SỐ 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Một phần của tài liệu BAI THO VE TIEU DOI XE KHONG KINH (Trang 30 - 39)

- Hoán dụ, ẩn dụ “trái tim”

SỐ 6: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Câu 1: Ung dung thuộc từ loại gì? Việc đặt từ này ở đầu câu có tác dụng

gì?Chỉ ra một câu thơ trong bài thơ khác đã học cũng có cách sắp xếp từ ngữ như vậy?

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong câu thơ: Nhìn đất,

nhìn trời, nhìn thẳng. Biện pháp nghệ thuật đó giúp em hiểu thêm điều gì về

cái nhìn của người lính?

Câu 3: Dù hiện thực chiến tranh khốc liệt nhưng đoạn thơ đã cho thấy sự

ung dung lạc quan của những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn. Từ nội dung đó em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý nghiã của sự lạc quan trong cuộc sống.

GỢI Ý:

Câu 1:

- Ung dung : Tính từ

- Việc đặt từ ưng dung ở đầu câu nhằm nhấn mạnh vẻ đẹp, tư thế ung dung, hiên ngang của những người lính lái xe Trường Sơn.

- Câu thơ cũng sử dụng hình thức này:

+ “Mọc giữa dòng sông xanh” trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Nhà thơ Thanh Hải.

+ “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa” – Văn bản Cảnh ngày xuân trong truyện Kiều của Nguyễn Du

+ “ Thình lình đèn điện tắt” – Ánh trăng của Nguyễn Duy

Câu 2:

- Điệp từ nhìn được lặp lại ba lần : “ nhìn đất”, “nhìn trời”, “ nhìn thẳng” cũng mang những ý nghĩa độc đáo.

+ Cái nhìn của người lính xuất phát từ hiện thực chiến đấu: nhìn đất, nhìn thẳng để quan sát đường đi, nhìn trời, quan sát máy bay.

+ Cái nhìn thẳng còn mang một ý nghĩa sâu sa : đó là cái nhìn trang nghiêm, bất khuất, nhìn thẳng, nhìn trực diện vào khó khăn, chủ động đối mặt với gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh.

Câu 3:

THAM KHẢO:

“Người lạc quan là người nhìn đâu cũng thấy đèn xanh còn người bi quan thấy khắp nơi chỉ toàn đèn đỏ... kẻ thực sự khôn ngoan thì mù màu” đây là câu nói của Albert Schweitzer. Câu nói thể hiện lên tinh thần lạc quan, lạc quan để cuộc sống tươi đẹp hơn. Vậy lạc quan là gì? Lạc quan là luôn vui tươi, vui cười dù có bất kì chuyện gi xảy ra. Nó như là một liều thuốc bổ cho cuộc sống tươi đẹp hơn. Người lạc quan là người luôn tươi cười dù có chuyện gì xảy ra, Luôn yêu đời, luôn bình tĩnh trước mọi khó khăn trắc trở trong cuộc sống. Biết đứng dậy, đứng vững sau mỗi lần thất bại. Biết hướng về tương lai với niềm tin và hi vọng: cuộc đời sẽ tốt đẹp hơn. Lạc quan sẽ tạo nên cuộc sống tươi đẹp cho tất cả mọi người. Giúp chúng ta biết sống một cách có ý nghĩa hơn. Chúng ta có lạc quan thì tinh

thần mới sảng khoái, mới vui tươi làm việc. Đây là một yếu tố thúc đẩy là bước đà cho cuộc sống chúng ta tươi đẹp hơn. Những người lạc quan

thường thành công trong cuộc sống và công việc. Chẳng hạn như Bác Hồ ở trong tù vẫn có thể sáng tác thơ, ngắm trăng. Các bệnh nhân ung thư vẫn lạc quan để chiến đấu bệnh tật để giành giật sự sống. Các em bé mồ côi vẫn lạc quan sống để mong ngày gặp lại cha mẹ của mình . Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện nay vẫn còn không ít những cá nhân có thái độ sống bi quan. Họ không dám tin tưởng vào công việc mình làm, sợ khó khăn, sợ thất bại, có những suy nghĩ tiêu cực. Thái độ sống đó thật đáng phê phán! vậy nên lạc quan là một thái độ sống tích cực có vai trò quan trọng đối với mỗi con người. Rèn luyện bản thân để có thái độ sống lạc quan là không dễ nhưng không có nghĩa là không làm được. Vì vậy, mỗi chúng ta đừng chần chừ, ngay từ hôm nay khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường hãy rèn luyện lối sống lạc quan qua các hành động cụ thể trong học tập và sinh hoạt để ngày mai trở thành một công dân có ích cho gia đình và xã hội.

