Trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Pháp luật về an toàn thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử và thực tiễn thực thi tại website thương mại (Trang 25)

2.1. Thực trạng quy định pháp luật

2.1.1. Trách nhiệm của các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử

2.1.1.1. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh tốn trực tuyến

Căn cứ theo Điều 74 Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16-5-2013 của Chính phủ quy định về thương mại điện tử, trách nhiệm của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh tốn trực tuyến bao gồm:

1. Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh tốn trực tuyến phải đảm bảo an toàn, bảo mật giao dịch thanh toán của khách hàng, xử lý khiếu nại và đền bù thiệt hại trong trường hợp thơng tin thanh tốn của khách hàng qua website thương mại điện tử bị thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, di chuyển trái phép hoặc bị chiếm đoạt gây thiệt hại cho khách hàng.

2. Trường hợp tự phát triển giải pháp thanh toán để phục vụ riêng website thương mại điện tử bán hàng của mình, thương nhân tổ chức, cá nhân sở hữu website phải áp dụng các biện pháp sau nhằm đảm bảo an toàn, bảo mật cho giao dịch thanh tốn của khách hàng:

a) Thiết lập hệ thống thơng tin phục vụ hoạt động thanh toán đảm bảo kết nối trực tuyến

24 (hai mươi bốn) giờ trong ngày và 7 (bảy) ngày trong tuần. Thời gian dừng hệ thống để bảo trì khơng q 12 (mười hai) giờ mỗi lần bảo trì và phải có thơng báo trước cho khách hàng;

b)Mã hóa thơng tin và sử dụng các giao thức bảo mật để đảm bảo không lộ thông tin trên đường truyền;

19

c)Triển khai các ứng dụng có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp và các hình thức tấn cơng trên mơi trường mạng vào hệ thống thơng tin phục vụ hoạt động thanh tốn trực tuyến của mình;

d)Có các phương án kiểm sốt quyền truy nhập hệ thống, quyền ra, vào nơi đặt thiết bị hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh tốn trực tuyến của mình;

đ) Có quy trình, hệ thống sao lưu và phục hồi dữ liệu khi hệ thống thông tin phục vụ hoạt động thanh toán gặp sự cố, đảm bảo sao lưu dữ liệu thanh toán ra các vật mang tin hoặc sao lưu trực tuyến toàn bộ dữ liệu;

e) Lưu trữ dữ liệu về từng giao dịch thanh toán theo thời hạn quy định tại Luật Kế toán;

g) Trường hợp khách hàng thanh tốn trước khi mua hàng hóa và dịch vụ, tiền thanh toán của khách hàng phải được giữ tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh tốn và khách hàng phải được cung cấp cơng cụ để theo dõi số dư thanh tốn của mình trên hệ thống.

3. Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử có chức năng thanh tốn trực tuyến phải cơng bố trên website chính sách về bảo mật thơng tin thanh toán cho khách hàng.

2.1.1.2. Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử

Căn cứ theo Điều 75 Nghị định 52/2013/NĐ-CP ngày 16-5-2013 của Chính phủ quy định về thương mại điện tử, Trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử bao gồm: 1.Tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật về dịch vụ trung gian thanh toán do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành.

2.Lưu trữ dữ liệu về từng giao dịch thanh toán thực hiện qua hệ thống của mình theo thời hạn quy định tại Luật Kế toán.

3.Liên đới chịu trách nhiệm với thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử sử dụng dịch vụ trung gian thanh tốn của mình trong trường hợp thơng tin

thanh tốn của khách hàng qua website đó bị thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ, di chuyển trái phép hoặc bị chiếm đoạt gây thiệt hại cho khách hàng.

4.Trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, báo cáo Bộ Công Thương số liệu thống kê về tình hình cung cấp dịch vụ cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử.

2.1.1.3. Nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh

toán

Nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh toán được đề cập tại Điều 20 Nghị định số 43/VBHN-NHNN ngày 14/7/2016 của Chính phủ (NĐ

43/VBHN-NHNN hợp nhất NĐ 101/2012/NĐ- CP và NĐ 80/2016/NĐ-CP về Thanh tốn

khơng dùng tiền mặt) quy định về đảm bảo an tồn thanh tốn của dịch vụ thanh toán và dịch vụ trung gian thanh tốn :( điều khoản này nói về trách nghiệm của cả 2 bên)

“Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải áp dụng các biện pháp đảm bảo an tồn trong thanh tốn theo quy định của pháp luật. Người sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ tuân thủ các biện pháp đảm bảo an tồn trong thanh tốn theo quy định và hướng dẫn của các tổ chức cung ứng dịch vụ.”

