Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng, tài nguyên trên địa bàn tỉnh:

Một phần của tài liệu BÀI tâp NHÓM  môn QUY HOCH PHÁT TRIỂN chuyên đề quy hoạch phát triển cấp tỉnh (Trang 45)

III. YÊU CẦU LẬP QUY HOẠCH

10. Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng, tài nguyên trên địa bàn tỉnh:

a)Phân vùng khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên trên địa bàn tỉnh;

b) Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại tài nguyên khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác; khu vực thăm dò khai thác được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp.

Mục tiêu:

42

(1). Phân vùng khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên trên địa bàn tỉnh.

(2). Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại tài nguyên khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác. Xác định khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu vực khuyến khích thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản. Yêu cầu:

1. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, hiện trạng khai thác, sử dụng các loại tài nguyên.

2. Đánh giá tác động của việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản

Đánh giá tác động của việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại

khoáng sản đến phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, đa dạng sinh học, cảnh quan, dịch vụ hệ sinh thái.

3. Quan điểm, mục tiêu thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng các loại khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong kỳ quy hoạch

- Quan điểm về thăm dò, khai thác, sử dụng bền vững các khoáng sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.

- Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể về thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng từng loại khoáng sản trong thời kỳ quy hoạch.

4. Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại tài nguyên khoáng sản

- Khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại tài nguyên khoáng sản cần đầu tư

thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác. Khu vực thăm dò khai thác được giới hạn bởi các đoạn thẳng nối các điểm khép góc thể hiện trên bản đồ địa hình hệ tọa độ quốc gia với tỷ lệ thích hợp. Xác định khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu

43

vực khuyến khích thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản.

- Xác định tài nguyên khoáng sản huy động trong kỳ quy hoạch, bao gồm quy

mô công suất khai thác, định hướng mục tiêu sản phẩm chế biến và sử dụng, yêu cầu về công nghệ khai thác, chế biến đối với từng loại khoáng sản cụ thể.

- Đối với quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng

sản làm vật liệu xây dựng, khoanh định chi tiết khu vực mỏ, loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng cần đầu tư thăm dò, khai thác và tiến độ thăm dò, khai thác.

5. Định hướng bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu trong hoạt đông khoáng sản.

- Đề xuất biện pháp ngăn ngừa các nguy cơ suy thoái, ô nhiễm môi trường,

những tác động tiêu cực lên khu vực cộng đồng dân cư do hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản gây ra;

- Đề xuất các biện pháp phục hồi môi trường trong và sau khi khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản;

- Đề xuất các biện pháp áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản và giảm thiểu tác động tiêu cực của việc thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản.

11. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nư:c, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nư:c gây ra:

a) Phân vùng chức năng của nguồn nước; xác định tỷ lệ, thứ tự ưu tiên phân bổ trong trường hợp bình thường và hạn hán, thiếu nước; xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt; xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước; xác định công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước;

44

b) Xác định các giải pháp bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước; xác định hệ thống giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước;

c) Đánh giá tổng quát hiệu quả và tác động của biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra hiện có; xác định các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng, chống, khắc phục, cảnh báo, dự báo và giảm thiểu tác hại do nước gây ra.

Mục tiêu:

(1). Phân vùng chức năng của nguồn nước; xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt; xác định công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước.

(2). Xác định khu vực cấm, khu vực hạn chế, khu vực khuyến khích khai thác, sử dụng tài nguyên nước.

Yêu cầu:

1. Phân tích, đánh giá tổng quan hiện trạng tài nguyên nước

Phân tích, đánh giá hiện trạng tài nguyên nước; hiện trạng khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. 2. Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước

- Đánh giá tác động của việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước đến kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, đa dạng sinh học và dịch vụ hệ sinh thái.

- Đánh giá hiệu quả và tác động của biện pháp phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra hiện có.

3. Dự báo các yếu tố tác động tới việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước

45

Dự báo tiến bộ khoa học, công nghệ và phát triển kinh tế - xã hội tác động tới

việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước; tác động của rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu đến nguồn tài nguyên nước trong thời kỳ quy hoạch.

4. Quan điểm, mục tiêu khai thác, sử dụng tài nguyên nước

- Xác định quan điểm, mục tiêu khai thác, sử dụng tài nguyên nước phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.

