Kinh doanh vận chuyển khách du lịch là hoạt động kinh doanh, nhằm giúp cho du khách dịch chuyển được từ nơi cư trú của mình đến điểm du lịch cũng như là dịch chuyển tại điểm du lịch.
Năm 2019 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp lữ hành. Quản lý nhà nước về du lịch hoạt động kinh doanh được củng cố nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ, đa dạng hóa sản phẩm du lịch, góp phần để hoàn thành các mục tiêu tăng trưởng của ngành du lịch.
Tính chung cả năm 2019, vận tải hành khách đạt 5.143,1 triệu lượt khách, tăng 11,2% so với năm trước và 248,5 tỷ lượt khách.km, tăng 10,9%. Trong đó vận tải trong nước đạt
30
5.125,6 triệu lượt khách, tăng 11,2% và 195,6 tỷ lượt khách.km, tăng 11,4%; vận tải ngoài nước đạt 17,5 triệu lượt khách, tăng 8,1% và 52,9 tỷ lượt khách.km, tăng 9,2%.
Xét theo ngành vận tải:
Vận tải hành khách đường bộ năm 2019 đạt 4.871,6 triệu lượt khách, tăng 11,5% so với năm trước và 162,9 tỷ lượt khách.km, tăng 11,3%.
Đường thủy nội địa đạt 200,6 triệu lượt khách, tăng 5,6% và 4 tỷ lượt khách.km, tăng 7%.
Đường hàng không đạt 55,3 triệu lượt khách, tăng 11,3% và 77,9 tỷ lượt khách.km, tăng 11,4%.
Đường biển đạt 7,6 triệu lượt khách, tăng 5,6% và 464,9 triệu lượt khách.km, tăng 7%.
Riêng vận tải đường sắt giảm cả về vận chuyển và luân chuyển, đạt 8 triệu lượt khách, giảm 6,9% và 3,2 tỷ lượt khách.km, giảm 9,9%.
Số lượng đơn vị kinh doanh và phương tiện:
- Số lượng đơn vị kinh doanh vận tải (tuyến cố định, hợp đồng, xe buýt, xe du lịch) :
+ Vận chuyển hành khách liên tỉnh theo tuyến cố định: 1576 đơn vị.
+ Vận chuyển hành khách theo hợp đồng: 16725 đơn vị.
+ Vận chuyển hành khách bằng xe du lịch: 222 đơn vị. - Số lượng phương tiện:
+ Vận chuyển hành khách liên tỉnh theo tuyến cố định: 16778 xe.
+ Vận chuyển hành khách theo hợp đồng: 62872 xe.
+ Vận chuyển hành khách bằng xe du lịch: 2032 xe.
+ Vận chuyển hành khách bằng xe bus: 6185 xe.
PHẦN 4. MỤC ĐÍCH DU LỊCH VÀ PHƯƠNG TIỆN DI CHUYỂN 4.1. Mục đích du lịch
Du lịch nghỉ dưỡng
Với nền kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của mỗi người cũng ngày càng cao hơn, do đó loại tour du lịch này được đầu tư và phát triển để đáp ứng nhu cầu của hầu hết khách du lịch hiện nay. Khách du lịch có xu hướng kết hợp du lịch với thư giãn trong các khu nghỉ dưỡng cao cấp.
Ưu điểm của loại hình tour du lịch này ở Việt Nam là nó có thể giúp ban tận hưởng cảm giác thư giãn, giúp giảm bớt lo lắng hoặc căng thẳng bằng liệu pháp spa, các buổi tập yoga ngay tại khu nghỉ dưỡng có thể khiến bạn cảm thấy hoàn toàn thoải mái từ trong ra ngoài. Du lịch tham quan, văn hóa, lịch sử
Việt Nam có phong cảnh đa dạng, phong phú từ đồi núi, rừng vàng, biển bạc trên dải đất hình chữ S. 64 tỉnh thành của Việt Nam là 64 điểm đến đặc biệt. Khắp nơi đều có những cảnh đẹp tuyệt vời để du khách mọi nơi ghé thăm khám phá, chiêm ngưỡng.
Trong mỗi chuyến đi du lịch ngoài tham quan những cảnh đẹp thì việc kết hợp tìm hiểu lịch sử những đặc điểm của văn hóa, con người ở địa điểm du lịch cũng rất được các nhà du lịch lồng vào chương trình tour. Du lịch văn hóa còn phản ánh giá trị lịch sử nhân văn, cho du khách cái nhìn tốt đẹp về lịch sử dân tộc đất nước.
