Trong Thường thức chính trị

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH pdf (Trang 73 - 75)

I. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

1Trong Thường thức chính trị

Người còn chỉ rõ: nhưng không phải vấn đề gì nhỏ nhặt, vụn vặt, một người vẫn có thể giải quyết được, cũng đưa ra bàn, mới là tập thể lãnh đạo. Không thể vin vào "trách nhiệm cá nhân" để lấn át tập thể, chuyên quyền độc đoán, nhưng, "cá nhân phụ trách” đòi hỏi cá nhân có tinh thần trách nhiệm cao, dám chịu trách nhiệm trước công việc được giao, phát huy tinh thần năng động, sáng tạo, chủ động vì công việc chung của toàn Đảng. "Cá nhân phụ trách" hoàn toàn xa lạ với “chủ nghĩa cá nhân".

"Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau". Đây là tư tưởng nhất quán mang tính nguyên tắc. Ngay từ cuối những năm 20 của thế kỷ trước, Người đã ghi lên đầu cuốn Đường cách mệnh, phần "Tư cách của một người cách mệnh", trong đó có Quyết đoán, Dũng cảm, Phục tùng đoàn thể.

5.3. Nguyên tắc tự phê bình và phê bình (là nguyên tắc sinh hoạt của Đảng, là luật phát triển của Đảng) là luật phát triển của Đảng)

Hồ Chí Minh nhấn rất mạnh tự phê bình và phê bình, coi đó là vũ khí sắc bén để làm cho Đảng ta trong sạch, vững mạnh. Người đặt tự phê bình lên trước phê bình, bởi vì mỗi người trước hết phải nhận thức rõ ưu và khuyết điểm của mình thì sau đó mới phê bình người khác tốt được.

- Vì sao phải phê bình và tự phê bình?

+ "Ai cũng có thiện, ác ở trong lòng", "Người đời không phải thánh, thần, không ai tránh khỏi khuyết điểm" trong cuộc sống, trong công tác. Vì vậy, "thang thuốc hay nhất là thiết thực phê bình và tự phê bình" để phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu bị mất dần đi.

+ Đảng bao gồm nhiều thành phần, tầng lớp trong xã hội, có nhiều người rất yêu nước, trung thành, rất hăng hái, kiên quyết cách mạng, thông minh, dũng cảm. Song trong Đảng cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài lây ngấm vào; "không phải là người người đều tốt, việc việc đều hay". Do vậy, Đảng phải thường xuyên tự phê bình và phê bình để làm cho dần dần hết khuyết điểm, ưu điểm ngày càng nhiều thêm.

- Mục đích: "Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn".

- Yêu cầu:

+ "Triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt"

Theo Hồ Chí Minh: Nếu không kiên quyết thực hiện tự phê bình và phê bình thì cũng giống như giấu giếm bệnh tật trong mình, không dám uống thuốc, để bệnh

ngày càng nặng thêm, nguy đến tính mạng. Cách phê bình phải "thành thật", "công khai", như vậy phải tránh thái độ "giấu bệnh sợ thuốc", một thái độ không thật thà, không đúng đắn, "chớ phê bình lung tung không chịu trách nhiệm"

+ Cái tâm trong sáng trong phê bình: phê bình "không phải để xoi mói", mà phải có "tính chất xây dựng", thấm đượm "lòng nhân ái", "không mỉa mai, nói xấu", không được trù dập người phê bình.

Hồ Chí Minh viết Di chúc từ tháng 5 - 1965. Từ đó cho đến năm 1969, năm nào Người cũng sửa chữa, bổ sung, có năm bổ sung rất nhiều. Riêng năm 1966, Người chỉ bổ sung một câu: "Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau".

+ Thực hiện thường xuyên: Mỗi cán bộ, đảng viên hàng ngày phải kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như vậy thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ mạnh khỏe vô cùng.

5.4. Kỷ luật nghiêm minh và tự giác.

Kỷ luật nghiêm minh và tự giác làm nên sức mạnh to lớn của Đảng.

- Nghiêm minh là thuộc về tổ chức Đảng: kỷ luật của Đảng là đối với mọi cán bộ, đảng viên, không phân biệt lãnh đạo hay đảng viên thường, mọi cán bộ, đảng viên đều bình đẳng trước kỷ luật của Đảng.

- Tự giác là thuộc về mỗi cá nhân cán bộ, đảng viên đối với Đảng – một tổ chức của những người tự nguyện đứng trong một hàng ngũ để cùng chiến đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh “kỷ luật này là do lòng tự giác của đảng viên về nhiệm vụ của họ đối với Đảng”1

- Kỷ luật Đảng:

+ Chấp hành các chủ trương, nghị quyết của Đảng và tuân thủ các nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo và sinh hoạt Đảng, các nguyên tắc xây dựng Đảng.

+ Nghiêm túc chấp hành pháp luật của Nhà nước và kỷ luật của các đoàn thể.

5.5. Đoàn kết thống nhất trong Đảng.

- Toàn Đảng phải thống nhất ý chí và hành động, phải bảo vệ sự đoàn kết thống nhất của Đảng như bảo vệ con ngươi của mắt mình.

- Sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, đặc biệt là sự đoàn kết thống nhất của cán bộ lãnh đạo là nòng cốt cho việc xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong nhân dân.

- Cơ sở để xây dựng sự đoàn kết thống nhất trong Đảng là đường lối, quan điểm của Đảng và Điều lệ Đảng. Đây là cơ sở để tạo nên sự thống nhất về tư tưởng, về tổ

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH pdf (Trang 73 - 75)