Tổng quan số liệu

Một phần của tài liệu BÁO cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018 (Trang 27 - 31)

Bên cạnh các địa điểm du lịch thì nơi lưu trú và ẩm thực là những mối quan tâm hàng đầu của du khách. Doanh thu hệ thống khách sạn nghỉ trọ tại Việt Nam có thể chiếm từ 60-70% tổng doanh thu toàn ngành du lịch.

Đến hết năm 2019, tổng số cơ sở lưu trú du lịch cả nước ước tính khoảng 30.000 cơ sở với 650.000 buồng, tăng 2.000 CSLTDL (+7,1%) và 100.000 buồng (+18%) so với năm 2018.

17

Hình 3.1: Biểu đồ số lượng CSLTDL và số buồng trên toàn quốc năm 2015-2019

(Nguồn: Tổng cục Du lịch)

Dựa trên biểu đồ, giai đoạn 2015-2019, số lượng CSLTDL tăng 1,58 lần từ 19.000 cơ sở lên 30.000 cơ sở (tăng bình quân 12,0%/năm); số lượng buồng tăng 1,76 lần từ 370.000 buồng lên 650.000 buồng (tăng bình quân 15,1%/năm).

Có thể nhận thấy rằng tốc độ tăng về số lượng buồng nhanh hơn số lượng CSLTDL và riêng giai đoạn 2018-2019 cũng không ngoại lệ. Hiện tượng này phản ánh thực tế ngày càng có nhiều CSLTDL được đầu tư quy mô lớn, có khả năng phục vụ những đoàn khách đông. Nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng trưởng này là do sự tăng trưởng khách du lịch quốc tế và trong nước đã tạo động lực kích thích làn sóng đầu tư vào lĩnh vực lưu trú du lịch ở các trọng điểm du lịch, với sự tham gia của các tập đoàn hàng đầu như Sun group, Vin group, FLC, BIM…

Các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phát triển mạnh mẽ và đa dạng với các hình thức nhà hàng, quán ăn, quán bar…, hoạt động một cách độc lập ở đường phố, trong các khách sạn hay thậm chí trên các phương tiện vận chuyển…

18

Không chỉ hướng đến các đối tượng có nhu cầu trong nước, mà thông qua các món ăn nâng lên thành văn hóa ẩm thực bản địa đặc sắc, qua đó thể hiện nền văn hóa dân tộc, nâng cao giá trị ẩm thực Việt và thu hút khách du lịch.

Ngoài những lợi ích kinh tế, các hoạt động kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống còn giải quyết một lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo an sinh xã hội.

Trong năm 2019 có thêm hơn 6,7 nghìn doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống đăng ký thành lập với số vốn trên 62,6 nghìn tỷ đồng, tăng 5,8% về vốn so với năm trước đó, góp phần đem lại thêm trên 38,6 nghìn việc làm cho người lao động, vượt qua cả số lao động mới trong 1 số ngành phổ biến hiện nay. Trên 2 nghìn doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống quay trở lại hoạt động, tăng 26,8% so với cùng kì năm trước và chỉ có 1,5 nghìn doanh nghiệp tạm dừng hoạt động.

Du lịch cao cấp tăng mạnh, cả nước có hơn 97.000 phòng khách sạn 4-5 sao.

Hàng loạt khu nghỉ dưỡng và khách sạn cao cấp của Việt Nam vinh dự được nhận các danh hiệu danh giá của giải thưởng được mệnh danh là “Giải Oscar của ngành Du lịch”, trong đó có những thương hiệu lớn của Việt Nam như Vinpearl, FLC, InterContinental, JW Marriot… tập trung ở những trọng điểm du lịch như Phú Quốc, Đà Nẵng, Hội An, Hạ Long, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu…

19

Hình 3.2: JW Marriot Phu Quoc Emerald Bay – nơi từng là địa điểm tổ chức đám cưới cặp đôi tỷ phú Ấn Độ vào đầu năm 2019 (Nguồn ảnh: Khoa Nam)

Hình 3.3: Khung cảnh đám cưới tỷ phú Ấn Độ tại Phú Quốc tháng 3-2019 cho thấy du lịch Việt Nam đang phát triển tốt phân khúc du lịch cao cấp (Nguồn ảnh: Khoa Nam)

20

Cơ sở lưu trú du lịch cũng ngày càng đa dạng hơn về loại hình và cách thức vận hành: khách sạn thành phố, khách sạn nghỉ dưỡng (resort), căn hộ du lịch, biệt thự du lịch, nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay), tàu thủy lưu trú du lịch… Loại hình condotel tiếp tục phát triển mạnh ở những điểm đến thu hút đông khách như Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phú Quốc, Bà Rịa – Vũng Tàu…

Một phần của tài liệu BÁO cáo môn học PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH đề tài du lịch việt nam 2019 và so sánh với năm 2018 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(52 trang)
w