Lược mang; 2 Cung mang; 3 Sợi mang; 4 Dòng nước; 5 Tĩnh mạch; 6 Động mạch; 7 Sợi mang

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 7 doc (Trang 43 - 46)

II. Cấu tạo và hoạt động sinh lý 1 Hình dạng

1.Lược mang; 2 Cung mang; 3 Sợi mang; 4 Dòng nước; 5 Tĩnh mạch; 6 Động mạch; 7 Sợi mang

32 2 1 2 3 1 5 6 7 4 4 4 4 4 4

Hình 17.10 Động tác hô hấp của cá xương (theo Hickman)

(a). Miệng cá mở, hàm đóng; (b). Miệng cá đóng, nắp mang mở 1. Xoang miệng; 2. Nắp mang; 3. Khe mang; 4. Khoang nắp mang; 5. Van miệng

4

52 2

13 3

7.2 Cơ quan hô hấp phụ

Cá xương có các cơ quan hô hấp phụ sau:

- Hô hấp qua da do lớp biểu bì và lớp bì có nhiều mạch máu. Ví dụ như lươn, chạch, cá thóc lóc (Periophthalmus)...

Hình 17.11 Trao đổi ngược dòng ở các lá mang cá

Hình 17.12 Bóng hơi của cá xương (theo Hickman)

A. Bóng hơi trong cơ thể cá; B. Bóng hơi phình to do khí xâm nhập vào; C. Khí trong bóng hơi được trao đổi ở mao mạch của cơ quan tuần hoàn: 1. Bóng hơi; 2. Động mạch lưng; 3. Val; 4. được trao đổi ở mao mạch của cơ quan tuần hoàn: 1. Bóng hơi; 2. Động mạch lưng; 3. Val; 4.

Tuyến khí; 5. Cơ kéo; 6. Tới tim; 7. Trao đổi khí ở mao mạch

12 2 3 5 7 4 7 6

- Hô hấp qua ruột do thành ruột mỏng có nhiều mạch máu. Ví dụ cá đòng đong (Puntius)...

- Hô hấp qua cơ quan trên khoang mang mang (hoa khế) có nhiều mao quản, hấp thụ ôxy không khí, do cung mang thứ 5 biến đổi thành. Ví dụ cá rô (Clarias), cá chuối (Ophiocephalus), cá trèo đồi (Channa)... có hoa khế

- Hô hấp bằng phổi (cá phổi cá nhiểu vây...) hay túi khí kéo dài tận đuôi.

- Bóng hơi của cá xương được hình thành từ đôi túi phổi của cá xương nguyên thủy từ kỷ Đêvon. Đó là túi màng mỏng thắt khúc chia thành khoang lớn (phía trước) và khoang nhỏ (phía sau). Chứa ôxy, nitrogen và khí cacbonic, mặt trong có nhiều

mạch máu hình thành các 5 6 4 3 2 1 7 8

Hình 17.13 Tim và hệ tuần hoàn của Cá

(a). Sơ đồ các buồng tim của cá; (b). Sơ đồ vòng tuần hoàn. SV=1. Xoang tĩnh mạch; A=2. Tâm nhĩ; V=3. Tâm thất; CA=4. Nón động mạch; 5. Mạng mao mạch; 6. Mao mạch hô hấp; 7. Ở

đám rối mao quản. Có các chức năng là tham gia hô hấp và thăng bằng... Bóng hơi có ống nối với thực quản, cá nổi lên nuốt khí vào bóng hơi. Khí được hình thành trong máu và được tiết vào bóng hơi ở một vùng chuyên biệt được gọi là tuyến khí. Tuyến khí nhả khí vào bóng hơi và vùng hấp thụ thì hút khí ra khỏi bóng hơi (hình 17.12).

8. Hệ tuần hoàn

8.1 Tuần hoàn cá xương

Hệ tuần hoàn cá xương gồm có tim, hệ động mạch và hệ tĩnh mạch (hình 17.13).

8.1.1 Tim

Có 3 phần là tâm thất, tâm nhĩ và xoang tĩnh mạch. Có bầu chủ động mạch nhưng cấu tạo đơn giản chỉ là phần phình rộng của động mạch, không có van và cơ nên không co bóp và không được xem là một bộ phận của tim.

8.1.2 Hệ mạch

- Động mạch bụng dẫn máu tĩnh mạch từ tâm thất về phía trước, chia thành 4 động mạch tới mang. Máu sau khi được trao đổi khí ở mang theo 4 động mạch rời mang, tới mỗi bên tập trung vào rễ chủ động mạch. Đi về phía sau 2 rễ chủ động mạch nhập thành động mạch lưng phân nhánh tới nội quan.

Đi về phía trước nối với nhau thành động mạch đầu. Từ vòng đầu có động mạch cảnh trong và ngoài.

- Hệ tĩnh mạch: Máu ở phần đuôi tập trung thành tĩnh mạch đuôi, sau đó phân thành 2 nhánh: Một nhánh đổ vào tĩnh mạch dưới ruột, một nhánh đổ vào tĩnh mạch thận, qua thận vào tĩnh mạch chính sau. Ở cá xương các mạch máu bên trái làm thành gánh thận, còn ở bên phải, tĩnh mạch chính sau không phân mao quản, hình thành hệ gánh thận rồi đi tới ống Cuvie. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tĩnh mạch cảnh trên đưa máu từ phần đầu tập trung vào tĩnh mạch chính sau, đổ vào ống Cuvie. Tĩnh mạch cảnh dưới mang máu phần bụng của mang hợp với tĩnh mạch gan rổi đổ vào ống Cuvie. Máu từ ống Cuvie mỗi bên đổ vào đi vào xoang tĩnh mạch rồi sang tâm nhĩ, sang tâm thất. Máu lại vào vòng tuần hoàn tiếp theo (hình 17.13).

8.2 Tuần hoàn cá phổi

Ở cá phổi, ngoài mang ra còn có phổi, thông với mặt bụng của thực quản, có vách bên trong ngăn thành tổ ong. Cá phổi không có bóng hơi mà có lỗ mũi trong (lỗ khoan). Hệ tuần hoàn cá phổi có các đặc điểm sau:

- Tâm nhĩ có vách ngăn không hoàn toàn, chia thành 2 nửa trái phải và có nón chủ động mạch, có van dọc chia thành 2 phần.

- Có đôi động mạch phổi xuất phát từ đôi động mạch rời mang gần tim và đôi tĩnh mạch phổi đi từ phổi, đưa máu từ phổi về nửa trái tâm nhĩ. Khi mang hoạt động, động mạch phổi cũng mang máu động mạch có ôxy, khi mang không hoạt động thì động mạch phôi mang máu có khí cacbonic từ tim đến phổi.

- Ngoài tĩnh mạch chính sau, ở cá phôi còn có tĩnh mạch chủ sau, nhận máu của tĩnh mạch thận. Như vậy hệ tĩnh mạch cá phổi có vị trí trung gian giữa tuần hoàn của động vật Có xương sống ở nước và ở cạn.

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 7 doc (Trang 43 - 46)