2.1.1.4. Quyền và trách nhiệm của ngân hàng với dịch vụ trung gian thanh toan

Căn cứ vào điều 14, điều 15 thông tư 39/2014/TT-NHNN thông tư hướng dẫn về

dịch vụ trung gian thanh thanh toán nêu rõ quyền và trách nhiệm của ngân hàng là: Điều 14. Quyền của ngân hàng

1.Lựa chọn tổ chức không phải là ngân hàng để hợp tác, thử nghiệm kỹ thuật một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán.

2.Ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ cung ứng hạ tầng thanh toán điện tử và/hoặc hợp tác triển khai cung cấp dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

21

3.Được yêu cầu các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn cung cấp các thơng tin cần thiết liên quan đến các giao dịch thanh tốn thơng qua dịch vụ trung gian thanh toán.

4.Các quyền khác theo hợp đồng và các thỏa thuận cung cấp dịch vụ cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

Điều 15. Trách nhiệm của ngân hàng

1.Chỉ hợp tác cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn với các tổ chức khơng phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép.

2.Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện kiểm tra, đối soát dữ liệu giao dịch hàng ngày.

3.Thực hiện việc thanh toán các giao dịch thanh toán cho các bên liên quan theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và hợp đồng hợp tác cung cấp dịch vụ cho tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán.

4.Quản lý số dư tài khoản đảm bảo thanh toán của các tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán theo đúng hợp đồng hợp tác ký kết với các tổ chức cung ứng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh tốn và quy định tại Thơng tư này. 5.Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để kiểm tra, xác thực, cập nhật đầy đủ và chính xác thơng tin khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán.

6. Phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hướng dẫn các biện pháp, quy trình kỹ thuật nghiệp vụ và bảo mật trong thanh tốn thơng qua dịch vụ trung gian thanh toán đối với đơn vị chấp nhận thanh toán và khách hàng sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán. Ngân hàng phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng và các bên liên quan do lỗi của ngân hàng không thực hiện đúng quy định này.

7.Phối hợp cùng tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh tốn xây dựng quy trình và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng liên quan tới các giao dịch thanh tốn thơng qua dịch vụ trung gian thanh toán.

8.Các nghĩa vụ khác theo hợp đồng với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, đơn vị chấp nhận thanh toán, khách hàng.

2.1.2. Trách nhiệm quản lý của Nhà nước về hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt

Căn cứ theo Điều 5 101/2012/NĐ-CP về thanh tốn khơng dùng tiền mặt: quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt, bao gồm:

1.Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

2.Tổ chức, quản lý, vận hành, giám sát hệ thống thanh toán quốc gia; tham gia tổ chức, giám sát sự vận hành của các hệ thống thanh toán trong nền kinh tế.

3. Cấp, thu hồi Giấy phép và giám sát hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh

toán.

4. Kiểm tra, thanh tra, giám sát và xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

5. Quản lý, giám sát các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh toán.

2.1.3. Chế tài xử lý vi phạm khơng bảo mật thanh tốn trong thương mại điện tử

Căn cứ từ điều 63 đến điều 65 Nghị định số 98/2020/NĐ - CP có quy định về xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong thương mại điện tử, bao gồm: Điều 63 quy định xử phạt về hành vi vi phạm về thông tin và giao dịch trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động.

1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a)Không cung cấp đầy đủ cho khách hàng thông tin về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động, thơng tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, vận chuyển, giao nhận, phương thức thanh toán, các điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch chung trước khi khách hàng tiến hành giao kết hợp đồng sử dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;

3.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a)Cung cấp thông tin sai lệch về thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động, thơng tin về hàng hóa, dịch vụ, giá cả, vận chuyển, giao nhận, phương thức thanh toán, các điều khoản hợp đồng và điều kiện giao dịch chung trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động;

d)Triển khai chức năng thanh toán trực tuyến trên website thương mại điện tử hoặc ứng dụng di động nhưng khơng có cơ chế để khách hàng rà sốt và xác nhận thơng tin chi tiết về từng giao dịch thanh toán trước khi sử dụng chức năng này để thực hiện việc

thanh tốn;

đ) Khơng thực hiện lưu trữ dữ liệu về các giao dịch thanh toán thực hiện qua hệ thống của mình theo thời hạn quy định;

g)Khơng cung cấp thơng tin, báo cáo số liệu thống kê và tình hình cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán cho website thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định

4.Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d)Không triển khai các biện pháp đảm bảo an tồn, bảo mật cho giao dịch thanh tốn của khách hàng.

24

Điểm c Khoản 5 Điều 64 quy định mức tiền xử phạt với hành vi vi phạm về cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.