Du lịch công vụ MICE
Năm 2019, du lịch công vụ ở Việt Nam đang trên đà khởi sắc. Thời gian gần đây, khi nước ta hội nhập cùng nền kinh tế thế giới thì MICE thực sự “bùng nổ” nhờ sự quan tâm chú ý, lựa chọn của các đối tác nước ngoài, bởi Việt Nam là một điểm đến hòa bình, an toàn, thân thiện và là môi trường đầu tư vô cùng hấp dẫn. Những thay đổi trong chính sách đối ngoại nhằm thúc đẩy sự hợp tác phát triển quốc tế cũng góp phần không nhỏ giúp phổ biến hóa hình thức này. Bên cạnh những điểm đến truyền thống như Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Nha Trang, những cái tên như Hạ Long, Quy Nhơn… đang được kỳ vọng sẽ trở thành điểm đến mới bứt phá trên bản đồ du lịch MICE trong các năm tới.
Trong năm 2019, một số sự kiện nổi bật được diễn ra như: Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều ở Hà Nội, Hội nghị Kiểm soát nhiễm khuẩn châu Á – Thái Bình Dương 2019 ở Đà Nẵng, Diễn đàn Du lịch Asean (ATF) 2019, Chung kết Sao Mai 2019 và Lễ khai mạc Techfest 2019 ở quần thể nghỉ dưỡng FLC Hạ - Quảng Ninh, FLC Quy Nhơn cũng là nơi tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa – thể thao tầm cỡ như Hội nghị phát triển kinh
32
tế miền Trung 2019, giải FLC Golf Championship lớn nhất Việt Nam, giải Vietnam Club Championship cùng nhiều hội nghị và các chương trình ca nhạc – nghệ thuật lớn… Thể thao:
Xu hướng du lịch mới được ưa chuộng.
+Trong năm 2019, nhiều cuộc thi chạy Marathon thu hút cả du khách trong nước và nước ngoài tham gia như Vietnam Mountain Marathon, VnExpress International Marathon,...
+ Cuộc thi ba môn phối hợp lớn ở VN như IRONMAN 70.3 Đà Nẵng - cuộc thi ba môn phối hợp thuộc tầm cỡ quốc tế được chức tại Đà Nẵng; Challenge Vietnam Nha Trang - cuộc thi kéo dài 3 ngày với quy mô đủ để trở thành một trong những cuộc thi ba môn phối hợp lớn ở khu vực Đông Nam Á.
Ngoài ra còn có:
+ Đạp xe xuyên quốc gia: Những giải đua xe đạp xuyên quốc gia là cơ hội du lịch khám phá tuyệt vời. Nếu là người ưa thích khám phá và có kinh nghiệm thì đạp xe chinh phục con đường núi hay cung đường ven biển là trải nghiệm du lịch thể thao trên cả tuyệt vời.
+Trekking: Hình thức đi bộ đường dài, thường là băng qua rừng núi để ngắm được những cảnh đẹp mỹ mãn. Trekking dần phổ biến ở Việt Nam trong những năm gần đây và thu hút số đông người tham gia. Cung đường trekking đẹp nhất và phổ biến nhất ở Việt Nam phải kể đến Tà Năng – Phan Dũng, được biết đến với những cảnh đẹp mê ly của núi rừng bạt ngàn trải dài qua ba tỉnh Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận với độ dài khoảng 50 – 55 km.
+ Chèo thuyền kayak ở vịnh Hạ Long
+ Bóng chuyền bãi biển Chữa bệnh: Loại hình tiềm năng
Trước khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, nhiều du khách có xu hướng đến các phòng khám hay dịch vụ chăm sóc sức khỏe và làm đẹp của Việt Nam. Đó là một phần của ngành công nghiệp du lịch chăm sóc sức khỏe mới nhất của châu Á.
Chính phủ Việt Nam hy vọng, tỉ lệ khách du lịch chăm sóc sức khỏe sẽ tăng lên trong tổng số du khách đến Việt Nam. Nhờ vào việc đẩy mạnh cải thiện chất lượng phục vụ, kỹ năng chuyên môn và đặc biệt là chi phí rẻ, con số này đã tăng gấp 3 lần trong khoảng thời gian từ năm 2010-2018. Lĩnh vực thu hút khách du lịch nhiều nhất là nha khoa và phẫu thuật thẩm mỹ. Theo xu hướng du lịch dần thay đổi thành hình thức du lịch tận hưởng nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc, cải thiện sức khỏe, nước ta vốn có thế mạnh ở tài nguyên thiên nhiên, hệ thống cây dược liệu, có nhiều chùa, tịnh xá với hệ thống thiền viện có cảnh quan hấp dẫn… phù hợp với mục đích tịnh dưỡng của khách. Không chỉ khách
33
ngoài nước mà khách nội địa cũng có nhu cầu lớn trong loại hình du lịch này. Việc chú tâm phát triển loại hình này là việc cần thiết.
