1. Thông tin chung
2.2 Cơ hội của Việt Nam khi tham gia RCEP
Thứ nhất, hiệp định RCEP là mắt xích quan trọng để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
RCEP khi được 15 thành viên thực thi sẽ tạo nên khu vực thương mại tự do lớn nhất trên thế giới với quy mô 2,2 tỷ người tiêu dùng, chiếm khoảng 30% dân số thế giới, với GDP 26,2 nghìn tỷ USD, chiếm khoảng 30% GDP toàn thế giới. Thêm nữa, với các cam kết về mở cửa thị trường trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và áp dụng một quy tắc xuất xứ chung giữa 15 nước (thay vì áp dụng năm bộ quy tắc xuất xứ theo năm hiệp định tự do thương mại của ASEAN+1 như hiện nay) giữa tất cả các bên tham gia, cũng như tăng cường các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại thì RCEP thực sự là mắt xích quan trọng, là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu.
33
Thứ hai, Hiệp định RCEP sẽ tạo ra động lực đáng kể cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Thống kê cho thấy kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam 7 tháng đầu năm 2021 với các đối tác ghi nhận mức cao nhất với các quốc gia thành viên RCEP, đứng đầu là Trung Quốc. Do vậy khi hiệp định RCEP đi vào thực thi, giao thương của Việt Nam với các đối tác trong hiệp định sẽ ngày càng được mở rộng.
Thứ ba, Hiệp định RCEP đảm bảo một thị trường xuất khẩu ổn định dài hạn cho Việt Nam.
RCEP sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào thị trường khu vực nhờ giảm mức thuế nhập khẩu và cộng gộp chi phí xuất xứ nguyên liệu nhập khẩu. Một số ngành sẽ đạt được lợi thế xuất khẩu trong Hiệp định RCEP do có quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Quy tắc cụ thể mặt hàng thuận lợi hơn với một số FTA ASEAN+1 khác, có thể kể đến là mặt hàng da giày, dệt may, thủy sản.
Thứ tư, RCEP tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng khai thác lợi ích của các hiệp định đã có và thúc đẩy chuỗi sản xuất trong khu vực
Cùng với 14 FTA đã có hiệu lực, khi RCEP đi vào thực thi, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm lựa chọn sử dụng mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) theo FTA nào có lợi cho ngành hàng của mình để có ưu đãi thuế quan tốt nhất. RCEP giúp hài hòa các cam kết, quy định trong FTA ASEAN+1 hiện nay, đặc biệt là quy tắc xuất xứ và thuận lợi hóa thương mại, tương đối đơn giản và dễ dàng áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang các nước trong khối RCEP. Ngoài ra, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định RCEP cũng đa dạng hơn so với các FTA ASEAN+1.
Thứ năm, RCEP sẽ góp phần thu hút dịng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam, giúp cho cơ cấu kinh tế quốc gia chuyển dịch theo hướng tích cực
Theo đánh giá của Cục Đầu tư nước ngồi, trong các năm qua, dịng vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) của các nước Đơng Á vào Việt Nam gia tăng mạnh mẽ. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến 20/9/2021, tổng vốn FDI đăng ký mới đạt gần 12,5 tỷ USD (tăng 20,6% so với cùng kỳ) và tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD (tăng 25,6% so với cùng kỳ) với 3 nhà
34
đầu tư lớn nhất là Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản. Việt Nam vẫn được đánh giá là một điểm đến an toàn, hấp dẫn và cơ hội tăng tốc thu hút đầu tư từ các nước thành viên RCEP sẽ lớn hơn khi Hiệp định có hiệu lực, nhất là khi Việt Nam đang nỗ lực xây dựng nhiều cơ chế, chính sách vượt trội để đón đầu dịng vốn đầu tư đang dịch chuyển.
Thứ sáu, việc thực hiện Hiệp định RCEP sẽ góp phần tạo nên mơi trường thương mại cơng bằng trong khu vực thông qua một khuôn khổ ràng buộc pháp lý về
chính sách thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ, thương mại điện tử, giải quyết tranh chấp,... trong khu vực.