Sáng kiến được áp dụng lần đầu ở học kì I năm học 2021-2022. Khi mới áp dụng HS đều bỡ ngỡ tuy nhiên khi đã quen thì lại vô cùng hiệu quả. Về phía giáo viên: có nhận thức rõ nét hơn về định hướng dạy học theo CTGDPT mới về kiểm tra đánh giá trong chương trình GDPT 2018; chủ động tiếp cận, áp dụng những thay đổi tích cực vào chương trình hiện hành. Các tiết dạy trở nên sinh động, hấp dẫn hơn, đặc biệt giáo viên đã chuyển giao nhiệm vụ để học sinh trở thành người tham gia chính vào hoạt động học, giáo viên chỉ giữ vai trò kết nối và định hướng. Không những thế, với khả năng sáng tạo không ngừng cùng
những sản phẩm học sinh tạo ra, giáo viên càng có cơ hội để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của mình, đáp ứng được yêu cầu đổi mới.
Thời gian đầu các em phải chuẩn bị bài nhiều cũng áp lực. Nhưng khi trong tiết học các em được thể hiện bản thân, được thi đua với các bạn khác và nhóm khác, không quá nhàm chán vì việc nghe giảng lại được chơi trò chơi và dễ dàng theo dõi kết quả quá trình làm bài tập của học sinh thông qua phần thống kê trên Quizizz, được trình bày sản phẩm của mình đa dạng, được lấy điểm một cách linh hoạt lại được động viên khen thưởng kịp thời nên các em vô cùng hứng thú
Thái độ của học sinh khi tham gia học tập môn Địa lí kì I năm học 2021 – 2022
Thái độ Số lượng HS Tỉ lệ (%)
Rất thích, rất hào hứng 75 61,5
Bình thường 38 31,1
Không hứng thú 09 7,4
Tổng 122 100,0
Qua kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết học sinh đều thích và hào hứng với tiết học Địa lí: có tới 61,5% học sinh được hỏi đều tỏ ra thích và hào hứng tỉ lệ này đã tăng lên 30,9% so với trước khi áp dụng đề tài và chỉ có 31,1% học sinh thấy bình thường khi tham gia giảm 20,4% với trước khi áp dụng và có 7,4 % học sinh nào tỏ ra không hứng thú, không quan tâm. Như vậy, việc linh hoạt các hình thức hướng dẫn tự học, linh hoạt cách kiểm tra đánh giá thường xuyên trong các giờ học Địa lí đã tạo được tác động tích cực đối với học sinh.
Kết quả được thể hiện trong bảng dưới đây:
Tác động của việc áp dụng giải pháp phát triển năng lực tự chủ và tự học trong học trực tuyến môn Địa lí cho học sinh lớp 12 TT GDNN-GDTX Quảng Xương
năm học 2021 – 2022 Tác động Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượn g Tỉ lệ (%) Thích học tập bộ môn hơn 101 82,8 21 17,2 0 0 0 0
Hiểu bài hơn 95 77,9 27 22,1 7 3,7 0 0
Hào hứng tham gia
học tập 105 86,1 17 13,9 0 0 0 0
Nhớ bài lâu hơn 110 90,2 9 7,4 3 2,4 0 0
Tăng cường hợp
Qua bảng trên, có thể nhận thấy, một số giải pháp phát triển năng lực tự chủ và tự học môn Địa lí cho học sinhtrong học trực tuyến có tác động rất tích cực đến các em học sinh:
Có tới 82,8 % học sinh đều bày tỏ ý kiến đồng ý thích học tập bộ môn hơn. Trong khi đó, có 17,2% học sinh đồng ý và có tới 77,9% học sinh hoàn toàn đồng ý với việc hiểu bài hơn khi được áp dụng đề tài, chỉ có 3,7% ý kiến lựa chọn là không đồng ý. Có nhiều học sinh chia sẻ, mỗi lần có bài ôn tập chuẩn bị kiểm tra, ngoài việc luyện tập trên lớp, buổi tối về nhà các em còn tranh thủ luyện tập thêm, trên phần mềm Quizizz, có những học sinh làm đi làm lại nhiềulần, đến thuộc cả phần luyện tập. Bởi không chỉ được luyện tập kiến thức ôn lại bài cũ, học sinh trả lời đúng càng nhanh, điểm số xếp hạng trên bảng thứ tự càng cao, càng kích thích các em “đua tranh” lên hạng cao nhất. Khi tham gia học tập trên Quizizz, các em trực tiếp được “thi đấu” cùng các bạn của mình nên càng có động lực để cố gắng vượt lên. Đây chính là một trong những yếu tố khiến cho các em hào hứng tham gia các bài tập trên Quizizz và càng làm nhiều lần thì càng nhớ bài lâu hơn. Điều đó giúp các em cải thiện được kết quả học tập sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá.