5.Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c)Tự ý thay đổi, xóa, hủy, sao chép, tiết lộ hoặc di chuyển trái phép thông tin thanh toán của khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử hoặc để thơng tin thanh tốn của khách hàng qua website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng thương mại điện tử bị chiếm đoạt gây thiệt hại cho khách hàng.

Điểm c Khoản 3 Điều 65 quy định mức tiền xử phạt với hành vi vi phạm về bảo vệ thông tin cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử:

3.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c)Khơng cơng bố trên website chính sách về bảo mật thơng tin thanh tốn cho khách hàng trên website có chức năng thanh tốn trực tuyến.

2.2. Thực trạng thực thi pháp luật về an tồn thanh tốn trong giao dịch thương mại điện tử

2.2.1. Tổng quan

- Hình thức thanh tốn

Nguồn : Báo cáo thương mại điện tử 2021

Theo báo cáo thương mại điện tử Việt Nam 2021, tiền mặt vẫn là phương thức thanh toán chủ đạo của người Việt khi mua sắm trực tuyến với 78% người được hỏi cho biết sử dụng hình thức thanh tốn COD - trả tiền khi nhận hàng. Nguyên nhân của điều này là do thói quen, tập quán, suy nghĩ của người dân Việt Nam. Lý do bởi vì thói quen dùng tiền mặt đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, phương thức này tạo ra cảm giác an tồn hơn, phịng tránh được các rủi ro mất hàng, hàng lỗi hay không nhận được hàng đúng chất lượng từ người bán. Ngoài ra, tâm lý e ngại khi tiếp cận với cơng nghệ thanh tốn mới, cũng như lo ngại về việc lộ thông tin cá nhân và chi phí khi sử dụng các phương thức thanh toán điện tử nên việc triển khai thanh tốn trực tuyến cịn gặp nhiều khó khăn.

Có thể kể đến như : tỷ lệ thanh tốn bằng ví điện tử tăng từ 18% ( 2019) lên 23% (2020)

, thẻ tín dụng ghi nợ từ 17%(2019) lên 20%(2020). Bức tranh trên cho thấy, trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu thanh tốn khơng tiền mặt của người dân đã tăng cao rõ rệt trong thời gian qua. Trước các đợt giãn cách kéo dài cũng như khuyến cáo hạn chế tiếp xúc nơi công cộng, người dân đã dần quen với việc mua hàng online thơng qua thẻ, ngân hàng số, ví điện tử thay vì dùng tiền mặt như trước đây.

-Thực trạng thanh tốn khơng dùng tiền mặt trong thương mại điện tử Trong 5 năm qua, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam liên tục tăng trưởng với tốc độ tăng trung bình trên 25%/năm. Lượng người Việt tham gia mua sắm

26

trực tuyến tăng trưởng qua từng năm. Trước sự phát triển của TMĐT, hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt khi mua sắm trực tuyến cũng có những dấu hiệu khởi sắc. Theo Ngân hàng Nhà nước, so với cùng kỳ năm 2020, 3 tháng đầu năm 2021, giao dịch qua internet tăng 55,9% về số lượng và 28,4% về giá trị, với 8,1 triệu tỷ đồng. Giao dịch qua kênh điện thoại di động tăng tương ứng 78% về số lượng, đạt 395,05 triệu món, với giá trị hơn 4,6 triệu tỷ đồng (tăng 103% về giá trị). Ghi nhận từ các trang TMĐT, Shopee cho biết, nhận thấy người dùng đang ngày càng sử dụng phương thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt nhiều hơn, điển hình như sử dụng ví AirPay để chi trả cho các hoạt động mua hàng trên Shopee. Đồng thời, các sàn TMĐT cũng đang tích cực tung ra nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi cho giao dịch thanh tốn online, vì vậy thu hút được nhiều khách hàng hơn. Bên cạnh đó, một số sàn TMĐT cịn bắt tay với các ngân hàng để giới thiệu ra thị trường sản phẩm thẻ tín dụng đồng thương hiệu như: Tiki ra mắt thẻ tín dụng liên kết Sacombank Tiki Platinum vào tháng 5/2020. Hay mới đây, Shopee đã hợp tác với VPBank và Visa ra mắt thẻ tín dụng VPBank-Shopee.

2.2.2. Về phía doanh nghiệp

2.2.2.1. Các website thương mại điện tử Việt Nam

Theo Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2021( được xây dựng từ nguồn điều tra thống kê chính thức năm 2020 của Bộ Cơng Thương với mẫu của hơn 8.000 doanh nghiệp và 1.000 người tiêu dùng trong cả nước ) thì trong số các website bị phản ánh vi phạm liên quan đến các hoạt động thương mại điện tử được đăng trên cổng thông

Một phần của tài liệu Pháp luật về an toàn thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử và thực tiễn thực thi tại website thương mại (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(61 trang)
w