Quan hệ chính trị an ninh – quốc phòng

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay (Trang 34 - 44)

C. QUAN HỆ HÀN QUỐC – VIỆT NAM:

1. Quan hệ chính trị an ninh – quốc phòng

-Tháng 8/2001 Hàn Quốc và Việt Nam đã ra tuyên bố chung thiết lập “Quan hệ đối tác toàn diện trong thế kỉ XXI”.

- 2001, chủ tịch nước Trần Đức Lương đến thăm Hàn Quốc.

- 8-11/4/2002, Thủ tướng Hàn Quốc Ly Han Dong đến thăm chính thức Việt Nam.

- Thủ tướng Phan Văn Khải sang thăm chính thức hàn quốc theo lời mời của thủ tướng Hàn Quốc Goh Kun từ ngày 15 đến 19/9/2003.

- 30/9 – 4/10/2003, Đoàn đại biểu Quốc hội Hàn Quốc do ông Pắc Quan Yêng, Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu sang thăm Việt Nam.

- 21/7/2004, đoàn đại biểu quốc hội nước ta do Chủ tịch Nguyễn Văn An dẫn đầu đã tới Seoul

-14/11/2007, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh lên đường thăm chính thức Hàn Quốc.

- Chuyến thăm Hàn Quốc của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 31/5/2009 là một sự kiện quan trọng trong qua hệ hai nước.

- 20-22/10/2009, Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak và phu nhân đã thăm chính thức Việt Nam.

- 14-18/11/2009, Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc Kim Hyong O thăm chính thức Việt Nam.

-10/2009, hai vị lãnh đạo cao cấp của 2 nước đã kí “Tuyên bố chung nâng cấp mối quan hệ lên đối tác hợp tác chiến lược”

2. Quan hệ kinh tế

a. Quan hệ thương mại

-Đặc điểm đặc trưng nhất trong quan hệ thương mại Hàn Quốc – Việt Nam là kim ngạch trao đổi gia tăng liên tục và Việt Nam luôn ở trong tình trạng nhập siêu.

- Hàn Quốc là đối tác thương mại lớn thứ 6 của Việt Nam, chỉ sau Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan và Mỹ.

- Các mặt hàng Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc: thủy hải sản, dầu thô, than đá, máy móc thiết bị điện tử và phụ tùng giày dép…..

- Các mặt hàng nhập khẩu từ Hàn Quốc của Việt Nam: xăng dầu, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị điện và phụ kiện…

 Việc nhập siêu từ Hàn Quốc được đánh giá là mang tính tích cực, phản ánh sự gia tăng đầu tư vào Việt Nam của Hàn Quốc

b. Quan hệ đầu tư

-Năm 2001, hàn Quốc đứng thứ 4 trong số các nước có vốn đầu tư ở Việt Nam với số vốn lên đến 3.2 tỉ đồng.

- Hầu hết là các dự án lớn, tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực công nghiệp như điện tử, thép, xây dựng đô thị mới, văn phòng và khách sạn.

- Việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO cùng với việc Hiệp định thương mại tự do giữa hàn Quốc và ASEAN có hiệu lực từ tháng 6/2007 đã giúp Việt Nam trở thành một thị trường quan trọng đối với các nhà đầu tư nước ngoài nói chung và các tập đoàn kinh tế Hàn Quốc nói riêng.

- Những tác động tích cực của FDI và Hàn Quốc đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam là rất rõ ràng, góp phần tăng tổng vốn đầu tư xã hội, tăng cường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo công ăn việc làm, tạo ra của cải xã hội, góp vào ngân sách của chính phủ Việt Nam.

- Về viện trợ ODA, Việt Nam vẫn là một ưu tiên của Hàn Quốc. Đầu tháng 8/2008, hai bên kí thỏa thuận chung về việc Hàn Quốc cung cấp 1 tỉ USD vốn vay ưu đãi EDCF trong giai đoạn 2008 – 2011. Với cam kết này, Hàn Quốc trở thành nhà tài trợ song phương lớn thứ 2 tại Việt Nam (chỉ sau Pháp) và Việt Nam là nước nhận hỗ trợ phát triển nhiều nhất của Hàn Quốc

3. Quan hệ văn hóa – khoa học

- Trao đổi văn hóa giáo dục Việt Nam – hàn Quốc diễn ra sôi nổi liên tục với nhiều thỏa thuận hợp tác giao lưu văn hóa, nghệ thuật, triễn lãm, điện ảnh công diễn… Các hoạt động giao lưu văn hóa nghệ thuật giữa hai nước thường xuyên diễn ra như các cuộc lưu diễn của các đoàn nghệ thuật hàn Quốc tại Việt Nam và ngược lại, những tác phẩm văn hóa của các nghệ sĩ Việt Bam đã được trưng bày trong các cuộc triễn lãm tại hàn Quốc.

-11/2006, Hàn Quốc đã thành lập trung tâm văn hóa Hàn Quốc đầu tiên tại khu vực Đông Nam Á, đặt tại Hà Nội.

- Các quỹ học bổng như Korea Foundation, Samsung, Kumho… cung cấp nhiều suất học bổng để hỗ trợ các học sinh vượt khó tại Việt Nam, đào tạo nâng cao trình độ về ngôn ngữ và chuyên môn tại Hàn Quốc.

- Hàn Quốc và Việt Nam đã kí kết những Hiệp định như: Hiệp định hợp tác giáo dục và đào tạo ngày 31/5/2005/

-Hàn quốc cũng hỗ trợ xây dựng 40 trường tiểu học ở Việt nam.

- Hai bên thỏa thuận tập trung thúc đẩy việc chia sẻ và hợp tác trong các lĩnh vực công nghệ thông tin và tin học hóa, phát thanh truyền hình và phát triển nhân lực trong lĩnh vực thông tin truyền thống.

Một phần của tài liệu Chính sách đối ngoại của Hàn Quốc từ năm 2000 đến nay (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(44 trang)