ĐỀ SỐ 7:

Trong khổ đầu bài thơ, nhà thơ Phạm Tiến Duật có viết :

Không có kính không phải vì xe không có kính Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi, Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Câu 1. Hãy chỉ ra từ phủ định trong câu thơ đầu. Việc sử dụng các từ ngữ

phủ định đó nhằm khảng định điều gì và góp phần tạo nên giọng điệu nào cho bài thơ ?

Câu 2. Trong câu thơ Ung dung buồng lái ta ngồi, tác giả đã sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì?

Câu 3. Sự ác liệt của chiến tranh được thể hiện qua những từ ngữ nào, qua đó

em có suy nghĩ gì về tội ác của chiến tranh.

Câu 4. Viết đoạn văn quy nạp khoảng 12 câu nêu cảm nhận của em về khổ

thơ trên. Trong đoạn văn có sử dụng câu bị động và khởi ngữ (gạch dưới câu bị động và thành phần khởi ngữ).

GỢI Ý:

Câu 1. Từ phủ định trong câu thơ: không, không phải

Việc dùng liên tiếp từ phủ định nhằm khẳng định tính chất đặc biệt những chiếc xe trong bài thơ. Những chiếc xe đó ban đầu nó vẫn có kính nhưng do hoàn cảnh ác liệt của chiến tranh, làm vỡ kính xe và những chiếc xe này trở thành xe không có kính. Từ đó nói lên sự khốc liệt của chiến tranh, đồng thời khẳng định lòng dũng cảm của người chiến sĩ lái xe, không biết sợ, bất chấp hoàn cảnh khốc liệt.

=> Từ đó, nó góp phần tạo nên một giọng điệu vừa gần gũi tự nhiên, vừa thản nhiên, ngang tàng khí phách của người chiến sĩ trong tiểu đội xe không kính.

Câu 2.

- Trong câu thơ Ung dung buồng lái ta ngồi, cách sắp xếp của tác giả khác thường là: đảo trật tự từ ( từ ung dung được đảo lên đầu)

- Cách sắp xếp ấy có dụng ý nhấn mạnh vẻ đẹp, tư thế ung dung, hiên ngang của những người lính lái xe Trường Sơn.

Câu 3.

- Sự ác liệt của chiến tranh được thể hiện qua những từ ngữ : Bom giật, bom

rung, kính vỡ

- Suy nghĩ về tội ác của chiến tranh: chiến tranh tàn phá nặng nề, gây bao mất mát đau thương...

Câu 4.

THAM KHẢO:

Hình ảnh những chiếc xe không kính và tư thế của người lính trên xe được khắc họa qua khổ thơ đầu của bài thơ Bài thơ về tiểu đội xe không kính. Từ xưa tới nay hình ảnh của những chiếc xe nếu được đưa vào thơ văn thì thường được " mĩ lệ hoá", " lãng mạn hoá", thường mang ý nghĩa tượng trưng. Chúng ta bắt gặp những chiếc xe tam mã trong con đường mùa đông của Puskin, con tàu khát vọng trong “ Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên, đoàn thuyền kì vĩ trong “ đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận . Hay ít nhất cũng là những chíếc xe bình dị nên thơ trong thơ của Gót Hồng – “Bánh xe đap xoay tròn trong nắng” . Vậy mà ở đây những chiếc xe trong thơ Phạm Tiến Duật được miêu tả rất chân thực, thực đến mức “trần trụi, sống sít”:

Ba từ phủ định “ không”, “không phải”, “không có” cho người đọc thấy sự hỏng hóc biến dạng của những chiếc xe. Và Phạm Tiến Duật đã lí giải nguyên nhân dẫn đến sự hỏng hóc biến dạng đó chỉ bằng một câu thơ:

