Một số kiến nghị đối với nhà nước

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU MÀNG CHỐNG THẤM HDPE TỪ ĐÀI LOAN CỦA CÔNG TY CPTM ĐẦU TƯ TRƯỜNG PHÁT (Trang 40 - 50)

Việt Nam đang xây dựng một nền kinh tế thị trường, tuy nhiên Nhà nước và doanh nghiệp vẫn luôn có quan hệ với nhau. Doanh nghiệp được kinh doanh tự do trong phạm vi của pháp luật, Nhà nước có vai trò định hướng và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Trên thực tế, việc kinh doanh của các doanh nghiệp vẫn thường gặp một số cản trở do những chính sách quy định của Nhà nước. Chính vì vậy, Nhà nước cần có những điều chỉnh vĩ mô để tháo gỡ những vướng mắc mà doanh nghiệp đang gặp phải, tạo điều kiện cho khối doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

● Hoàn thiện chính sách đối ngoại và ngoại thương:

Chính sách đối ngoại và ngoại thương của Đảng và Nhà nước có sự ảnh hưởng lớn đến hoạt động của những công ty kinh doanh xuất nhập khẩu như Trường Phát. Chính sách ngoại thương của Việt Nam nên theo hướng nhất quán, quan hệ bình đẳng và là bạn bè của mọi quốc gia trên thế giới. Cần liên tục thúc đẩy tình hữu nghị giữa các nước, đẩy mạnh hoạt động ngoại giao tạo những mối quan hệ thân thiết về kinh tế chính trị. Từ đó tạo điều kiện để khối doanh nghiệp các nước có cơ hội giao lưu hợp tác với nhau. Sự ảnh hưởng của quan hệ chính trị tới giao lưu kinh tế giữa hai nước là cực kì lớn. Chính vì vậy Nhà nước cần có những chính sách ngoại giao chính trị linh hoạt

khôn khéo, giữ được vị thế của mình, chính sách có cương có nhu để tạo thuận lợi cho kinh tế nước nhà.

● Các biện pháp về tài chính tín dụng:

“Tỉ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh tới hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Với một doanh nghiệp kinh doanh nhập khẩu, tỉ giá hối đoái tăng khiến cho chi phí giá vốn hàng tăng, từ đó làm giá của sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp cũng tăng theo. Công ty do đó sẽ khó cạnh tranh trên thị trường, làm giảm lợi nhuận kinh doanh. Nhà nước cần kết hợp linh hoạt giữa việc để tỉ giá hối đoái giao động tự do theo thị trường và việc có kiểm soát điều chỉnh khi có những biến động bất thường. Nhà nước cần có cơ chế quản lý đối với việc sử dụng ngoại tệ một cách lãng phí để nhập khẩu những mặt hàng xa xỉ phẩm trong khi đất nước ta vẫn còn nghèo. Thay vào đó để sử dụng nhập khẩu các máy móc, nguyên vật liệu, dây chuyền khoa học công nghệ phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế.

Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhập khẩu như: cho vay vốn với lãi suất thấp, trong thời gian dài. Hiện nay nguồn vốn kinh doanh vẫn là một trong những vướng mắc lớn nhất trong hoạt động kinh doanh của những doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam. Trong khi có những hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước rất thiếu hiệu quả, tiêu tốn ngân sách tài nguyên của quốc gia; thì bên cạnh đó có những doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng cần sự hỗ trợ của nhà nước về chính sách tín dụng thì không nhận được sự giúp đỡ này. Có thể nói quốc gia cũng giống như một doanh nghiệp, bao gồm nhiều hoạt động kinh doanh khác nhau. Chính phủ cần có sự quản lý hợp lý trong phân phối nguồn lực giữa các ngành. Cần sử dụng ngân sách cho những ngành quan trọng, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, không nên lãng phí nguồn lực cho những lĩnh vực kinh doanh kém hiệu quả. Tránh việc quản lý yếu kém dẫn đến sự ảnh hưởng của một lĩnh vực kéo theo cả nền kinh tế đi xuống như tình trạng nợ xấu bất động sản vừa qua. Nếu nhà nước không coi mình là một doanh nghiệp, cần có những thay đổi mạnh mẽ trong cơ chế và chính sách quản trị kinh tế nước nhà thì những bộ phận nhỏ trong đó sao có thể hoạt động tốt vì

lợi ích chung của toàn nền kinh tế. Những sự yếu kém, thiếu quyết đoán trong cách quản lý kinh tế của chính phủ cần phải được chấn chỉnh và là bài học sâu sắc trong con đường phát triển đất nước, với mục tiêu đưa Việt Nam trở thành nền kinh tế vững mạnh trên thế giới.