Tính đến năm 2019, hơn 80.000 người nước ngoài đã đến Việt Nam để khám chữa bệnh và điều trị y tế, đóng góp hơn 1 tỷ USD vào nguồn thu của Việt Nam.
Ngành y tế Việt Nam tăng trưởng từ 18-20% mỗi năm. Du lịch tâm linh tín ngưỡng:
Với bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến và nền văn hóa, đời sống tinh thân đa dang, Việt Nam hàng năm có tới 8.000 lễ hội diễn ra trên khắp các vùng miền đất nước, có hơn 44.000 địa danh, danh thắng và di tích lịch sử, trong đó hơn một nửa là nơi có thể khai thác mô hình du lịch tâm linh.
Trong năm 2019 VN đã tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc tại chùa Tam Chúc (Hà Nam). Đại lễ Vesak năm 2019 được tổ chức trọng thể, trang nghiêm với sự tham gia của trên 3.000 đại biểu đến từ 106 quốc gia và vùng lãnh thổ cùng hàng chục nghìn tăng, ni, phật tử và những người có tín ngưỡng Phật giáo khắp nơi đã thành công viên mãn.
Nghiên cứu học tập
Xuất ngoại học tập là cơ hội để trau dồi những tinh hoa tri thức của nhân loại và khoa học công nghệ của nước bạn. Cơ sở vật chất tốt và trải nghiêm thực tế là môi trường tuyệt vời để đào tạo những lớp nhân tài mới, góp phần rút ngắn khoảng cách phát triển của nước ta với các cường quốc trên thế giới. Xuất phát từ nhu cầu học tập lý thuyết với tìm hiểu thực tiễn, học đi đôi với hành, loại hình du lịch nghiên cứu và học tập đang ngày càng trở nên phổ biến. Trên thực tế, có rất nhiều môn học cần có những hiểu biết và trải nghiệm thực tế địa chất, lịch sử khảo cổ, môi trường, kinh doanh, sinh học, vật lý...Nhiều nhà cung cấp dịch vụ đã biết tận dụng ưu thế này để thiết kế các lớp học ngoài trời phù hợp với nội dung môn học. Thông thường, các giáo viên phụ trách chuyên môn ở trường sẽ trở thành những nhà điều hành tour, hướng dẫn viên du lịch.
Du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái là một loại du lịch mới và đang có xu hướng phát triển nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Nó ngày càng thu hút sự quan tâm rộng rãi của nhiều tầng lớp trên thế giới và đặc biệt là các nhà nghiên cứu xã hội, các nhà khoa học. Mục đích của loại hình này là thoả mãn sự khao khát hào mình vào thiên nhiên, thưởng thức vẻ đẹp của tạo hoá đồng thời thúc đẩy tinh thần chung sống hoà hợp cùng thiên nhiên, yêu tự nhiên của con người. Đây cũng là 1 hình thức du lịch mang tính giáo dục, có ý nghĩa bảo vệ môi trường.
34
Du lịch thăm thân
Như tên gọi, mục đích của khách du lịch loại hình này là thăm viếng gia đình, người thân, bà con, bạn bè...tuy nhiên trong quá trình đó họ kết hợp cả tham quan, thăm thú, tìm hiểu thêm về đặc trưng, văn hoá, tập tục, điều kiện tự nhiên nơi mà người thân, người quen họ ở hoặc xung quanh khu vực đó. Đối với những nước có nhiều ngoại kiểu thì đây là loại hình rất phổ biến và quan trọng, vì nó đáp ứng nhu cầu giao tiếp thăm hỏi và trải nghiệm du lịch cùng 1 lúc. Tuy nhiên thì hình thức này chưa thực sự phổ biến tại Việt Nam do số lượng người Việt định cư và sống ở nước ngoài không nhiều.
4.2. Phương tiện di chuyển
4.2.1. Vận tải hàng không
Năm 2019, khoảng 80% tổng số khách nước ngoài đến Việt Nam bằng đường hàng không, cao hơn đáng kể so với tỷ lệ trung bình của thế giới là 58%. Nguyên nhân là do tính thuận tiện và tiết kiệm thời gian di chuyển cùng chất lượng dịch vụ tốt. Chỉ số cơ sở hạ tầng vận tải hàng không của Việt Nam được cải thiện từ thứ 61/141 (2017) lên thứ 50/140 (2019) nhưng chất lượng cơ sở hạ tầng giao thông hàng không giảm từ 85/141 xuống 99/140; mật độ sân bay được xếp hạng thấp ở vị trí thứ 96/140.
