1. Sổ sách kế toán:
- Cuối quý, nên mở bảng tổng hợp tăng-giảm TSCĐ của công ty để có thể khái quát được tình hình biến động một cách chung, tổng quát nhất giúp việc quản lý được thuận lợi. Có mẫu sổ như sau:
BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TĂNG GIẢM TSCĐ QUÝ …NĂM….
chỉ tiêu MMTBị NCVKtrúc PTVtải Tổng
cộng số hiệu Giá trị số hiệu Giá trị số hiệu Giá trị
I.Nguyên giá TSCĐ 1. số dư đầu kỳ 2.Số P. sinh trong kỳ Trong đó - mua sắm mới - XDCB bàn giao 3. Số giảm trong kỳ Trong đó - Chưa sử dụng ___________________________________________________________________________________
- T.lý, N.bán 4. Số dư cuối kỳ Trong đó - chưa sử dụng - đã khấu hao hết - chờ thanh lý II. Giá trị hao mòn 1. Số dư đầu kỳ 2. tăng trong kỳ 3. giảm trong kỳ 4. Số dư cuối kỳ III. Giá trị còn lại 1. đầu kỳ
2. Cuối kỳ
2. Thủ tục chứng từ:
- Về chứng từ công ty nên thực hiện đồng bộ hơn, có nhiều trường hợp khi thanh lý nhượng bán không có biên bản giao nhận và biên bản thanh lý hợp đồng.
- Cần rút ngắn thời gian hơn nữa từ lúc người trực tiếp sử dụng trình giấy đề nghị sữa chữa cho đến lúc sửa xong (tránh tình trạng đang trong thời gian hoạt động mà lại dừng để sửa chữa quá lâu), cũng như từ lúc yêu cầu mua sắm tài sản đến khi mua.
3. Sử dụng tài khoản vào công tác hạch toán:
Việc áp dụng hệ thống tài khoản vẫn chưa linh hoạt, một số tài khoản cần phải mở chi tiết để quản lý được tốt hơn.
Như TK 241-Xây dựng cơ bản dở dang cần mở chi tiết thành TK 2412-Xây dựng cơ bản
TK 2413- sửa chữa lớn TSCĐ
4. Quản lý sử dụng TS:
- Hằng năm,công ty nên yêu cầu bộ phận sử dụng lập bảng báo cáo tình trạng kỹ thuật của TS để có kế hoạch sửa chữa, cũng như sử dụng. Hiện nay có một số TS đã khấu hao hết mà vẫn còn sử dụng, công ty nên mạnh dạng thanh lý.
- Cuối năm, công ty thành lập một hội đồng để kiểm kê về số lượng cũng như chất lượng của TS để nâng cao ý thức trách nhiệm của người sử dụng cũng như bộ phận quản lý.
- Nếu được nên khoán chi phí sửa chữa cho người trực tiếp sử dụng tài sản để nâng cao trách nhiệm của họ.
- Cần nâng cao trình độ tay nghề cho công nhân qua việc kiểm tra thi nâng bậc để công nhân có thể sử dụng ngày càng tốt hơn các loại máy móc phương tiện hiện đại. Có chế độ khen thưởng cho công nhân lao động có hiệu quả, sử dụng TS an toàn tiết kiệm, bảo quản tốt máy móc, phương tiện. Đồng thời xử phạt nghiêm minh đối với những công nhân thiếu trách nhiệm. Như vậy sẽ khuyến khích được mọi người trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả TSCĐ.
- Theo em công ty nên thống nhất việc ký hiệu lại số hiệu TSCĐ để có thể dễ dàng theo dõi:
+ Về nhóm TSCĐ công ty quy định Phương tiện vận tải ký hiệu: P Dụng cụ quản lý: D Nhà cửa vật kiến trúc: N Máy móc thiết bị: M + Về bộ phận sử dụng quy định Bộ phận quản lý: Q Bộ phận bán hàng: B Bộ phận sản xuất: X + Loại TS: Vô hình: 1 Hữu hình: 2 Thuê tài chính: 3 + Thứ tự từng tài sản:001-999
Ví dụ như xe toyota Biển số 43K-4465, thuộc bộ phận quản lý có số hiệu là: PQ2095 - Cuối năm cần phân tích hiệu suất sử dụng TSCĐ về các chỉ tiêu như hiệu suất sử dụng TS, hệ số hao mòn TS để biết được tình hình sử dụng trong năm là tốt hay xấu từ đó có kế hoạch cụ thể.
