghệ An trước khi chảy qua KBTTN.
* Khí hậu: BTTN Xuân Liên mang đặc điểm chung của khí hậu khu vực Tây tỉnh Thanh Hoá. Nhiệt độ trung bình năm là 23,30C, tháng 7 có nhiệt độ cao nhất 28,20C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối dưới 410C; tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất 16,50C, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối không dưới 50C. Lượng mưa là 1.600 – 1.900mm/năm, phân bố không đều tập trung 60-80% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10), lũ lụt và xói mòn đất thường xảy ra trong thời gian này; tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là 360mm vào tháng 9, thấp nhất là 27mm vào tháng 1. Sự kết hợp giữa mưa lớn trong thời gian ngắn và gió mạnh có thể gây nên lũ đột ngột trên các sông, suối. Độ ẩm không khí tương đối trung bình 85-86%, mùa đông có sương muối từ 5-7 ngày. Hàng năm thường có gió mùa Tây nam (khô, nóng) xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10, kéo dài từ 19 đến 22 ngày/năm.
* Thuỷ Văn: Trong vùng có sông chính là sông Chu, gồm các nhánh sông Khao, sông Đạt: Sông Chu có diện tích lưu vực khoảng 27.000ha (tính từ trước khi hợp lưu của các sông nhánh trong vùng). Cao trình mực nước ở Bái Thượng lớn nhất 21,41m, thấp nhất 15,8m. Sông Chu phân bố qua tất cả các xã ở KBTTN Xuân Liên. Sông Khao có diện tích lực vực khoảng 30.000 ha, phân bố ở các xã Yên Nhân, Lương Sơn. Sông Đạt diện tích lực vực khoảng 25.000 ha, phân bố ở các xã Vạn Xuân, Xuân Cẩm. Cao trình mực nước tại Cửa Đạt lớn nhất 39,56m, thấp nnhất 24,07m, trung bình 25,06m. Năm 2006, sông Chu bị chặn dòng tại Cửa Đạt (xã Vạn Xuân) để xây dựng hồ tích nước thủy lợi - thủy điện Cửa Đạt, hiện nay tạo thành hồ nước có diện tích mặt trên 3.000ha.
* Thổ nhưỡng, KBTTN Xuân liên có các nhóm đất phát triển trên các loại đá trầm tích sa thạch, phiến thạch bao gồm:
- Đất Feralit nâu vàng phát triển trên đá mẹ sa thạch: thành phần cơ giới thô nhẹ, tầng đất mỏng đến trung bình, có đá lẫn. Phân bố ở Bát Mọt, Vạn Xuân...
- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá mẹ phiến thạch: thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày, đất tốt, không có đá lẫn, phân bố ở Bát Mọt.
- Đất Feralit vàng đỏ phát triển trên đá macma acid kết tinh, chua: thành phần cơ giới thô, to, kết cấu rời rạc, tầng đất mỏng, nhiều đá nổi, đá lẫn trong tầng đất. Phân bố ở Yên Nhân, Vạn Xuân, Bát Mọt, Lương Sơn.
- Nhóm đất dốc tụ ven đồi, ven sông suối, đất phù xa: là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, cơ giới cát pha đến thịt nhẹ, giàu dinh dưỡng, phân bố ở các xã Lương Sơn, Xuân Cẩm.
- Đất Feralit xám đen biến đổi do trồng lúa. [5]
1.5.2.4. Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động
Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động được thành lập theo Quyết định số 87/QĐ-UB, ngày 08/01/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa, theo đó:
Khu bảo tồn có tọa độ địa lý: Từ 20o18’ 07’’ đến 20o19’ 38’’ vĩ độ Bắc; từ 104o52’ 08’’ đến 104o53’ 26’’ kinh độ Đông, - Phía Bắc giáp khoảnh 1,2,3,4,5 tiểu khu 185, khoảnh 1,2 tiểu khu 187 huyện Quan Hóa. Phía Nam giáp xã Sơn Lư và xã Sơn Điện, huyện Quan Sơn. Phía Đông giáp khoảnh 3,4 tiểu khu 187 (huyện Quan Hóa) và xã Trung Thượng huyện Quan Sơn. Phía Tây giáp khoảnh 4,5 tiểu khu 185 (huyện Quan Hóa) và xã Sơn Điện huyện Quan Sơn.
Khu Bảo tồn được phân chia thành 03 phân khu chức năng, bao gồm: Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có diện tích 502,84 ha bao gồm toàn bộ diện tích rừng tự nhiên trên núi đá vôi liền vùng có sự phân bố gần như nguyên sinh của 6 loài hạt trần. Phân khu phục hồi sinh thái có diện tích 144,11 ha là diện tích núi đất, liền kề với phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, thuộc đai độ cao trên 700m. Phân khu Hành chính - Dịch vụ đặt tại Văn phòng Trạm Kiểm lâm Nam Động thuộc Hạt Kiểm lâm huyện Quan Hóa và các Trạm Bảo vệ rừng. Vùng đệm có tổng diện tích 3.315,53 ha bao gồm 7 thôn (bản) thuộc xã Nam Động, huyện Quan Hóa và 5 thôn (bản) thuộc 03 xã Sơn Lư, Sơn Điện và Trung Thượng huyện Quan Sơn.
Khu bảo tồn các loài hạt trần quý hiếm Nam Động, có địa hình núi dốc phức tạp, hiểm trở, mạng lưới sông suối dày đặc. Bị chia cắt bởi các đường phân thủy, thung lũng và khe suối, bề mặt địa hình tự nhiên thay đổi thất thường, tạo nên dạng địa hình dốc mang nét đặc trưng của hệ sinh 18 thái núi đá vôi. Độ cao trung bình từ 700 – 900m, độ dốc từ 10 – 450 và nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
* Khí hậu thủy văn nằm trong vùng khí hậu núi cao phía Tây Bắc của tỉnh nên có khí hậu lục địa chia làm hai mùa rõ rệt (mùa mưa và mùa khô).
Tổng nhiệt độ khoảng 8.0000C/năm; lượng mưa dao động từ 1.600 – 1.900 mm tùy theo từng vùng. Độ ẩm: Độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào đầu tháng 1 hoặc tháng 12 (xuống tới 19 – 40%); từ tháng 5 - 10 độ ẩm thấp do gió Tây khô nóng gây ra hạn hán ở nhiều nơi, có khi hạn hán nghiêm trọng kéo dài vào những năm gió Tây kéo dài và mưa đến chậm.
Nhiệt độ: Khí hậu nhiệt đới vùng cao, đặc điểm khí hậu ảnh hưởng của khu vực Tây Bắc Bộ nhiều hơn là Trung Bộ và khu bốn cũ. Nhiệt độ trung bình từ 23 - 250C, trung bình thấp nhất là 140 C, cao nhất là 380C. Biên độ nhiệt độ ngày đêm giao động từ 4 - 100C + Gió: nhìn chung yếu, tốc độ gió trong bão không quá 25m/s. Ảnh hưởng của gió Tây khô nóng không đáng kể. Hàng năm có từ 3 – 5 ngày có sương muối, đặc biệt xuất hiện băng giá ở một vài nơi.
Lượng mưa: Trung bình năm từ 1.600 – 1.760 mm. Ẩm độ không khí trung bình năm là 86%, nhưng phân bố không đồng đều ở các tháng trong năm. Đánh giá