Nhu cầu cấp thiết của việc tăng cường cơ sở hạ tầng giao thông hàng không để đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng tăng.
Việt Nam có 22 sân bay đang hoạt động, trong đó có 10 sân bay quốc tế và 12 sân bay nội địa, chào đón 115,5 triệu lượt khách trong năm 2019 (tăng 11,4% so với năm 2018).
Đối với các đường bay:
+ Quốc tế: 71 hãng hàng không nước ngoài và 4 hãng hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific Airlines và Bamboo Airways) đang khai thác gần 140 đường bay quốc tế kết nối trực tiếp Việt Nam với 28 quốc gia và các vùng lãnh thổ.
+ Nội địa: Các hãng hàng không Việt Nam đang khai thác hơn 50 đường bay nội địa; vận chuyển hơn 55 triệu lượt hành khách vào năm 2019 (tăng 11,4% so với năm 2018), chiếm gần một nửa thị phần vận tải hàng không tại Việt Nam.
IATA dự báo Việt Nam trong năm 2019-2035 sẽ là thị trường hàng không phát triển nhanh thứ 5 thế giới và tăng trưởng trung bình hàng năm nhanh nhất ở Đông Nam Á với tỷ lệ 14%, đạt lượng hành khách 150 triệu vào năm 2035.
4.2.2. Giao thông đường bộ
Năm 2019, mật độ đường bộ của Việt Nam xếp thứ 41/140 nhưng chất lượng đường bộ xếp thứ 109/140 (giảm 21 bậc so với năm 2017). Các tour du lịch Caravan được các công
35
ty du lịch quan tâm mạnh mẽ, tập trung vào các tuyến kết nối Việt Nam với Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á nhằm đẩy mạnh khai thác, trao đổi, giao lưu văn hóa khu vực.
4.2.3. Ngành đường sắt
Vận tải đường sắt có tính an toàn, hiệu quả kinh tế cao và thuận lợi đối với hành khách. Chất lượng cơ sở hạ tầng đường sắt giảm, tăng 15 bậc lên thứ 63/140. Tuyến đường sắt Bắc Nam dài 1.726km chạy qua 21 tỉnh, thành phố cùng nhiều địa danh nổi tiếng, khá lý tưởng để du khách gia tăng trải nghiệm cho chuyến đi của mình.
Năm 2018, tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới Lonely Planet đã bình chọn đường sắt Bắc Nam của Việt Nam đứng đầu danh sách 8 hành trình du lịch tàu hỏa đáng trải nghiệm nhất thế giới.
Ngành Đường sắt có nhiều nỗ lực nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường hợp tác với các công ty lữ hành để thu hút khách du lịch, tuy nhiên, số lượng hành khách du lịch sử dụng tàu hỏa vẫn còn thấp vì cơ sở vật chất chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như độ phủ sóng của loại hình chưa cao.
4.2.4. Vận tải biển
Năm 2019, có 264.115 lượt khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển, tăng 22,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam có đường bờ biển dài với nhiều thành phố xinh đẹp bên bờ biển, trở thành điểm đến nổi tiếng trong hành trình quốc tế của các hãng du lịch uy tín. Tuy nhiên, chỉ số cạnh tranh của Việt Nam về chất lượng cơ sở hạ tầng cảng chỉ xếp thứ 80/140 vào năm 2019, cần nhiều cảng du lịch hơn tại các trung tâm du lịch khác.
4.2.5. Du lịch đường thủy trong nước
Hệ thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch đường thủy trong nước. Du lịch đường thủy trong nước đã được cải thiện với các dịch vụ tổng hợp bao gồm tham quan, nghỉ đêm trên thuyền, thăm vườn và chợ nổi, thưởng thức đồ ăn thức uống, vui chơi, giải trí và các hoạt động thể thao dưới nước. Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đang phải đối phó với biến đổi khí hậu nghiêm trọng, hạn hán và xâm nhập mặn, gây ra mối đe dọa cho việc bảo tồn du lịch tài nguyên trong khu vực.
36
PHẦN 5. TỔNG KẾT DU LỊCH VIỆT NAM NĂM 2019
Hì
SLK: 103 triệ u, đặ c biệ t 18 triệu khách QT
Doanh thu: 755 nghìn tỷ đốồng
Đạt nhiêồugiả i thưởng quốốc têố danh giá
CSVC, DV: đ ượcc i thiả n,ệ nâng câốp m ạnh mẽẽ
nh 5.1: Sơ đồ tổng kết thành tựu nổi bật ngành du lịch VN năm 2019
Có thể khẳng định, năm 2019 là năm rất thành công của du lịch Việt Nam, không chỉ