Kim tuyến Trung bộ (Anoectochilus annamensis Aver)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) tại Thanh Hoá (Trang 81 - 83)

* Đặc điểm hình thái: Không có gì khác với mô tả của Nguyễn Đức Thắng

và Vũ Quang Nam (2015) [35], Phan Xuân Bình Minh (2009)[28].

Hình 3.3 K m ế T bộ (Anoectochilus annamensis Aver) được h hập về ô ồ ạ kh vực h cứ xã Vạ X â , ỉ h Thanh Hoá

* Đặc điểm sinh thái:

Ở Thanh Hoá, Kim tuyến Trung bộ (A.annamensis) sống trong rừng kín lá rộng thường xanh, mọc ở độ cao 300- 1.100 m so với mực nước biển. Thành phần thực vật ưu thế là các loài: Cà ổi (Castanopsis indica), Sồi (Lithocarpus dussaudi), Dẻ đá (Lithocarpus coachilus), Dẻ cau (Quecus fleury). Giổi thơm (Tsoogiodendron

odorum), Vàng tâm (Mangleria dandy),... độ cao từ 1000m trở lên phổ biển một số

loài Dẻ lá tre (Quercus bambusaefolia); Cứt ngựa (Archidendron tonkinensis), Thông nàng (Dacrycarpus imbricatus), Hoàng đàn giả (Dacrydium elatum), Thông tre lá dài (Podocarpus neriifolius), Pơ mu (Fokienia hodginssi), Sa mu

(Cunninghamia konishii), Bách xanh (Calocedrus macrolepis), Dẻ tùng sọc trắng

(Amentotaxus argotenia)...

* Phân bố tại Thanh Hoá: Ghi nhận phân bố tại huyện Thường Xuân

(KBTTN Xuân Liên).

Hình 3.4 Sơ đồ phâ bố ự h o K m ế T bộ (Anoectochilus

annamensis Ave ) ạ Tha h Hoá

* Đề xuất giá trị bảo tồn: Đề nghị xếp ở Nhóm IA, Nghị định 06/2019/NĐ-

CP, mức EN cả Sách đỏ Việt Nam và Danh lục đỏ thế giới IUCN năm 2021.

Lý do đề xuất: Nghị định 06/2019/NĐ-CP của Chính phủ quy định tất cả các loài Lan thuộc họ Orchidaceae, trừ các loài quy định tại Nhóm IA đều thuộc nhóm IIA (nhóm các loài thực vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam). Hiện nay, việc khai thác một cách bừa bãi và nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của con người khiến cho nguồn gen tự nhiên ngày càng suy giảm (Zhang và cộng sự, 2013) [102].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học bảo tồn nguồn gen các loài thuộc chi Lan kim tuyến (Anoectochilus Blume) tại Thanh Hoá (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)