Quan hệ Hàn Quốc – Nga

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay (Trang 27 - 34)

-Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Seoul vào tháng Hai năm 2001, trong khi Tổng thống Hàn Quốc Roh Muhyeon thăm Moscow vào tháng 9 năm 2004

- Hàn Quốc và Nga là những nước tham gia trong các cuộc đàm phán sáu bên về vấn đề phổ

biến vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Hàn Quốc và Nga sẽ cùng hợp tác xây dựng một khu công nghiệp song phương trong khu vực kinh tế tự do Nakhodka ở vùng Viễn Đông và khí lĩnh vực phát triển của Nga tại Irkutsk. Hai bên cũng nhất trí hợp tác về kết nối lại một kế hoạch đường sắt liên Triều Tiên với Trans- Siberian Đường sắt. Nga đã bày tỏ sự quan tâm trong việc trở thành một cầu nối cho hàng xuất khẩu của Hàn Quốc sang châu Âu, mà bây giờ đi bằng tàu, bằng cách liên kết đường sắt Hàn Quốc với TSR.

Hàn Quốc hiện đang lựa chọn phi hành gia đầu tiên của mình, dự kiến sẽ lên một chuyến bay Soyuz lên Trạm vũ trụ quốc tế vào tháng Tư năm 2008. Hàn Quốc dự kiến ra mắt trong nước đầu tiên của một vệ tinh trong năm 2008, với sự hỗ trợ của Nga. Viện hàng không vũ trụ đang chi khoảng 20 tỷ vào các dự án du hành vũ trụ, bao gồm cả phí Nga

III/Quan hệ Hoa Kì – Hàn Quốc

1. Lĩnh vực chính trị, an ninh – quân sự

a. Lĩnh vực chính trị

-. Trong cuộc hội đàm với Tổng thống G. Bush ngày 7 tháng 3, ngoài các vấn đề chung, hai nhà lãnh đạo còn trao đổi về vấn đề Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc kêu gọi Tổng thống Bush ủng hộ Chính sách Ánh dương về việc hòa giải dân tộc. Tổng thống Bush đã ca ngợi chính sách mở cửa đối thoại với Bình Nhưỡng của Tổng thống Kim, khẳng định mối quan hệ an ninh Hoa Kỳ - Hàn Quốc và đối thoại ba bên là Hoa Kỳ - Nhật – Hàn trong tiến trình phối hợp chính sách với Bắc Triều Tiên.

-. Vấn đề được quan tâm hàng đầu là vấn đề Bắc Triều Tiên, hai bên kêu gọi miền Bắc ngưng cung cấp tên lửa và vũ khí hủy diệt hàng loạt cho khu vực Trung Đông, Hàn Quốc kêu gọi Hoa Kỳ giảm áp lực với Bắc Triều Tiên sau khi Tổng thống Bush đưa nước này vào danh sách trục ma quỷ và đối thoại mọi lúc, mọi nơi với Bắc Triều Tiên.

-Từ 11 đến 17 tháng 5 năm 2003, Tổng thống Roh Moo-hyun thăm Hoa Kỳ. Kết thúc chuyến thăm, hai bên đã đưa ra tuyên bố chung, đồng ý củng cố, bố trí lại các căn cứ quân sự tại Hàn Quốc, đưa ra các biện pháp để giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên.

Từ năm 2006 trở về sau, lãnh đạo hai nhà nước tiếp tục tiến hành nhiều cuộc thăm viếng lẫn nhau. Đặc biệt là chuyến thăm Hoa Kỳ của Tổng thống Lee Myung-bak vào tháng 4 năm 2008; chuyến thăm Hàn Quốc của Tổng thống B. Obama vào tháng 11 năm 2009, những chuyến thăm này đã phản ánh đúng thực chất mối quan hệ hữu nghị của hai nước. Tại các cuộc hội đàm với Tổng thống Lee Myung-bak, hai bên đã thảo luận vấn mở rộng quan hệ hợp tác và hữu nghị giữa hai nuớc, phát triển hơn nữa một liên minh huớng tới tương lai.

b. Lĩnh vực an ninh – quân sự

- Sau sự kiện 11/9, Hoa Kỳ đã giảm quân tại Hàn Quốc và trước năm 2011, Hoa Kỳ sẽ trả 34 căn cứ quân sự cho phía Hàn Quốc. Một thỏa thuận năm 2002 do hai bên ký kết đã bố trí lại lực lượng Hoa Kỳ thành ít căn cứ hơn, nhưng là những căn cứ lớn. Những căn cứ trước đây co cụm ở gần biên giới CHDCND Triều Tiên bị đóng cửa, những căn cứ ở sâu hơn về phía Nam bán đảo Triều Tiên lại được mở rộng. Nhiệm vụ chiến đấu trên chiến trường cũng đã được chuyển giao cho quân đội Hàn Quốc.

-Khi hoàn tất việc bố trí lại lực lượng quân đội, 59 khu căn cứ quân sự tương đương với khoảng 2/3 đất dành cho quân đội Hoa Kỳ theo Hiệp định Quy chế các lực lượng quân sự sẽ trả lại cho Hàn Quốc.

- Tiếp đến Hoa Kỳ sẽ chuyển giao cho Hàn Quốc kiểm soát các lực lượng quân sự của Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên, hành động này của Hoa Kỳ chắc chắn sẽ góp phần quan trọng vào việc giảm bớt phong trào chống Hoa Kỳ của giới trẻ Hàn Quốc và cải thiện quan hệ với miền Bắc.

- Một hoạt động diễn ra trong quan hệ an ninh – quân sự là tập trận chung, Hoa Kỳ và Hàn Quốc thường tổ chức tập trận chung, các hoạt động này được diễn ra tại nhiều địa điểm của Hàn Quốc nhằm mục đích đối phó với các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra trên bán đảo, binh lính Hoa Kỳ và Hàn Quốc đều được huy động tham gia vào sự kiện này.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(44 trang)