● Biện pháp để hoàn thiện thủ tục hải quan:

Ngành hải quan có tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Nước ta với vị thế địa lý thuận lợi là đường giao thương vận tải biển quan trọng của khu vực và thế giới. Chính vì vậy ngành hải quan cần được cải tiến nhanh chóng trở thành ngành có hoạt động hiện đại và chuyên nghiệp. Hiện nay hoạt động kinh doanh nhập khẩu vẫn gặp những vướng mắc do thủ tục giấy tờ hải quan rườm rà, sự chồng chéo trong quản lý. Hiện tại có quá nhiều công ty quan tham gia vào hoạt động nhập khẩu của doanh nghiệp, ngoài hải quan còn có các cơ quan quản lý của ngành, cơ quan chủ quản, cơ quan quản lý địa phương.

Ngành hải quan cần công khai và phổ biến thông tin tới các doanh nghiệp về các thủ tục hải quan, quy định hải quan giúp cho doanh nghiệp lắm rõ được những quy định mới nhất của hải quan, từ đó giúp doanh nghiệp chủ động trong hoạt động làm thủ tục hải quan. Ngành hải quan cần xây dựng một bộ máy chất lượng, nguồn nhân lực có chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, trấn chỉnh những cán bộ, nhân viên trình độ nghiệp vụ còn yếu kém, đạo đức nghề nghiệp biến chất.

Xây dựng hệ thống hải quan tân tiến hơn, đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, đồng thời đạo tạo nhân viên một cách đồng bộ để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, bản lĩnh chính trị cho nhân viên, cán bộ.

● Biện páp về thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng:

Chính sách thuế quan của nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của doanh nghiệp. Nhà nước cần nghiên cứu và đưa ra các chính sách thuế quan rõ ràng, chính xác. Cân nhắc hợp lý để tạo điều kiện cho những ngành

hàng thiết yếu đóng góp vai trò quan trọng vào sự phát triển nền kinh tế nước nhà. Nhà nước cần có cơ chế thuế quan chặt chẽ, ngăn ngừa hoạt động gian lận trốn thuế quan, tạo sự công bằng minh bạch trong kinh doanh. Từ đó xây dựng nên một văn hóa kinh doanh lành mạnh, không trốn thuế, gian lận trong cộng đồng doanh nghiệp.

Nhà nước cần xây dựng kênh thông tin về thuế quan các mặt hàng cụ thể tới doanh nghiệp. Tạo dựng những thông tin truyền thông, tuyên truyền, khích lệ những doanh nghiệp kinh doanh minh bạch, không trốn thuế. Đồng thời lên tiếng chỉ trích những hoạt động kinh doanh phi pháp, gian lận thuế quan.

Biện pháp phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, tài chính, thông tin liên lạc:

Tuy nước ta có vị thế thuận lợi về kinh doanh vận tải biển nhưng mạng lưới cầu cảng còn rất thiếu đồng bộ, cơ sở vật chất yếu kém. Nhà nước cần có những quy hoạch rõ ràng đồng bộ trong việc xây dựng hệ thống cảng biển, cơ sở vật chất phục vụ ngành vận tải biển, tạo điều kiện cho hoạt động chuyên trở hàng hóa xuất nhập khẩu diễn ra thuận lợi, tiết kiệm chi phí. Thực tế tại Việt Nam hiện nay có khá nhiều cảng biển, tuy nhiên số cảng biển chất lượng thì rất ít. Địa phương nào cũng muốn xây dựng cho mình cảng biển vì lợi ích kinh tế của nó, tuy nhiên nguồn ngân sách lại có hạn. Sự thiếu đồng bộ này khiến cho nguồn lực bị phân tán, kém chất lượng. Nhà nước cần có những quy hoạch quyết đoán mạnh mẽ, đầu tư xây dựng những cảng biển trọng yếu, nâng cấp thành cảng bến hiện đại hơn, đáp ứng yêu cầu hoạt động giao thương vận tải biển.

Nhà nước cần xây dựng một hệ thống kênh thông tin về ngoại thương xuất nhập khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước khai thác những luồng thông tin đa chiều về tình hình thị trường trong và ngoài nước, tình hình quan hệ ngoại giao kinh tế giữa nước nhà và nước bạn. Từ đó tận dụng được những nguồn thông tin này cho hoạt động kinh doanh của mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.PGS.TS Doãn Kế Bôn ( Chủ biên), 2010, giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, nhà xuất bản Chính trị hành chính.

2.PGS.TS Tô Xuân Dần, 1999, giáo trình kinh tế quốc tế, nhà xuất bản đại học Kinh Tế Quốc Dân.

3. Luận văn “một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vật tư và máy móc của công ty cổ phần xuất nhập khẩu MASIMEX’’ do sinh viên Nguyễn Hoàng Lương thực hiện năm 2012, giáo viên hướng dẫn Phạm Thu Hương.

4. Luận văn “ nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng gia dụng từ thị trường Trung Quốc tại công ty SAIKO Việt Nam” do sinh viên Hoàng Hiền thực hiện năm 2011.

5. Luận văn “ giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mặt hàng điện lạnh của công ty cổ phần dịch vụ xuất khẩu Từ Liêm- Turtraco” do sinh viên Nguyễn Phương Nhung thực hiện năm 2012.

