Nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút ODA

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

Trong bối cảnh và tình hình mới trong nước cũng như quốc tế, để quyết tâm đầu tư cho giáo dục và đào tạo được cụ thể hóa, để nguồn vốn ODA cho giáo dục và đào tạo tiếp tục đóng vai trò quan trọng như những năm qua thì cần phải tiếp tục đẩy mạnh thu hút nguồn vốn ODA vào đầu tư cho giáo dục và đào tạo trong những năm tiếp theo và thực hiện đồng bộ một số giải pháp chủ yếu sau:

Một là: Thu hút ODA đầu tư cho giáo dục và đào tạo cần được khẳng định là lĩnh vực cần được ưu tiên trong các chương trình thu hút vốn ODA của Chính phủ. Điều này hiện thực hóa quyết tâm chính trị, tư tưởng chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đầu tư cho giáo dục và đào tạo. Trong đó môi trường pháp lý là một yếu tố quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn, thông qua đó các nhà tài trợ có thể biết nước nhận viện trợ quản lý và sử dụng nguồn vốn ra sao, có đạt được hiệu quả hay không. Định hướng phân cấp các dự án ODA Nhật cho phát triển giáo dục nhằm phát huy khả năng của từng cấp.

Hai là: Cải thiện phương thức tiếp cận vốn, tăng cường công tác quản lý và sử dụng vốn ODA Nhật Bản trong các dự án giáo dục và đào tạo. Mặc dù đạt được nhiều thành công trong việc sử dụng vốn ODA thông qua các chương trình, dự án những năm qua, tuy nhiên công tác quản lý và sử dụng vốn ODA trong các dự án thuộc Bộ GD&ĐT cần được quản lý chặt chẽ hơn nữa, xác định hướng huy động và sử dụng nguồn vốn của Nhật Bản rõ ràng hơn. Chiến lược xác định càng cụ thể càng tốt và vạch ra điểm xuất phát cụ thể để thực hiện chiến lược đó.

Ba là: Hài hòa các thủ tục trong nước với các nhà tài trợ quốc tế trong tất cả các khâu để thúc đẩy giải ngân, hướng đến kết quả cuối cùng tốt nhất của chương trình, dự án ODA cho giáo dục và đào tạo. Bao gồm cả một số quy trình thủ tục từ phía Chính phủ

như thủ tục mua sắm đấu thầu, thủ tục giải ngân và rút vốn, đánh giá kết quả dự án đạt được khi kết thúc. Nhiều thủ tục và quy định từ Việt Nam và Nhật Bản khác biệt dẫn đến quá trình đàm phán ký kết một dự án cụ thể mất thời gian dài, quá trình triển khai thực hiện cũng bị ách tắc ở các khâu về đấu thầu, báo cáo dẫn đến ảnh hưởng đến giải ngân, kết quả và hiệu quả của chương trình, dự án đầu tư.

Bốn là: Tăng cường kiểm tra giám sát trong suốt quá trình thực hiện dự án, đánh giá hiệu quả và tác động của dự án khi kết thúc cũng như tính bền vững của dự án khi kết thúc. Điều này rất quan trọng với cả “hai phía” trong quá trình thúc đẩy thu hút ODA cho GD&ĐT. Đánh giá kết quả và tác động của chương trình, dự án khi kết thúc đóng khoản vay có tác động lớn đến nhà tài trợ và Chính phủ để ra các quyết định tiếp theo có tiếp tục thu hút và đẩy mạnh thu hút đầu tư cho giáo dục bằng nguồn vốn này nữa hay không.

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VIỆT NAM (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w