CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2002 2018 (Trang 29 - 32)

15 Nguồn: OECD.

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM

Khi các nhu cầu xây dựng các cơ sở hạ tầng cơ bản khơng cịn mang tính cấp bách như giai đoạn trước năm 2010, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tăng lên thì vốn ODA được cung cấp cho Việt Nam sẽ có xu hướng giảm và ít ưu đãi hơn. Chính vì vây, Chính phủ cần lên kế hoạch sử dụng ODA Nhật Bản nói riêng và của các nhà tài trợ nói chung một cách hiệu quả nhất.

Trước tiên cần xác định các lĩnh vực ưu tiên sử dụng nguồn vốn ODA, chú trọng phân bổ ODA cho không vào các chương trình xố đói giảm nghèo ở vùng sâu vùng xa, dân tộc thiểu số, phát triển giáo dục, nguồn nhân lực…, các lĩnh vực như giao thông vận tải, năng lượng, hỗ trợ cán cân thanh tốn thì ưu tiên sử dụng ODA vốn vay

Về vấn đề thu hút nguồn viện trợ ODA, nước ta cần có một cơ chế chính sách gọn nhẹ và chặc chẽ, thực hiện một các hợp lý và khoa học và có hiệt quả trong việc sử dụng vốn. Đầu tư vào các nguồn lực, đổi mới phương pháp và cách thức quy hoạch và quy hoạch phải tương thích với cơ chế thị trường

Để sử dụng nguồn vốn ODA một cách hiệu quả, nhà nước cần tăng cường năng lực quản lý và giám sát thực hiện các dự án, chương trình ODA, tăng cường cung cấp các chương trình đạo tạo cán bộ, nâng cao khả năng giao tiếp ngoại ngữ của cán bộ quản . Cần đồng bộ các khuôn khổ pháp lý về quản lý và sử dụng ODA giữa Việt Nam và các nhà tài trợ. Việc phân cấp trong quản lý và sử dụng ODA chưa đáp ứng được yêu cầu do cán bộ địa phương cịn kém về trình độ ngoại ngữ, sự phối hợp kém giữa nhà nước, các nhà tài trợ và địa phương dẫn tới việc chậm trễ trong sử dụng ODA dẫn đến việc lãng phí và sử dụng ODA kém hiệu quả. Vì vậy cần đầu tư nhiều hơn trong việc xây dựng năng lực quản lý và điều hành tại địa phương. Cải thiện tính minh bạch trong các dự án ODA, liên tục đổi mới các kế hoạc sử dụng vốn ODA, chủ động tranh thủ sử dụng nguồn vốn này hiệu quả. Đẩy nhanh tiên độ giải ngân bằng cách khắc phục những thủ tục hành chính rườm rà, tổ chức đầu thầu, giải phịng mặt bằng, mua sắm một cách minh bạch. Sơm đặt ra lộ trình trả nợ để tránh rơi vào tình trạng nợ nần, nợ chồng nợ.

Về phía Nhật Bản, cần giảm thiểu các điều kiện ràng buộc yêu cầu về cung cấp trang thiết bị, chuyên gia, kĩ sư.. để rút ngắn thời gian giải ngân góp phần tăng hiệu qủa của các dự án.

KẾT LUẬN

Ngoài nguồn ODA Nhật Bản, đến nay, Việt Nam đã ký 84 tỷ USD vốn ODA, dư nợ nước ngồi Chính phủ đến năm 2017 là 45,8 tỷ USD, khoảng 20,52% GDP và tỷ lệ ODA giải ngân/nợ nước ngồi Chính phủ chiếm 7,9% , tình trạng giải ngân vốn chậm theo dự báo, giải ngân thời kỳ 2016 - 2020 vào khoảng 26 - 30 tỷ USD, bình quân mỗi năm đạt 5 - 6 tỷ USD. Nhưng thực tế, hai năm 2016 - 2017 giải ngân chỉ đạt 3,7 tỷ USD, thấp hơn mục tiêu đề ra. Với nỗ lực trở thành một nước cơng nghiệp hóa hiện đại hóa với nỗ lực tốt nghiệp ODA thì việc sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả và tiết kiệm là vấn đề quan trọng được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách và định hướng phát triển đúng đắn đề giảm bớt gánh nặng trả nợ, đưa đất nước ta phát triển bền vững.

Đề tài đã cung cấp cái nhìn tổng quát về nguồn vốn ODA cũng như thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản tại Việt Nam. Từ đó đưa ra những định hướng, kiến nghị để việc sử dụng ODA không trở thành gánh nặng cho đất nước và cho thế hệ sau này. Tuy nghiên, bài báo cáo chỉ dừng lại ở cái nhìn tổng quát nhất mà chưa đi sâu vào phân tích từng lĩnh vực cụ thể được đầu tư cũng như các nhà tài trợ lớn khác như Mỹ, Hàn Quốc, đồng thời bài nghiên cứu chỉ nghiên cứu số liệu ODA khai quát năm 2018 do số liệu trên OECD chưa công bố theo từng lĩnh vực đầu tư cụ thể... Từ những đóng góp và hạn chế đã nêu trên, bài báo cáo đưa ra hướng phát triển của đề tài đó là nghiên cứu phân tích thời gian Việt Nam tốt nghiệp ODA của Việt Nam cũng như tìm ra hướng đi đúng đắn của Việt Nam sau khi tốt nghiệp ODA.

Một phần của tài liệu THU HÚT VÀ SỬ DỤNG ODA NHẬT BẢN VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2002 2018 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w