Lực đẩy mạnh; 2 Lực cản; 3 Lực nâng; 4 Lực đẩy

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 7 doc (Trang 39 - 41)

II. Cấu tạo và hoạt động sinh lý 1 Hình dạng

1. Lực đẩy mạnh; 2 Lực cản; 3 Lực nâng; 4 Lực đẩy

đẩy 1 2 3 4 1 2 3 4

Hình 17.5 Não nguyên thủy của cá (theo Raven)

1. Tủy sống; 2. Tiểu não; 3. Thùy thị giác; 4. Đồi thị; 5. Bán cầu não; 6. Thùy khứu giác; 7. Bắt chéo thị giác; 8. Vùng dưới đồi thị; 9. Tuyến yên; 10. Hành tủy; 11. Não sau; 12. Não giữa; chéo thị giác; 8. Vùng dưới đồi thị; 9. Tuyến yên; 10. Hành tủy; 11. Não sau; 12. Não giữa;

13. Não trước8 7 8 7 6 5 2 1 9 11 12 13 10 3 4

5.1.2 Tuỷ sống

Cá xương có rãnh giữa lưng, chưa có rãnh giữa bụng, có 10 đôi dây thần kinh não và nhiều dây thần kinh tuỷ sống. Các dây thần kinh hợp lại với nhau gần tủy sống, chui khỏi cột sống thì phân thành 3 nhánh: Nhánh lưng đi tới cơ và da ở phần lưng cơ thể, nhánh bụng đi tới cơ và da ở bụng của cơ thể và nhánh nội tạng (thuộc hệ thần kinh giao cảm) đi tới ống tiêu hóa, mạch máu và cơ quan khác.

5.1.3 Thần kinh thực vật

Cá xương và động vật trên cạn thần kinh thực vật phát triển. Nhánh của dây thần kinh phế vị (dây X) có vai trò quan trọng trong việc điều hòa những nhu động của dạ dày, ruột, tim và hệ mạch

5.2 Giác quan

5.2.1 Cơ quan đường bên

Cơ quan đường bên ở cá xương rất phát triển, gồm một hay vài ống nằm dưới da bên thân đi tới phần đuôi làm thành một mạng lưới phức tạp ở đầu. Dọc ống có nhiều nhánh nhỏ xuyên qua các vảy đường bên. Đường bên có các chồi gồm nhiều tế bào cảm giác, tiếp nhận kích thích của dòng nước và vật cản giúp cho cá di chuyển (có thể tiếp nhận kích thích với dao động có tần số khoảng 5 - 15 hec). Ngoài ra còn cảm nhận sự thay đổi nhiệt độ của nước trong giới hạn từ 25 - 300C (hình 17.6).

5.2.2 Cơ quan vị giác

Cơ quan vị giác là các chồi vị giác có nhiều ở khoang miệng và nằm dọc thân, đặc biệt ở cá ăn đáy thì có nhiều ở mặt bụng.

5.2.3 Cơ quan khứu giác

Cơ quan khứu giác có vai trò quan trọng, gồm 2 túi khứu giác có nhiều nếp màng mỏng làm tăng diện tích cảm giác, thông ra ngoài bằng lỗ mũi. Một số nhóm cá như cá phổi, cá vây tay có lỗ mũi trong thông với miệng giống như các loài động vật có xương sống ở cạn.

5.2.4 Cơ quan thính giác

Cơ quan thính giác gồm có tai trong, trung gian mê lộ màng và mê lộ và mê lộ xương có xoang chứa dịch, phía dưới có túi tròn (sacculus) và mấu ốc tai (cochlea). Âm thanh được truyền trực tiếp qua mô. Tần số âm thanh từ 16 - 13.000 hec được tiếp nhận bởi túi tròn và ốc tai. Phần trên của mê lộ có 3 ống bán khuyên gắn với nhau ở gốc làm thành túi bầu dục (utriculus). Trong túi tròn và bầu dục đều có đá tai, có dây chằng nối với biểu mô cảm giác. Khi cá mất thăng bằng, đá tay thay đổi vị trí làm cho dây chằng co giãn và kích thích tế bào cảm giác, gây ra cử động phản xạ giúp cho cá lấy lại thăng bằng.

5.2.5 Cơ quan thị giác

Mắt cá xương có cấu tạo đặc trưng, thích nghi với việc nhìn trong nước. Thuỷ tinh thể hình cầu, màng kính gần phẳng, nên cá có thể nhìn gần. Màng cứng gồm chất sụn, trong khoang nhỡn cầu có lưỡi hái giúp điều tiết thuỷ tinh thể. Màng bạc ở ngay ngoài màng mạch, có nhiều thuỷ tinh thể nhỏ. Mắt có 6 cơ bám, giúp mắt cử động theo mọi hướng, không có mí mắt (hình 17.7).

Hình 17.6 Cơ quan đường bên của cá (theo Raven)

(a). Hệ thống ống chạy dọc cơ thể cá (1. Đường bên; 2. Vảy đường bên; 3.Trạng thái mở hoạt động; 4. Thần kinh; 5. Cơ quan đường bên; 6. Ống; 7. Bộ phận hình chén; 8. Lông; 9. Tế bào lông; 10. Sợi

trục thần kinh; 11. Tế bào thần kinh cảm giác);

(b).Các tế bào lông là cơ quan thu nhận cảm giác (1. Lông cứng; 2. Sự kich thích; 3. Sự ức chế; 4. Lông nổi; 5. Thân tế bào lông;

Một phần của tài liệu Giáo trình động vật học part 7 doc (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)