Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ

Một phần của tài liệu BÀI tâp NHÓM  môn QUY HOCH PHÁT TRIỂN chuyên đề quy hoạch phát triển cấp tỉnh (Trang 52 - 110)

III. YÊU CẦU LẬP QUY HOẠCH

15. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ

sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh.

Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch tỉnh quy định tại mục IX Phụ lục I của Nghị định này.

PHẦN C: Tỉnh Bắc Giang

49

Bắc Giang là tỉnh được thẩm định quy hoạch tỉnh đầu tiên trong cả nước trong điều kiện chưa có nhiều kinh nghiệm, với nhiều điểm mới theo quy định của Luật Quy hoạch. Đi đầu trong cả nước về việc xây dựng bản quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.

Việc lập quy hoạch thời kỳ này tiếp cận theo phương pháp mới mà Luật Quy hoạch đã quy định, trên cơ sở tất cả các ngành, lĩnh vực và lãnh thổ phải được tích hợp trong một bản quy hoạch tổng thể có tính đa ngành trên không gian phát triển của toàn tỉnh.

1. Phân t;ch, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của địa phương:

a) Vị tr; địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị tr; địa lý

Tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 210 07’ đến 210 37’ vĩ độ bắc, từ 105053’ đến 107002’ kinh độ đông. Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt phía Tây Nam là Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 3.851,4 km². Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện, trong đó có 6 huyện miền núi,1 huyện vùng cao và 02 huyện trung du, đồng bằng.

2. Địa hình

Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xem kẽ. Vùng trung du có đồng bằng xen kẽ chiếm 28% diện tích toàn tỉnh, bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang, vùng miền núi chiếm 72% diện tích, bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao. Với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồng bằng, trung du và miền núi) là thuận lợi

50

để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.

3. Kh; hậu

Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa Đông có khí hậu khô, lạnh; mùa Hè khí hậu nóng, ẩm; mùa Xuân và mùa Thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230-240 C; độ ẩm không khí dao động lớn từ 74% - 87%.

Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Lượng nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

4. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp, 110.000 ha đất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại khoảng 82.700 ha là các loại đất khác, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn hơn cả khoảng 63,13% diện tích tự nhiên; Nguồn tài nguyên đất được chia làm 6 nhóm đất chính:Nhóm đất phù sa, nhóm đất bạc màu, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất xói mòn. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 668,46 ha núi đá bằng 0,17% diện tích đất tự nhiên; khoảng 20.796 ha đất ao, hồ, chiếm khoảng 5,44% diện tích đất tự nhiên.

- Tài nguyên nước: Phần lãnh thổ tỉnh Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Ngoài ra còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm có trữ lượng khá lớn. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt

- Tài nguyên rừng: Diện tích đất lâm nghiệp tỉnh Bắc Giang hiện có 146.435,4 ha, trong đó, diện tích rừng đặc dụng là 14.093,3 ha, chiếm 9,6%; rừng phòng hộ có 18.879,9 ha, chiếm 12,9%; rừng sản xuất 113.462,2 ha, chiếm 77,5% tổng diện tích đất lâm nghiệp.

51

Rừng ở Bắc Giang có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phòng, chống xói mòn, rửa trôi, ngăn lũ ống, lũ quét và có vai trò phòng hộ đầu nguồn bảo vệ vùng hạ du đồng bằng Bắc bộ.

- Tài nguyên khoáng sản: Bắc Giang đã phát hiện và đăng ký được 63 mỏ với 15 loại khoáng sản khác nhau bao gồm: than, kim loại, khoáng chất công nghiệp, khoáng sản, vật liệu xây dựng. Phần lớn các khoáng sản này đã được đánh giá trữ lượng hoặc xác định tiềm năng dự báo. Tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số loại là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động có trữ lượng khoảng hơn 114 triệu tấn, gồm các loại than: antraxit, than gầy, than bùn. Trong đó mỏ than Đồng Rì có trữ lượng lớn (107,3 triệu tấn) phục vụ phát triển quy mô công nghiệp trung ương. Quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế. Ngoài ra gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng. Khoáng sản sét cũng có tiềm năng lớn, sử dụng làm gạch ngói, với 16 mỏ và điểm mỏ, tổng trữ lượng khoảng 360 triệu m3.

ĐIỀU KIỆN XÃ HỘI 1. Dân cư:

Toàn tỉnh Bắc Giang có 230 xã, phường, thị trấn; dân số khoảng 1,6 triệu người và có trên 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm đa số (88%), còn lại các dân tộc thiểu số khác chiếm 12%. Tỉnh có mật độ dân số bình quân cao hơn so với mật độ dân số bình quân cả nước.

