Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VIỆT NAM (Trang 28 - 30)

Một là, xác định rõ trách nhiệm từng đối tượng tham gia trong dự án ODA. Trong các dự án ODA dành cho giáo dục, các bộ, ngành cùng các cơ quan liên quan đưa ra chính sách khuyến khích các nhà tài trợ tăng cường dự án về giáo dục và thực hiên sao cho hiệu quả nhất. Tất cả các đối tượng tham gia vào dự án đều cần nỗ lực trong khả năng của mình để hoàn thành trách nhiệm, sao cho dự án đạt hiệu quả cao nhất.

Hai là, cải thiện và chia sẻ thông tin lẫn nhau. Trong thời đại 4.0 bùng nổ hiện nay, việc tăng cường trao đổi thông tin giữa Việt Nam và Nhật Bản sẽ giúp hai bên hiểu nhau hơn, tạo nên sự phối hợp hài hoà và hiệu quả hơn. Có thể lập thư viện hoặc ngân hàng dữ liệu điện tử để lưu trữ các thông tin liên quan đến các dự án ODA, như vậy việc sử dụng vốn ODA sẽ được thực hiện hợp lý hơn.

Ba là, phát huy vai trò chủ động và tham gia tích cực của Việt Nam. Vai trò chủ động của bên nhận viện trợ cần phải được đề cao ngay từ khâu đề xuất nhu cầu viện trợ, hình thành và thiết kế dự án, tổ chức thực hiện và theo dõi kết quả.

Bốn là, nâng cao năng lực quản lý dự án ODA Nhật Bản. Năng lực của ban quản lý dự án phụ thuộc lớn vào năng lực cá nhân của những cán bộ, chất lượng của đội ngũ cán bộ là yếu tố quyết định thành công của dự án. Trong thời gian tới, Chính phủ nên tập trung nâng cao năng lực cán bộ bằng một số biện pháp: xây dựng chiến lược đào tạo, tổ chức các khoá học ngắn hạn, viện trợ tài trợ đưa cán bộ sang nước ngoài học hỏi,…

KẾT LUẬN

Thời gian qua, nguồn vốn ODA đã đóng góp vô cùng quan trọng trong sự phát triển KT-XH của nước ta nói chung cũng như lĩnh vực giáo dục nói riêng, trong đó ODA Nhật Bản là một nguồn lực vô cùng đáng quý. Được sự quan tâm của Chính phủ, các dự án ODA Nhật Bản đã được thu hút phục vụ cho phát triển giáo dục của đất nước. Những dự án này đã tác động không chỉ đến kinh tế mà còn ảnh hưởng lớn đến xã hội với mục đích cuối cùng là phục vụ và nâng cao chất lượng cuộc sống con người.

Công tác thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA của Nhật Bản trong lĩnh vực giáo dục đã có nhiều tiến bộ tuy nhiên nhìn chung vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề hạn chế, cần xem xét, sửa đổi để hoàn thiện, tăng cường hiệu quả nguồn vốn.

Bài báo cáo dựa trên khung cơ sở lý luận về ODA đã nêu được tình trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản đối với giáo dục Việt Nam, từ đó đánh giá chung về hiệu quả nguồn vốn này và đề xuất một số giải pháp kiến nghị góp phần sử dụng hiệu quả nguồn vốn trong thời gian tới. Do thời gian nghiên cứu và tài liệu tham khảo còn hạn chế, đề tài chưa đi sâu vào từng các cấp trong hệ thống giáo dục cũng như đánh giá riêng được tình hình thu hút và sử dụng vốn của riêng các cấp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Lê Thị Tuý, 2006, “Một số kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn ODA cho phát triển cơ cấu hạ tầng” , bài đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo.

(2) Yutaka, Mari Mori, 2006, “Current Challenges of Kindergarten (Yochien) Education in Japan: Toward Balancing Children's Autonomy and Teachers' Intention”, Journal Childhood Education.

(3) J. Waite và E. Jimenz, 2008, “Đánh giá của các nhà tài trợ về việc thực hiện các dự án ODA trong giáo dục Việt Nam”, bài báo đăng trên báo Nhân dân.

(4) Nguyễn Thuỳ Hương, 2012, “Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA cho ngành giáo dục Việt Nam giai đoạn 1993 - 2010”, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội.

(5) Lương Thị Quế Anh, 2015, “Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế - ĐHQG Hà Nội.

(6) Nguồn số liệu trên website OECD: https://data.oecd.org/

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA NHẬT BẢN TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC VIỆT NAM (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(30 trang)
w