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Thì ra lí do, nguyên nhân cũng tại chiến tranh mà ra cả. Điệp ngữ “bom” kết hợp với các động từ “giật, rung” đã tái hiện lại không khí, tính chất khốc liệt, gay go của cuộc chiến đấu giữa ta và giặc, phơi bày và tố cáo bản chất hung bạo, ngông cuồng của quân giặc. “Mưa bom, bão đạn” của chúng dội xuống đường Trường Sơn thật dữ dội, ác liệt. Bọn chúng định dùng sức mạnh với các vũ khí hiện đại để chặn đường tiếp tế, tiến công của ta, làm lung lay ý chí, tinh thần chiến đấu của người chiến sĩ. Chính sức ép của bom đạn khi nổ, những mảnh bom, đạn trúng vào khiến “kính vỡ đi rồi”.Nhưng nó không được sửa chữa luôn mà khắc phục bằng cách chấp nhận qua một tinh thần đầy hào hứng, bởi lẽ trang thiết bị thiếu thốn, con đường Trường Sơn dài, đế quốc Mĩ ngày đêm nhả bom liệu có đủ thời gian để khắc phục sự cố ấy khi miền Nam đang tha thiết gọi? Nhưng hiện thực chiến trường càng khốc liệt bao nhiêu thì người lính hiện lên càng đẹp, càng trân quý bấy nhiêu. Đó là vẻ đẹp hiên ngang, là tinh thần lạc quan, dũng cảm :

Ung dung buồng lái ta ngồi Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

tính từ “ung dung” được đảo lên đầu câu làm nổi bật tư thế ung dung, hiên ngang, tự tin, dũng cảm của người lính. Một sự tương phản đối lập với tính chất khốc liệt, ác liệt của chiến tranh. Phải chăng con người đang thách thức bom đạn của kẻ thù. Điệp từ nhìn được lặp lại ba lần : “ nhìn đất”, “nhìn trời”, “ nhìn thẳng” cũng mang những ý nghĩa độc đáo. Cái nhìn của người lính xuất phát từ hiện thực chiến đấu: nhìn đất, nhìn thẳng để quan sát

đường đi, nhìn trời, quan sát máy bay. Cái nhìn thẳng còn mang một ý nghĩa sâu sa : đó là cái nhìn trang nghiêm, bất khuất, nhìn thẳng, nhìn trực diện vào khó khăn, chủ động đối mặt với gian khổ, hi sinh mà không hề run sợ, né tránh.

ĐỀ SỐ 8:

Mở đầu Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật có viết : Không kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Câu 1. Cách nói ấy có gì đặc biệt, đạt được hiệu quả gì ?

Câu 2. Viết tiếp hai câu để hoàn chỉnh đoạn thơ, cho biết ý nghĩa nhan đề

bài thơ ?

Câu 3. Cảm nhận của em về người chiến sĩ lái xe trong bài thơ ? ( bằng một

đoạn văn dài từ 12 đến 15 câu kiểu diễn dịch, sử dụng phép thế, câu chứa thành phần phụ chú và gạch chân chúng ).

Câu 4. Kể tên hai tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn 9 viết về

lòng dũng cảm của người chiến sĩ ngoài mặt trận.

GỢI Ý:

Câu 1.

Tác giả sử dụng một loạt các từ phủ định cùng với một giọng thơ hết sức thản nhiên đã khắc họa rõ sự độc đáo của những chiếc xe không kính. Và chỉ bằng 2 động từ giật rung tác giả đã lí giải nguyên nhân khiến cho những chiếc xe đó không có kính là do bom đạn của kẻ thù tàn phá . Từ đó cho thấy hiện thực khốc liệt của chiến tranh.

Câu 2.

Không kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng. - Ý nghĩa nhan đề:

+ Nhan đề khá dài, tưởng thừa nhưng lại giàu ý nghĩa và thu hút người đọc bởi vẻ độc đáo của nó.

+ Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật hình ảnh của toàn bài, đó là hình ảnh những chiếc xe không kính. Đây là một hình ảnh độc đáo, qua đó thấy được hiện thực khốc liệt của chiến tranh.

+ Hai chữ: "bài thơ" thêm vào nhan đề tưởng chừng nhưa thừa, nhưng lại thể hiện cách khai thác hiện thực của tác giả. Tác giả không chỉ khắc họa hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh mà chủ yếu muốn nói đến chất thơ của hiện thực ấy.

=> Nhan đề làm nổi bật chủ đề của văn bản đó là ca ngợi những người lính lái xe Trường Sơn ngang tàng dũng cảm, sẵn sàng vượt qua khó khăn gian khổ với một tâm hồn trẻ trung, lạc quan, lãng mạn.

Câu 3.