2. Văn hóa - di t;ch lịch sử - danh lam thắng cảnh:

Bắc Giang có đặc điểm văn hóa phong phú và đa dạng, được quy tụ và thể hiện thông qua đời sống, phong tục, tập quán truyền thống của cộng đồng mỗi dân tộc; biểu hiện qua các sinh hoạt tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng tôn giáo ở lễ hội truyền thống. Hội làng tồn tại hàng nghìn năm với các nghi lễ, nội dung, hình thức riêng song mục đích chính của lễ hội đều nhằm giúp cho sự thống nhất, đoàn kết trong cộng đồng làng xã, giáo dục truyền

thống văn hoá, lịch sử, truyền thống chống ngoại xâm, truyền thống hiếu học, phát triển

52

ngành nghề. Hàng năm, Bắc Giang có hơn 500 lễ hội truyền thống được tổ chức; một số lễ hội tiêu biểu ở Bắc Giang như: lễ hội Yên Thế; lễ hội Xương Giang; lễ hội Suối Mỡ; lễ hội Thổ Hà; lễ hội Chùa La (Vĩnh Nghiêm)…

Bắc Giang có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc với khoảng trên 2.200 di tích được, trong đó có 635 di tích được xếp hạng (gồm: 518 di tích cấp tỉnh; 117 di tích cấp quốc gia, trong đó có 23 di tích cấp quốc gia đặc biệt); nhiều công trình văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, nổi tiếng trong đó, một số di tích, công trình có khả năng khai thác để phát triển du lịch như chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng); chùa Bổ Đà, đình, chùa Thổ Hà (Việt Yên) ...

b) Vị thế, vai trò của tỉnh đối v:i vùng, quốc gia;

Bắc Giang có vị trí địa lý thuận lợi để thu hút đầu tư thông qua hợp tác và liên kết kinh tế với các tỉnh lân cận và các trung tâm kinh tế lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh). Bắc Giang đủ điều kiện hội nhập trực tiếp với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Thứ nhất, Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Thủ đô Hà Nội, ở điều kiện thuận lợi là hạ tầng kỹ thuật và xã hội của vùng đang được tập trung xây dựng đồng bộ và hiện đại. Trong vùng, Bắc Giang được xem là cửa ngõ xuất nhập khẩu, trung tâm tiếp vận - trung chuyển hàng hóa của Vùng Thủ đô Hà Nội với cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Lạng Sơn). Sức cạnh tranh của Bắc Giang đang được củng cố đáng kể thông qua hệ thống đường giao thông kết nối với Trung Quốc qua cửa khẩu Hữu Nghị.

Thứ hai, Bắc Giang nằm dọc tuyến đường vành đai, cao tốc liên tỉnh, cụ thể Bắc Giang nằm trên hành lang cao tốc quốc lộ 1A, thuộc trục không gian công nghiệp-đô thị theo hành làng kinh tế Hà Nội-Bắc Giang-Lạng Sơn, đây cũng là 1 trong 6 hành lang vận tải chính của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Ngoài ra, Bắc Giang còn nằm trong hành lang kinh tế Lạng Sơn-Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh-Mộc Bài (hành lang xuyên Á Nam Ninh-Singapore), có cơ hội tham gia sự kết nối với các trung tâm đô thị, cảng biển/hàng không trên tuyến hành lang kinh tế này. Lợi thế vị trí này càng đậm nét khi quy mô

53

thương mại Việt Nam- Trung Quốc tiếp tục duy trì tốc độ gia tăng cao, nhất là xuất khẩu từ Việt Nam sang Trung Quốc đã có sự gia tăng lớn trong vài năm gần đây. Bắc Giang do đó có thể trở thành một trung tâm logistic lớn của vùng nằm trên hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội nhờ vào điều kiện thuận lợi này.

Thứ ba, Bắc Giang nằm trong vùng kinh tế năng động, các địa phương lân cận đã có thành công trong thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới gồm Samsung, Cannon, Foxconn, ABB, Sumitomo. Đây là một lợi thế cho Bắc Giang vì các công ty đa quốc gia thường lựa chọn đặt vị trí/đầu tư dựa trên yếu tố có tích tụ kinh tế. Việc thu hút FDI, nhất là các tập đoàn công nghiệp đa quốc gia hàng đầu thế giới là rất quan trọng vì những lợi ích về việc làm, chuyển giao công nghệ và quan trọng nhất là nếu các doanh nghiệp nhỏ và vừa bản địa xây dựng được chuỗi cung ứng cho các tập đoàn này.

c) Các yếu tố, điều kiện của vùng, quốc gia, quốc tế tác động đến phát triển tỉnh;

Công tác quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước có đổi mới theo hướng chủ động, quyết liệt, sâu sát, có trọng tâm, rõ nhiệm vụ từng tổ chức và cá nhân, gắn trách nhiệm và xếp loại người đứng đầu trong thực thi công vụ, kịp thời kiến nghị giải quyết một số vấn đề bất cập trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội. Việc cụ thể hóa, ban hành cơ chế, chính sách và công tác quy hoạch được chú trọng, công khai, minh bạch hơn.

