Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH pdf (Trang 72 - 73)

I. NHỮNG LUẬN ĐIỂM CHỦ YẾU CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

5.Đảng Cộng sản Việt Nam phải được xây dựng theo những nguyên tắc của Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.

của Đảng kiểu mới của giai cấp vô sản.

Đó là các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng trên cơ sở những nguyên tắc do Lênin đề ra:

5.1. Nguyên tắc tập trung dân chủ (là nguyên tắc tổ chức của Đảng)

- Dân chủ. Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải chú ý thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng, Người cho rằng: "Phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình; phải gom góp ý kiến của đảng viên để giúp đỡ Trung ương chuẩn bị Đại hội Đảng cho thật tốt".

- Tập trung. Hồ Chí Minh lý giải vấn đề tập trung trong Đảng là: thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, bộ phận phục tùng toàn thể, tất cả đảng viên phải chấp hành vô điều kiện nghị quyết của Đảng... Người nhấn mạnh: "Đảng tuy nhiều người, nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người".

- Mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ. Hồ Chí Minh chỉ rõ:" Tập trung trên nền tảng dân chủ" và "Dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung"1.

5.2. Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách (là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng) của Đảng)

Theo Hồ Chí Minh: "Tập thể lãnh đạo là dân chủ. Cá nhân phụ trách là tập trung. Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách tức là dân chủ tập trung".

- Tập thể lãnh đạo mới huy động được toàn bộ trí tuệ đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc.

"Vì sao cần phải có tập thể lãnh đạo? Vì một người dù khôn ngoan tài giỏi mấy, dù kinh nghiệm đến đâu, cũng chỉ trông thấy, xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy, cần phải có nhiều người; nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó.

Góp kinh nghiệm và sự xem xét của nhiều người thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt. Mà có thấy rõ khắp mọi mặt, thì vấn đề ấy mới được giải quyết chu đáo, khỏi sai lầm. Ý nghĩa của tập thể lãnh đạo rất đơn giản, chân lý của nó rất rõ rệt. Tục ngữ có câu "Dại bầy hơn khôn độc là nghĩa đó”.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh: "Lãnh đạo không tập thể, thì sẽ đưa đến cái tệ bao biện, độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc"

Với cương vị là người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước ta, Hồ Chí Minh luôn coi trọng tập thể. Người dám quyết đoán, nhất là trong tình huống phức tạp của tình hình, nhưng không bao giờ độc đoán.

- Cá nhân phụ trách, chuyên trách, chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch nhiệm vụ đã được trí tuệ tập thể xây dựng.

Hồ Chí Minh giải thích: "Vì sao cần phải cá nhân phụ trách? Việc gì đã được đông người bàn bạc kỹ lưỡng rồi, kế hoạch định rõ ràng rồi, thì cần phải giao lại cho một người hoặc một nhóm ít người phụ trách theo kế hoạch đó mà thi hành. Như thế mới có chuyên trách, công việc mới chạy.

Nếu không có cá nhân phụ trách, thì sẽ sinh ra cái tệ người này ủy cho người kia, người kia ủy cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì cũng không xong. Tục ngữ có câu: "Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa" là như thế".

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH pdf (Trang 72 - 73)