+ Hiệu suất sử = Tổng doanh thu thuần dụng TSCĐ nguyên giá TSCĐ bình quân + Hệ số hao = giá trị hao mòn TSCĐ mòn TSCĐ nguyên giá TSCĐ
5. Khấu hao:
Cần lập tờ trình lên Bộ Tài Chính để xin thay đổi phương pháp tính khấu hao (tính khấu hao theo số dư giảm dần) đối với những tài sản có nguồn vốn vay, những tài sản có hao mòn vô hình nhanh chóng. Còn những tài sản khác vẫn giữ phương pháp khấu hao theo đường thẳng .
6. Về sửa chữa:
* Sửa chữa thường xuyên: vì chi phí sửa chữa nhỏ nên công ty giao quyền cho bộ phận sử dụng, tuy nhiên công ty cũng nên cử cán bộ đột xuất đến đơn vị khi đang thực hiện việc sửa chữa để răn đe và ngăn chặn kịp thời những sai phạm có thể xảy ra để công tác kiểm soát chi phí được tốt hơn.
* Sửa chữa lớn: vào đầu năm hoặc cuối năm trước công ty nên - Có kế hoạch sửa chữa lớn TSCĐ, và lập dự toán chi phí SCL.
- Nên trích trước chi phí sửa chữa lớn trong kỳ nhằm chủ động trong việc tạo nguồn kinh phí khi sửa chữa lớn góp phần ổn định giá thành và lợi nhuận của DN.
Cũng với thực trạng sửa chữa xe Zin 43K-2416 em xin mạnh dạng trình bày quan niệm hạch toán của mình như sau:
Căn cứ vào kế hoạch sửa chữa và dự toán (vì trong năm chỉ có một nghiệp vụ SCL ) hàng quý trích trước 2% trên chi phí khấu hao của bộ phận sản xuất bắt đầu từ quý I/2006
(2% x 168.546.000 =3.370.920đ), đến lúc phát sinh nghiệp vụ thì số tiền trích trước là = 10.112.760đ.
+ Hàng quý trích trước kế toán định khoản: Nợ TK 627: 3.370.920
Có TK 335: 3.370.920
+ Căn cứ vào các chứng từ kế toán định khoản: Nợ TK 241(2413) : 11.570.000
Nợ TK 113: 1.157.000
Có TK 112: 12.727.000
+ Khi công việc sửa chữa hoàn thành căn cứ vào giá quyết toán kế toán định khoản: Nợ TK 335: 10.112.760
Nơ TK 627: 1.457.240
Có TK 241(2413): 11.570.000
LỜI KẾT
Trong quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh Nghiệp thì tài sản cố định là một tư liệu lao động không thể thiếu, và là một yếu tố có tính chất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của DN. Chính vì vai trò to lớn đó mà các nhà quản lý phải có chính sách sử dụng cũng như mua sắm sao cho có thể tối đa hoá được lợi ích mà nó đem lại.
Qua thời gian thực tập tại công ty Vật liệu Xây Dựng - Xây Lắp và kinh doanh nhà Đà Nẵng với sự chỉ bảo tận tình của thầy giáo hướng dẫn, sự quan tâm giúp đỡ của các anh chị trong phòng kế toán cộng với sự nổ lực của bản thân, em đã hoàn thành được nội dung chuyên đề: “ kế toán TSCĐ tại công ty Vật Liệu Xây Dựng-Xây Lắp Và Kinh Doanh Nhà Đà Nẵng”
Đề tài đã nêu lên cơ sở lý luận về kế toán TSCĐ trong doanh nghiệp cũng như thực trạng kế toán TSCĐ tại công ty Vật Liệu Xây Dựng và Kinh Doanh Nhà Đà Nẵng, đồng thời với những kiến thức của mình, em đã mạnh dạng trình bày một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán ở công ty với hy vọng sẽ được công ty xem xét và thực hiện nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại công ty.
Mặc dù bản thân em đã cố gắng trong quá trình thực tập và viết chuyên đề, song do kiến thức chuyên môn còn hạn chế, kinh nghiệm thực tiễn chưa có nên chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót.
Vì vậy em rất mong được sự tham khảo, góp ý của thầy giáo hướng dẫn cùng toàn thể anh (chị ) trong cơ quan để em có thể hoàn thiện tốt chuyên đề và nâng cao hơn nữa hiểu biết của mình về thực tế kế toán TSCĐ tại công ty.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các anh (chị ) trong công ty và đặc biệt là thầy giáo: Lê Văn Nam đã hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và viết chuyên đề.
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2007 Sinh Viên Thực Hiện Nguyễn Thị Thu Hà Lớp 26K6.4- ĐN