Từ đó, tỉnh đã tập trung chỉ đạo cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Tỉnh ủy đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh để thu hút đầu tư. Do vậy. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh đã có những bước cải thiện, điểm PCI cũng như xếp hạng PCI của tỉnh liên tục tăng, năm 2014 xếp thứ 41, năm 2016 xếp thứ 33 và năm 2017 xếp thứ 30

d) Các nguy cơ và tác động của thiên tai, biến đổi kh; hậu trên địa bàn tỉnh.

Các nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất và mưa, bão lớn, ngập lụt kéo dài trên diện rộng. Năm 2020 được nhận định mưa, bão lớn cũng như tình trạng ngập úng không kéo

54

dài. Tuy nhiên, vẫn có nhiều sự cố về đê điều, sạt lở bờ sông,thiệt hại nghiêm trọng đến mùa màng. Đã xảy ra một số thiệt hại về tài sản, hoa màu và về người do thiên tai gây ra với tổng giá trị thiệt hại ước khoảng trên 44 tỷ đồng. Toàn tỉnh có 1.711 nhà ở (chủ yếu là nhà đơn sơ) thiệt hại do dông, lốc. Về sản xuất nông nghiệp, có 1.163 ha lúa; 67,4 ha ngô, rau màu, hoa màu; 8,8 ha cây lâm nghiệp; 6,3 ha cây ăn quả bị thiệt hại; 300 con gia cầm bị chết. Về cơ sở hạ tầng, sạt lở núi Y Sơn làm 2 điểm trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa bị ảnh hưởng; sập 350 m2 vòm mái nhà văn hóa thôn Bãi Trại, xã Lan Giới, sập đổ tường nhà văn hóa xã Cao Xá, huyện Tân Yên; 6 công trình thủy lợi bị hư hỏng; sạt lở các tuyến Quốc lộ 31, 279, các tuyến Tỉnh lộ 291, 293, đường Vô Tranh – Đông Triều (nhánh 2). Năm 2021, nhận định tình hình thiên tai có nhiều diễn biến phức tạp và khó lường hơn năm ngoái, tiềm ẩn nhiều thiên tai và thời tiết cực đoan hơn. Dự báo tỉnh Bắc Giang sẽ chịu ảnh hưởng từ 1 đến 2 cơn bão và áp thấp nhiệt đới, cùng với đó là khoảng 6 đến 8 đợt nắng nóng diện rộng; nhiệt độ cao nhất dự báo từ 39 - 40 độ C. Cần phải chỉ đạo vận hành hồ chứa, đảm bảo an toàn tuyệt đối công trình và hạ du cũng như khai thác hiệu quả tài nguyên nước.

2. Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng hệ thống đô thị và nông thôn:

a) Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế và thực trạng phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trên địa bàn tỉnh; khả năng huy động nguồn lực;

Trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Giang còn gặp nhiều thách thức nhưng với sự cố gắng nỗ lực của cấp ủy, chính quyền các cấp, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh tiếp tục khởi sắc và đạt kết quả khá toàn diện trên các lĩnh vực với 15/15 chỉ tiêu đạt và vượt so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Theo đó, Bắc Giang đã có bước tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đạt 14%/năm, nằm trong nhóm các địa phương tăng trưởng cao nhất của cả nước; quy mô nền kinh tế được mở rộng (tăng gấp 2 lần so với năm 2015, đứng thứ 16/63 tỉnh, thành

55

phố). GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 3.000 USD, bằng bình quân chung cả nước, đạt mục tiêu Đại hội, tăng 1.470 USD so với năm 2015. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Công nghiệp - xây dựng chiếm 57,7% (tăng 15,1% so với năm 2015); dịch vụ chiếm 24,7%; nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 17,6%. Các ngành, lĩnh vực kinh tế từng bước được cơ cấu lại theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thiết yếu được tập trung đầu tư, nâng cấp, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển của tỉnh.

Công nghiệp - xây dựng ngày càng khẳng định là động lực chính cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 28,8%/năm, vượt xa mục tiêu Đại hội. Hiện tại, toàn tỉnh có 05 khu công nghiệp và 40 cụm công nghiệp, cơ bản đã lấp đầy diện tích. Thu hút đầu tư tăng mạnh, từ năm 2016 đến nay, đã thu hút được là 91.180 tỷ đồng của 1.292 dự án đầu tư trong nước và 6,157 tỷ USD của 464 dự án đầu tư nước ngoài.

Lĩnh vực dịch vụ tiếp tục tăng trưởng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân. Hệ thống bán lẻ phát triển rộng khắp các thôn, bản; tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2020 đạt 31.800 tỷ đồng. Xuất khẩu tăng trưởng cao, năm 2020 giá trị xuất khẩu đạt 11,12 tỷ USD, vượt 71% mục tiêu Đại hội. Du lịch từng bước phát

Một phần của tài liệu BÀI tâp NHÓM  môn QUY HOCH PHÁT TRIỂN chuyên đề quy hoạch phát triển cấp tỉnh (Trang 52 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w