THAM KHẢO:

Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính, tác giả Phạm Tiến Duật đã khắc họa thành công chân dung những anh lính trên đường Trường Sơn thời chống Mỹ và để lại trong ta bao ấn tượng khôn nguôi. Các anh hiện lên với tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm, lạc quan coi thường gian khổ hiểm nguy. Trước những thử thách, khó khăn trên tuyến đường Trường Sơn, người lính vẫn vững tay lái. Họ coi khó khăn như một thử thách của sự thích nghi nên họ cùng kể chuyện, cùng đùa vui tếu táo với vẻ ung dung: “Ung dung buồng lái ta ngồi". Xe không có kính chắn gió nên bao hiểm nguy tìm đến người lính với “gió vào xoa mắt đắng” rồi “sao trên

trời, chim dưới đất” đột ngột, bất ngờ. Song tất cả gian nguy không khiến

người chiến sĩ run sợ, hoảng hốt hay chùn lòng. Trái lại, tư thế các anh tư thế các anh vẫn ung dung, tự tin và bình thản cho con đường phía trước. Anh lính luôn tập trung cao độ với công việc lái xe đầy rẫy hiểm trở. Lời nói “Không có…. ừ thì” như một lời nói thường, nôm na mà cứng cỏi, biến những khó khăn thành điều thú vị, với ý nghĩa táo tợn “Chưa cần… cây số nữa”. Anh lính lúc nào cũng đùa vui, tếu táo và họ đoàn kết, đồng hành, hỗ trợ bên nhau. Khó khăn gian khổ càng làm tình cảm của họ thêm gắn bó keo sơn. Với một cái bắt tay, Phạm Tiến Duật đã tạo nên một hình ảnh thơ thật đẹp. Người lính động viên nhau, chào nhau, cùng nhau cố gắng. Họ luôn giữ trong mình hi vọng, lạc quan và yêu đời. Chính tuổi trẻ đầy khí phách ấy đã trở thành ngọn lửa sục sôi của ý chí và tinh thần chiến đấu vì giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. Bom đạn quân thù có mặt muôn nơi, nó có thể làm biến dạng chiếc xe nhưng không đè bẹp được tinh thần, ý chí chiến đấu của những chiến sĩ lái xe với trái tim rộng lớn và thật đẹp. Trái tim là thứ duy nhất họ có sau muôn ngàn cái không có kia. Trái tim ấy thay thế cho tất cả những thiếu thốn “không kính, không đèn, không mui” hợp nhất với người chiến sĩ lái xe thành một cơ thể sống để tiếp tục tiến lên phía trước, hướng về miền Nam thân yêu. Hình ảnh anh lính lái xe Trường Sơn

cũng chính là biểu trưng cho anh bộ đội cụ Hồ giàu lòng yêu và cống hiến hết mình vì Tổ quốc.

Câu 4.

- Đồng chí của Chính Hữu

- Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê

ĐỀ SỐ 9:

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Không có kính, rồi xe không có đèn,

Không có mui xe, thùng xe có xước, Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước:

Chỉ cần trong xe có một trái tim.”

(Phạm Tiến Duật, Bài thơ về tiểu đội xe không kính) Câu 1. Đoạn thơ trên nằm ở vị trí nào trong bài thơ. Nêu nội dung chính của đoạn thơ?

Câu 2. Những biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ? Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn thơ.

Câu 3. Từ ý thơ trên, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 2/3 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về tinh thần vượt khó của lớp trẻ hiện nay.

GỢI Ý:

Câu 1.

- Nội dung : Tinh thần yêu nước và quyết tâm giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước của những người lính lái xe Trường Sơn.

Câu 2.

- Điệp ngữ “Không có” + Liệt kê: kính, đèn, mui xe, thùng xe

=> Nhấn mạnh những thiếu thốn, hỏng hóc của những chiếc xe đồng thời

nhấn mạnh mức độ ác liệt khốc liệt của chiến tranh. Câu 3.

THAM KHẢO:

Cuộc đời mỗi con người luôn được sắp đặt sẵn những khó khăn , thử thách tren con đường tiến đến thành công . Vì vậy mỗi con người đều phải có tinh thần vượt khó , có ý chí nghị lực và lòng quyết tâm đương đầu với thử thách .Tinh thần vượt khó là năng lượng, ý chí, nghị lực, niềm tin và

Một phần của tài liệu BAI THO VE TIEU DOI XE KHONG KINH (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(48 trang)
w