L ỜI MỞ ĐẦU
2.2.1. Bộ phận chuyên trách công tác định mức lao động trong công ty
Công tác định mức là một trong những nội dung quan trọng của tổ chức lao động, tổ chức sản xuất và quản lý lao động.
Công tác định mức lao động liên quan đến việc phân công hiệp tác lao động, tổ
chức và phục vụ nơi làm việc, liên quan tới nghiên cứu thao tác và trả lương cho công nhân.Công tác định mức lao động nhưng cứu các dạng mức lao động và điều kiện tác dụng chúng trong thực tiễn nghiên cứu các phương pháp để xây dựng các mức lao động có căn cứ kỹ thuật.
Do đó, công tác định mức lao động vừa gắn với công tác tổ chức lao động, tổ
chức sản xuất và quản lý lao động. Nên công tác định mức lao động trong Công ty trước hết chịu trách nhiệm chính là Phòng lao động - tiền lương cùng với sự kết hợp của Phòng kỹ thuật và lãnh đạo các công ty thành viên.
-Phòng lao động - tiền lương: Đây là bộ phận đóng vai trò chủ yếu trong công tác định mức lao động, là bộ phận trực tiếp quản lý lao động phân phối tiền lương. Đồng thời đây cũng là bộ phận trực tiếp tác dụng các phương pháp định mức để tiến hành định mức lao động có căn cứ khoa học. Vì thế Phòng lao động - tiền lương giữ vai trò chính trong công tác này.
- Phòng kỹthuật: Đây là phòng có chức năng nhiệm vụ hỗ trợ cho Phòng lao động - tiền lương trong hoạt động này. Vì đây là bộ phận em hiểu nhất về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và là bộ phận trực tiếp quản lý yêu cầu kỹ thuật sản xuất, yêu cầu kỹ thuật của máy móc thiết bị. Do vậy, để công tác định mức lao động được tiến hành nhanh chóng, tiết kiệm chi phí thời gian có hiệu quả thì phòng kỹ thuật có vai trò cung cấp thông tin về quy trình sản xuất, định biên lao động của máy móc thiết bị cho bộ phận lao động tiền lương hợp tác chặt chẽ với bộ phận này để đưa ra mức chính xác.
- Lãnh đạo các công ty: Các công ty là nơi trực tiếp tổ chức quá trình sản xuất, là nơi trực tiếp diễn ra hoạt động lao động của công nhân. Cán bộ các phòng ban công ty là người am hiểu về tổ chức nơi làm việc của mình, với trách nhiệm của người lãnh đạo, trực tiếp theo dõi tình hình sản xuất thực tế tại các bộ phận, các phân xưởng, các tổ... Cho nên, các lãnh đạo của các bộ phận phải có trách nhiệm phối hợp phòng ban lao động - tiền lương để đưa ra mức hợp lý cho các lao động của công ty mình.
28