6. Công ty cổ phần thương mại đầu tư Trường Phát, báo cáo tài chính và bảng cân đối kế toán các năm 2010, 2011, 2012.

7. Các tài liệu nội bộ công ty cổ phần thương mại đầu tư Trường Phát. 8. Website: http://voer.edu.vn/

http://vi.wikipedia.org http://www.truong-phat.vn/

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI………..7

1.1.Tính cấp thiết của đề tài ……….7

1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu………8

1.3. Các mục tiêu nghiên cứu………...10

1.4. Đối tượng nghiên cứu………...10

1.5. Phạm vi nghiên cứu………...10

1.6. Phương pháp nghiên cứu………...10

1.7. Kết cấu khóa luận………...11

CHƯƠNG 2: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA DOANH NGHIỆP……….12

2.1. Một số khái niệm cơ bản………..12

2.1.1. Khái niệm về hoạt động nhập khẩu………..12

2.1.2. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh………...12

2.2. Một số lý thuyết về nhập khẩu và hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu.13 2.2.1. Đặc điểm của hoạt động nhập khẩu………...13

2.2.2. Vai trò của hoạt động kinh doanh nhập khẩu.………..15

2.2.3. Các hình thức nhập khẩu………...16

2.2.4. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu và các chỉ tiêu đánh giá………...17

2.2.4.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu………...17

2.2.4.2. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu trong doanh nghiệp ………...18

2.2.4.3. Phân loại hiệu quả kinh doanh nhập khẩu………19

2.2.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá………..20

2.3. Phân định nội dung nghiên cứu………...24

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU MÀNG CHỐNG THẤM HDPE TỪ ĐÀI LOAN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ THƯƠNG MẠI ĐẦU TƯ TRƯỜNG PHÁT………....25

3.1. Khái quát chung về công ty………...25

3.2. Thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu màng chống thấm HDPE từ Đài Loan của công ty CPTM đầu tư Trường Phát………...27

3.2.1. Kết quả hoạt động nhập khẩu………...27

3.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh nhập khẩu màng chống thấm HDPE của công ty CPTM đầu tư Trường Phát………..30

3.2.2.1. Chỉ tiêu lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu………32

3.2.2.2. Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu……...33

3.2.2.3 Chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí nhập khẩu……...34

3.2.2.4 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu……….35

3.2.2.5 Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu………...35

3.2.2.6 Chỉ tiêu mức sinh lợi của một lao động khi tham gia vào hoạt động nhập khẩu………...36

3.3 Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu màng chống thấm HDPE từ Đài Loan của công ty CPTM đầu tư Trường Phát………..37

3.3.1 Những thành công đã đạt được……….37

3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế………..38

3.3.2.1 Những hạn chế………...38

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU MÀNG CHỐNG THẤM HDPE TỪ ĐÀI LOAN CỦA CÔNG TY

CPTM ĐẦU TƯ TRƯỜNG PHÁT………...42

4.1 Phương hướng và mục tiêu phát triển của công ty CPTM đầu tư Trường Phát trong thời gian tới………..42

4.1.1 Định hướng chiến lược phát triển của công ty………..42

4.1.2 Mục tiêu kinh doanh của công ty trong thời gian tới………...42

4.1.3 Phương hướng kinh doanh của công ty……….42

4.1.4 Dự báo về tình hình nhập khẩu màng chống thấm HDPE trong thời gian tới..43

4.2 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu màng chống thấm HDPE từ Đài Loan của công ty CPTM đầu tư Trường Phát………...44

4.3 Một số kiến nghị đối với nhà nước………...46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………...51

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động nhập khẩu của công ty CPTM đầu tư Trường Phát theo

từng mặt hàng……….27

Bảng 3.2 Kết quả nhập khẩu màng chống thấm HDPE của công ty CPTM đầu tư Trường Phát theo thị trường………..29

Bảng 3.3 Cơ cấu doanh thu của công ty CPTM đầu tư Trường Phát………...30

Bảng 3.4 Lợi nhuận kinh doanh của công ty CPTM đầu tư Trường Phát………31

Bảng 3.5 Lợi nhuận kinh doanh nhập khẩu của công ty Trường Phát………33

Bảng 3.6 Tỷ suất lợi nhuận nhập khẩu theo doanh thu nhập khẩu màng chống thấm HDPE của công ty CPTM đầu tư Trường Phát……….34

Bảng 3.7 Tỉ suất lợi nhuận nhập khẩu theo chi phí nhập khẩu màng chống thấm HDPE của công ty CPTM đầu tư Trường Phát……….34

Bảng 3.8 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhập khẩu……….36

Bảng 3.9 Chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động nhập khẩu………36

Bảng 3.10 Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động của công ty……….37

STT Từ viết tắt tiếng Việt Nghĩa tiếng Việt

1 CPTM Cổ phần thương mại

2 VNĐ Việt Nam Đồng

3 TSLN Tỉ suất lợi nhuận

4 NK Nhập khẩu

ST

T Từ viết tắt tiếng Anh Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU MÀNG CHỐNG THẤM HDPE TỪ ĐÀI LOAN CỦA CÔNG TY CPTM ĐẦU TƯ TRƯỜNG PHÁT (Trang 40 - 50)