Năng lực chịu trách nhiệm BTTH của pháp nhân

Một phần của tài liệu MÔN PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài quy phạm pháp luật về vi phạm dân sự và trách nhiệm dân sự (Trang 27 - 31)

Pháp nhân

Dựa theo những quy định tại điều 74 BLDS 2015, ta có thể đưa ra một khái niệm cơ bản của pháp nhân như sau:

Pháp nhân là một tổ chức nhất định của con người, được pháp luật của Nhà nước quy định có quyền hạn chủ thể. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một tổ chức nào cũng được Nhà nước công nhận có tư cách pháp nhân. Chỉ những tổ chức được thành lập theo trình tự, thủ tục và có đủ các điều kiện do pháp luật quy định hoặc tồn tại trên thực tế đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định và được Nhà nước công nhận thì mới có tư cách pháp nhân.

Điều kiện phát sinh trách nhiệm BTTH của pháp nhân

Trên cơ sở điều 597 BLDS 2015:

- Có thiệt hại (do người của pháp nhân gây ra) và là ngoài hợp đồng.

24

Ví dụ: Khi làm việc ở công ty B, A gửi xe ở chỗ công ty B do nhân viên C của công ty B quản lý. Trong quá trình C quản lý xe, C có sơ sót làm cho xe của A bị mất. Ở đây có thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. Trong tình huống này, quan hệ giữa A và B tồn tại một quan hệ hợp đồng gửi giữ, và thiệt hại của A là do vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng gửi giữ. ở đây có thiệt hại và thiệt hại do người của pháp nhân gây ra. nhưng trong trường hợp này chúng ta không áp dụng điều 597, bởi đây không phải thiệt hại ngoài hợp đồng.

- Hoàn cảnh gây ra thiệt hại: thiệt hại trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Về trách nhiệm bồi hoàn

Ở điều 597 BLDS có quy định: Nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả khoản tiền mà mình đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.

25

KẾT LUẬN

Như vậy thông qua việc nghiên cứu và tìm hiểu về vi phạm dân sự, ta có thể thấy vi phạm dân sự là một vấn đề vô cùng quen thuộc trong mỗi hoạt động sinh hoạt hàng ngày của mỗi chúng ta. Vi phạm dân sự là sự xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được quy định chung trong bộ luật Dân sự và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ. Vi phạm đó có thể nằm trong hợp đồng, vi phạm đến những điều đã được thỏa thuận từ trước hoặc vi phạm phát sinh khi các bên không có thỏa thuận trước, từ một loại vi phạm pháp luật khác sinh ra. Khi xảy ra vi phạm, mỗi cá nhân vi phạm sẽ có một trách nhiệm dân sự bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ hoặc bồi thường thiệt hại nhằm bảo vệ quyền và khắc phục vật chất cho bên bị vi phạm.

26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. TS. Nguyễn Hợp Toàn (2014) chủ biên. Giáo trình Pháp luật Đại cương,

NXB ĐHKTQD

2. ThS. Phạm Đức Chung (2022). Slide Chương 5 Ngành luật dân sự và tố tụng dân sự

Tài liệu Internet

1. Tư Văn (2022). Ngậm trái đắng khi bị vi phạm hợp đồng, Người Lao Động, https://nld.com.vn/phap-luat/ngam-trai-dang-khi-bi-vi-pham-

hop-dong-20220330212840488.htm, 31/3/2022.

2. Hải Duyên (2019). Tranh cãi gay gắt bản quyền Thần đồng đất Việt,

VnExpress, https://vnexpress.net/tranh-cai-gay-gat-ban-quyen-than-dong- dat-viet-3953349.html, 16/7/2019.

3. Quốc hội (2015). Bộ Luật Dân sự, Thư Viện Pháp Luật,

https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Quyen-dan-su/Bo-luat-dan-su- 2015-296215.aspx , 24/11/2015.

4. Lê Minh Trường (2021). Quy phạm pháp luật dân sự,

https://luatminhkhue.vn/quy-pham-phap-luat-dan-su-la-gi---cau-tao- va-cac-loai-quy-pham-phap-luat-dan-su-hien-nay.aspx, 02/03/2021.

Một phần của tài liệu MÔN PHÁP LUẬT đại CƯƠNG đề tài quy phạm pháp luật về vi phạm dân sự và trách nhiệm dân sự (Trang 27 - 31)