- Xác định quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ quản lý, điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

5. Phân vùng chức năng của nguồn nước

Phân vùng chức năng của nguồn nước; xác định tỷ lệ, thứ tự ưu tiên phân bổ

trong trường hợp bình thường và hạn hán, thiếu nước; xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt; xác định hệ thống giám sát tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước.

6. Xác định các giải pháp bảo vệ nguồn nước

- Xác định các giải pháp bảo vệ nguồn nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm

hoặc bị suy thoái, cạn kiệt để bảo đảm chức năng của nguồn nước; xác định hệ thống giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước.

- Xác định các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng, chống, khắc phục, cảnh báo, dự báo và giảm thiểu tác hại do nước gây ra.

12. Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó v:i biến đổi kh; hậu trên địa bàn tỉnh:

a) Phân vùng rủi ro đối với từng loại hình thiên tai trên địa bàn;

46

b) Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực hiện biện pháp quản lý rủi ro thiên tai;

c) Xây dựng phương án quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh;

d) Xây dựng phương án phòng chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều và kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

Mục tiêu:

Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai; việc thực hiện phòng chống thiên tai; các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu, việc thực hiện các dịch vụ sinh thái đã và đang thực hiện trên địa bàn tỉnh. Yêu cầu:

1. Phân vùng rủi ro đối với từng loại hình thiên tai trên địa bàn

Quan trắc, thu thập, cập nhật, theo dõi, giám sát, tổng hợp, xử lý thông tin từ hệ thống quan trắc, xây dựng cơ sở dữ liệu về thiên tai;

Đánh giá rủi ro thiên tai, phân vùng rủi ro thiên tai; lập bản đồ cảnh báo thiên tai;

2. Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực hiện biện pháp quản lý rủi ro thiên tai

Xây dựng nguyên tắc và cơ chế phối hợp thực hiện giữa các cơ quan phòng chống thiên tai: (1) Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp tỉnh; (2) Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện; (3) Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cấp xã; (4) Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp.

3. Xây dựng phương án quản lý rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đổi

47

khí hậu trên địa bàn tỉnh

Phân tích, tính toán và xây dựng phương án quản lý rủi ro thiên tai theo các kịch bản phát triển thích ứng với biến đổi khí hậu trong phạm vi lưu vực sông, để đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của công trình tạo nguồn nước, tích trữ, cân đối, điều hòa, phân phối nguồn nước, phòng, chống bão, nước dâng; giảm thiểu rủi ro ngập úng, sạt lở bờ sông, hạn hán, thiếu nước, suy thoái nguồn nước và các thiên tai khác trên địa bàn tỉnh;

Đề xuất giải pháp công trình, giải pháp phi công trình theo phương án quản lý rủi ro thiên tai của tỉnh; liên kết giữa hệ thống kết cấu hạ tầng quản lý rủi ro

thiên tai và phòng, chống thiên tai với hệ thống kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực có liên quan trên địa bàn tỉnh.

4. Xây dựng phương án phòng chống lũ của các tuyến sông có đê

Xây dựng phương án phòng chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều và kết cấu hạ tầng phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh.

13. Danh mục dự án của tỉnh và thứ tự ưu tiên thực hiện:

a)Xây dựng tiêu chí xác định dự án ưu tiên đầu tư của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch;

b) Luận chứng xây dựng danh mục dự án quan trọng của tỉnh, sắp xếp thứ tự ưu tiên và phân kỳ thực hiện các dự án.

14. Giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch:

a)Giải pháp về huy động vốn đầu tư;

b) Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực;

c)Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ;

d) Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển;

48

đ) Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn;

e) Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch. Mục tiêu:

Đưa ra các giải pháp để thực hiện được các nhiệm vụ, mục tiêu đã đề ra trong quy hoạch tỉnh. Tập trung nghiên cứu các nhóm giải pháp lớn sau:

1. Giải pháp về huy động vốn đầu tư. 2. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực.

3. Giải pháp về môi trường, khoa học và công nghệ. 4. Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển.

5. Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn. 6. Giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch. Yêu cầu:

Các giải pháp đưa ra phải đảm bảo các nguyên tắc:

- Giải pháp phải có tính khả thi, phù hợp với nhu cầu và khả năng huy động nguồn lực của tỉnh trong thời kỳ quy hoạch.

- Đảm bảo tính thống nhất, phù hợp giữa giải pháp về cơ chế chính sách của tỉnh với chính sách của quốc gia, tránh mâu thuẫn với nhau.