Từ những thay đổi đó dẫn đến những biến chuyển về chất lượng. Khi áp dụng sáng kiến, chất lượng giảng dạy bộ môn Địa lí học kì I của khối 12 cũng tăng lên rõ rệt so với năm học 2020-2021, cụ thể như sau:
Năm 2020 - 2021
Học kì I năm 2021-2022
Như vậy, qua biểu đồ trên ta thấy, tỷ lệ học sinh đạt học lựcgiỏi tăng lên 5,1%, Học sinh Khá tăng 10,0%, số học sinh TB, yếu giảm 15,1% chứng tỏ chất lượng học tập môn Địa lý đã được nâng lên rõ rệt.
Trong kết quả thi thử THPT Quốc gia lần 1 khi học sinh bắt đầu được làm quen với phần mềm Quizizz sử dụng với tần suất thấp và lần 2 trước và sau khi phần
mềm Quizizz được sử dụng thường xuyên với tần suất nhiều hơn trong các hoạt động luyện tập, ôn tập cho học sinh cho thấy, kết quả học tập đã có sự tiến bộ, cụ thể là:
Kết quả thi THPT Quốc gia môn Địa lí năm học 2020 – 2021 và thi thử năm 2021 - 2022 Lớp 12A 12B 12C 12D 12E Điểm thi THPT QG năm 2020 - 2021 6,50 6,37 6,23 5,89 5,70 Điểm thi thử lần 1 (tháng 1/2022) 8,20 8,70 8,40 0 0
Điểm thay đổi 1,7 2,33 2,17 0 0
Kết quả thi học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2020-2021 trung tâm có 02 học sinh đạt giải môn Địa Lí : 01 giải Nhì và 01 giải Ba
PHẦN III. KẾT LUẬN1. Kết luận 1. Kết luận
Sáng kiến Một số giải pháp phát triển năng lực tự chủ và tự học môn Địa lí cho học sinh lớp 12 trong dạy học trực tuyến đã áp dụng năng lực của CTGDPT mới vào chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Đặc biệt với hình thức học tập trực tuyến. Thay vì chú trọng ý thức tự học bài cũ của học sinh trong các đề tài trước đây thì đề tài đã chú trọng tới phát triển cả năng lực tự học, tự hoàn thiện của HS ở cả trong nội dung bài cũ cũng như bài mới với nhiều nội dung hướng dẫn tự học đa dạng và phong phú như: phiếu bài tập, sơ đồ, bài thuyết trình tập san ảnh, video mô hình, trò chơi học tập trên điện thoại hay máy tính như Quizizz... Ngoài ra đề tài còn đề cập thêm thành tố tự chủ như: tự lực, tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của học sinh hay khả năng thích ứng với cuộc sống và định hướng nghề nghiệp của các em sau này. Đề tài còn đưa ra các giải pháp động viên, khen thưởng học sinh như phiếu khen, tặng quà…để phát triển năng lực tự chủ và tự học cũng như các năng lực chung và năng lực đặc thù khác, góp phần tạo hứng thú học tập, nâng cao chất lượng học tập bộ môn địa lí nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung. Đây là điều mà các đề tài nghiên cứu trước chưa làm được. Qua đó, đã phát triển được năng lực tự chủ và tự học cho các em. Đây là năng lực chung đầu tiên và quan trọng nhất trong các năng lực chung và đặc thù của các em. Nó góp phần khiến học sinh chủ động, tích cực thực hiện những nhiệm vụ của mình trong học tập và trong cuộc sống; biết khẳng định và bảo vệ quyền, nhu cầu cá nhân phù hợp với đạo đức và pháp luật.Đánh giá được những ưu điểm và hạn chế của bản thân. Biết tự điều chỉnh tình cảm, thái độ, hành vi của bản thân. Sẵn sàng đón nhận và quyết
tâm vượt qua thử thách trong học tập và đời sống. Biết tránh các tệ nạn xã hội. Có khả năng Thích ứng với cuộc sống, thay đổi được cách tư duy, cách biểu hiện thái độ, cảm xúc của bản thân để đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn cảnh mới. Các em nắm được những thông tin chính về thị trường lao động, về yêu cầu và triển vọng của các ngành nghề. Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông, định hướng nghề nghiệp của bản thân sau này. Đặc biệt là các em đã xác định được nhiệm vụ học tập; biết đặt mục tiêu học tập chi tiết, cụ thể, điều chỉnh được kế hoạch học tập; hình thành cách học riêng của bản thân, tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong quá trình học tập. Biết thường xuyên tu dưỡng theo mục tiêu phấn đấu cá nhân và các giá trị công dân từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn và chất lượng giáo dục của nhà trường.
Xét về hiệu quả của đề tài, tôi thấy rằng đề tài sáng kiến có khả năng áp dụng trong phạm vi toàn trung tâm (đối với toàn bộ khối lớp 10,11 và môn Địa lí cấp THCS) và không chỉ bộ môn Địa lí mà còn cả các môn học khác trong trung tâm. Ngoài ra sáng kiến có khả năng nhân rộng ra phạm vi toàn tỉnh, là tài liệu tham khảo để phát triển năng lực tự chủ và tự học cho các đơn vị trường bạn.