Năng lực chịu trách nhiệm BTTH của cá nhân

Một phần của tài liệu MÔN PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài quy phạm pháp luật về vi phạm dân sự và trách nhiệm dân sự (Trang 26 - 27)

Điều 586 BLDS 2015 có quy định như sau:

“1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.”

Điều 599. Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý

“1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.”

23

Ví dụ 1: A là học sinh lớp 8 (14 tuổi) một hôm trên đường đi học bằng chiếc xe đạp mini Nhật, do tính thích thể hiện trước các bạn gái, thấy xung quanh nhiều bạn gái đi cùng đường với mình A liền lượn lách, đánh võng, không làm chủ được chiếc xe đạp dẫn đến việc đâm vào ông C- 75 tuổi đang đi bộ tập thể dục, làm ông C ngã, gãy xương sườn. Mọi người xung quanh vội cho đi viện nhưng do tuổi cao sức yếu nên sau đó ông C bị nằm liệt giường, k đi lại được, mọi sinh hoạt phải có người chăm sóc.

Có thể thấy rõ ràng hành vi đi xe đạp nghịch ngợm lượn lách, đánh võng của A đã gây thiệt hại sức khỏe cho ông C, thiệt hại này đã xảy ra, ở đây phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng như quy định tại Điều 584 BLDS 2015. Như vậy, A sẽ phải bồi thường thiệt hại về hành vi gây thiệt hại về sức khỏe cho ông C.

Nhưng chủ thể bồi thường thiệt hại đây là ai thì tại khoản Điều 586 BLDS 2015 quy định năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân đã chỉ rõ, do đó trong tình huống này cha mẹ của A sẽ phải bồi thường thiệt hại về sức khỏe cho ông C.

Ví dụ 2: A là người chưa thành niên học tại trường B. Thông thường sau giờ học trường B đưa A về và để A tại một bãi đưa đón cách nhà A vài trăm mét. Và thông thường cha mẹ A đến đón khi trường để A tại địa điểm đó. Trong một lần trường B đưa A về thì cha mẹ A không kịp thì A tự về từ bến đưa đón về nhà. Trong đoạn đường từ bến về nhà, A đã đốt nhà hàng xóm.

Trong trường hợp này, ta khẳng định A gây thiệt hại không trong thời gian trường trực tiếp quản lý, không có cơ sở để quy trách nhiệm cho trường. Vậy phải quy trách nhiệm cho ai. Trong trường hợp này khoản 3 điều 599 cha mẹ phải bồi thường.

Một phần của tài liệu MÔN PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài quy phạm pháp luật về vi phạm dân sự và trách nhiệm dân sự (Trang 26 - 27)