15. Xây dựng báo cáo quy hoạch gồm báo cáo tổng hợp và báo cáo tóm tắt, hệ thống sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh.sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh. sơ đồ, bản đồ và cơ sở dữ liệu quy hoạch tỉnh.

Danh mục và tỷ lệ bản đồ quy hoạch tỉnh quy định tại mục IX Phụ lục I của Nghị định này.

PHẦN C: Tỉnh Bắc Giang

49

Bắc Giang là tỉnh được thẩm định quy hoạch tỉnh đầu tiên trong cả nước trong điều kiện chưa có nhiều kinh nghiệm, với nhiều điểm mới theo quy định của Luật Quy hoạch. Đi đầu trong cả nước về việc xây dựng bản quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch.

Việc lập quy hoạch thời kỳ này tiếp cận theo phương pháp mới mà Luật Quy hoạch đã quy định, trên cơ sở tất cả các ngành, lĩnh vực và lãnh thổ phải được tích hợp trong một bản quy hoạch tổng thể có tính đa ngành trên không gian phát triển của toàn tỉnh.

1. Phân t;ch, đánh giá, dự báo về các yếu tố, điều kiện phát triển đặc thù của địa phương:

a) Vị tr; địa lý, điều kiện tự nhiên, xã hội, tài nguyên thiên nhiên và môi trường ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

1. Vị tr; địa lý

Tỉnh Bắc Giang nằm ở tọa độ địa lý từ 210 07’ đến 210 37’ vĩ độ bắc, từ 105053’ đến 107002’ kinh độ đông. Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, phía Nam giáp các tỉnh Bắc Ninh và Hải Dương, phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Đông giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Thái Nguyên, đặc biệt phía Tây Nam là Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Bắc Giang có diện tích tự nhiên là 3.851,4 km². Tỉnh có 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm: Thành phố Bắc Giang và 9 huyện, trong đó có 6 huyện miền núi,1 huyện vùng cao và 02 huyện trung du, đồng bằng.

2. Địa hình

Địa hình Bắc Giang gồm 2 tiểu vùng miền núi và trung du có đồng bằng xem kẽ. Vùng trung du có đồng bằng xen kẽ chiếm 28% diện tích toàn tỉnh, bao gồm các huyện: Hiệp Hoà, Việt Yên và thành phố Bắc Giang, vùng miền núi chiếm 72% diện tích, bao gồm các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn, Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng và Lạng Giang; trong đó, một phần các huyện Lục Ngạn, Lục Nam, Yên thế và huyện Sơn Động là vùng núi cao. Với đặc điểm địa hình đa dạng (cả đồng bằng, trung du và miền núi) là thuận lợi

50

để phát triển nền nông nghiệp đa dạng sinh học, với nhiều cây trồng vật nuôi có giá trị kinh tế, đáp ứng được nhu cầu đa dạng của thị trường.

3. Kh; hậu

Tỉnh Bắc Giang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa khu vực Đông Bắc Việt Nam, một năm có bốn mùa rõ rệt. Mùa Đông có khí hậu khô, lạnh; mùa Hè khí hậu nóng, ẩm; mùa Xuân và mùa Thu khí hậu ôn hòa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 230-240 C; độ ẩm không khí dao động lớn từ 74% - 87%.

Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Lượng nắng trung bình hàng năm từ 1.500 - 1.700 giờ, thuận lợi cho canh tác, phát triển các cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

4. Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên, bao gồm 123.000 ha đất nông nghiệp, 110.000 ha đất lâm nghiệp, 66.500 ha đất đô thị, đất chuyên dùng và đất ở, còn lại khoảng 82.700 ha là các loại đất khác, trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích lớn hơn cả khoảng 63,13% diện tích tự nhiên; Nguồn tài nguyên đất được chia làm 6 nhóm đất chính:Nhóm đất phù sa, nhóm đất bạc màu, nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng, nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi, nhóm đất xói mòn. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh có khoảng 668,46 ha núi đá bằng 0,17% diện tích đất tự nhiên; khoảng 20.796 ha đất ao, hồ, chiếm khoảng 5,44% diện tích đất tự nhiên.

Một phần của tài liệu BÀI tâp NHÓM  môn QUY HOCH PHÁT TRIỂN chuyên đề quy hoạch phát triển cấp tỉnh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(110 trang)
w