- Chi phí giáo dục do người dân đóng góp.
Có một điều đặc biệt là tất cả trẻ em Nhật Bản đều tự đi học, không hề có cha mẹ Phụ huynh không đi cùng con sau ba tuần đầu tiên của lớp 1 Đôi khi,
mẹ. Phụ huynh không đi cùng con sau ba tuần đầu tiên của lớp 1. Đôi khi, thằng bé ngủ thiếp đi và để lỡ điểm dừng, và đôi khi tàu bị hoãn. Mỗi lần như vậy trở thành một chuyến phiêu lưu, tạo cơ hội cho nó tìm nhân viên hướng dẫn hoặc thử dùng điện thoại công cộng. Do vậy, giờ thằng bé dễ dàng tìm đường quanh khu vực trường đại học và xa hơn thế.
Phải ăn hết những thức có trên bàn ăn
Mọi đứa trẻ ở trường học Nhật Bản đều phải ăn hết những thứ được phục vụ trong bữa trưa, trừ khi bị dị ứng. Để thừa thức ăn bị xem là lãng phí và thiếu tôn trọng người nấu.
Học sinh học được cách nấu ăn tại trường, thái và hầm củ cải do mình tự trồng, thực hành gọt táo sao cho
lớp vỏ thành một dải dài, không bị đứt đoạn. Cũng giống như tại Việt Nam, nghi thức trước khi bắt đầu
ăn cơm thì chúng ta phải mời cha mẹ, anh chị, mọi người trong gia đình ăn cơm rồi mới được dùng bữa. Tại Nhật Bản, qua từng thế hệ, người Nhật cũng luôn được dạy phải chắp tay và hơi cúi đầu nói “Itadakimasu” trước khi thưởng thức món ăn ở trước mặt họ để cảm ơn những động vật, thực vật đã phải đánh đổi mạng sống để được làm ra món ăn ngon và để cảm ơn những người nông dân, những người lao động đã tốn công sức góp phần làm nên món ăn. “Itadakimasu” có thể được hiểu là “Xin phép dùng ạ” hoặc “Cảm ơn vì món ăn”. Việc nói “Itadakimasu” là một cách nói đầy trang trọng và lịch sự, dần dần về sau câu nói này không còn ý nghĩa quá nặng nề nữa, khi đi cùng bạn bè nó có thể được dịch một cách gần gũi hơn là “Cùng ăn thôi”.