Cây khô nảy nhị càng thêm ấm chồi
- Cây đa cũ / bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa, nắng mưa cũng chờ
Sự cân đối trong kết cấu 4/4 song hành xuất hiện khá dày đặc trong câu ca dao:
- Chàng trẩy đi kể mấy đông Cho loan đón gió / cho nồng trời mưa
- Vì mây cho núi nên xa
Mây cao mù mịt / núi nhòa xanh xanh - Bây giờ ta gặp mình đây
Như cá gặp nước / như mây gặp rồng
Kết cấu 5/5 xuất hiện trong ca dao nhưng rất ít: - Con tằm bối rối vì tơ
Anh say sưa vì rượu / em ngẩn ngơ vì tình - Chiều chiều bóng bổ qua cầu Con ong say vì mật / con bướm sầu vì hoa
Để tạo nên sự cân đối các tác giả dân gian đã có sự vận dụng các phép điệp từ, so sánh. Ví dụ như trong bài ca dao đã có sự lặp lại ai:
Ai đem tình đấy buộc vào tình đây
Kết cấu song hành thường kết hợp với từ như mang tính chất so sánh:
- Em trông anh như cá trông sao Như lê trông lựu, như đào trông mưa
- Say em như bướm say hoa Như ong say mật, như hoa say mình
Hay điệp từ chờ kết hợp hình tượng sóng đôi bướm – hoa biểu tượng cho anh và em đã làm tăng thêm sự nhớ thương chờ đợi của chàng trai:
Chờ em như bướm chờ hoa Chờ lần ni nữa là ba lần chờ
Đôi khi ta cũng gặp những hình ảnh so sánh song hành có kiểu cấu trúc cú pháp:
Ngọt ngào chi muối mùa đông Khôn ngoan chi gái lộn chồng mà khen
Song hành cú pháp còn được tái hiện rõ trong câu ca dao:
Chừng nào trầu nọ bén lên Cau kia có trái, lập nên cửa nhà
Trầu nọ thì bén lên mọc xanh tốt và cau kia thì đơm hoa kết trái. Hai hình tượng gắn bó với nhau là cách nói tình tứ. Trầu và cau đối xứng hòa hợp như tâm hồn đôi lứa đẹp lên trong mối lương duyên. Khi trầu nọ bén lên
cũng là lúc cau kia có trái sự vật diễn ra dúng quy luật sự sống và nỗi mong chờ khắc khoải của người con gái. Duyên trầu - cau thắm đượm cũng là duyên đôi lứa lập nên nhà cửa và cuối cùng anh và em sánh bước bên nhau trong một mái nhà hạnh phúc. Qua đó ta thấy quan niệm tốt đẹp, lành mạnh, trong sáng của người lao động về tình yêu, hôn nhân, hạnh phúc gia đình.
KẾT LUẬN
Nhờ những hiện tượng song hành, sóng đôi mà ca dao có được sự cân đối về ý và kết cấu tạo nên một phong cách riêng cho ca dao tình yêu, đó là lốí nói năng bình dị, kín đáo, tao nhã và quen thuộc nhưng không đi đến chỗ sáo mòn (Ngọc Điệp). Ca dao là tiếng hát trữ tình của nhân dân lao động Việt Nam, những câu ca dao bình dị mà thấm đẫm nghĩa tình, có phải chăng đó là kết tinh linh hồn của những người dân Việt?
Vượt qua sự đào thải và sàng lọc nghiệt ngã của thời gian, ca dao vẫn trong sáng, đẹp đẽ như thuở ban đầu khai sinh ra nó. Cuộc sống hôm nay đã đổi thay nhiều nhưng mỗi khi đọc những câu ca dao của sáng tác dân gian, tâm hồn mỗi con người chúng ta dường như được thanh lọc, trở nên nhẹ nhàng và bình lặng hơn. Có ai đó đã từng nói rằng Ca dao là tiếng hát đi từ trái tim lên miệng, vâng, những câu ca dao đã được viết nên bằng tất cả trái tim của người dân Việt Nam. Ca dao chính là mảnh đất sâu kín để người dân có thể gửi gắm vào trong đó những suy nghĩ, tâm tư tình cảm của mình, với ca dao bức tranh sinh động về cuộc sống của nhân dân xưa đã được tái hiện. Trong ca dao có những cánh cò rập rờn trên đồng lúa, có cuộc sống sinh hoạt của người dân Việt thấm đẫm nghĩa tình, có những lời tâm sự đầy chiều sâu của tâm trạng và cả những hình tượng song hành Nam Nữ với những cung bậc tình yêu mộc mạc mà chân thành. Hình tượng song hành Nam – Nữ trong ca dao đã góp phần tạo nên sự phong phú nhiều màu sắc cho bức tranh đời sống tâm tư tình cảm của mọi thế hệ người dân Việt Nam. Qua đây chúng ta có thể hiểu hơn về vẻ đẹp tâm hồn của nhân dân thời xa xưa, hiểu được tài năng cũng như nguyện vọng và ước mơ của họ đã gửi gắm vào trong những câu ca dao ý nhị và sâu lắng. Với hình tượng song hành Nam – Nữ trong ca dao, kho tàng ca dao Việt Nam trở nên phong phú, hấp dẫn và sinh động hơn. Những cung bậc của tình yêu trai gái đã được ca dao chấp cánh và bay cao, bay xa, bay vào tâm hồn con người Việt Nam nhiều thế hệ. Thế mới biết dòng thời gian với sự sàng lọc và đào thải nghiệt ngã của nó đã khiến cho nhiều cái trong cuộc sống này bị chìm vào lãng quên. Nhưng ca dao và hình tượng song hành Nam – Nữ trong ca dao vẫn luôn sống mãi trong trái tim của người dân Việt hôm nay và mãi mãi mai sau !.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Bá Hán (chủ biên), (2005), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục 2. Nguyễn Thái Hòa (2005), Từ điển tu từ - phong cách - thi pháp học, Nxb Giáo Dục
3. Kiều Thu Hoạch (Chủ biên, 2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb Khoa học Xã hội.
4. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội
5. Nguyễn Xuân Kính (chủ biên, 1995), Kho tàng ca dao người Việt, tập 1, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội
6. Đinh Trọng Lạc (2005), 99 Phương tiện và biện pháp tu từ Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội
7. Lê Đức Luận (2002), Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, Khoa Ngữ Văn, Đại học Sư phạm Đà Nẵng, Tài liệu lưu hành nội bộ
8. Lê Đức Luận (2009), Cấu trúc ca dao trữ tình, Nxb Đại học Huế 9. Triều Nguyên (2001), Bình giảng ca dao, Nxb Thuận Hóa