Chương 4: ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TAI BIẾN

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tai biến đất Loess ở Việt Nam (Trang 32 - 36)

Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự lún ướt của đất Loess: dưới tác dụng của nước, các liên kết kiến trúc trong đất và cấu trúc của đất bị phá hoại, các lỗ rỗng đại bị sạt xuống và đất bị nén chặt thêm mạnh mẽ hoặc chỉ do trọng lượng bản thân, hoặc do tải trọng công trình.

Phần lớn những trường hợp mất ổn định của công trình đều liên quan với sự tẩm ướt ngẫu nhiên đất Loess dưới nhiều hình thức khác nhau. Sự tẩm ướt có thể xảy ra do nước mưa tụ lại từng khoảnh do không tiến hành hoặc làm mất tác dụng điều chỉnh dòng chảy trên mặt, khi không có hoặc làm mất hiệu lực cách nước, biện pháp bảo vệ nền công trình khỏi bị ẩm ướt. Sự tẩm ướt có thể xảy ra khi tưới nước cho đất, xây dựng kênh đào, hồ chứa...

Để đảm bảo độ bền, độ ổn định, thuận tiện về mặt khai thác nhà và công trình xây dựng trên đất Loess cần áp dụng các biện pháp chủ yếu sau: ngăn ngừa đất Loess khỏi bị tẩm ướt, dùng móng sâu cắt qua đất Loess, loại trừ tính chất lún ướt của đất Loess, dùng các kết cấu nhà và công trình ít nhạy với lún ướt chênh lệch.

4.1 Giữ cho đất Loess khỏi bị tẩm ướt

- Đặt hệ thống đường ống dẫn nước, dẫn hơi, thoát nước và các dạng khác của công trình vận hành nước trong các máng cách nước để tránh hiện tượng rò rỉ nước và làm ẩm ướt đất Loess trong phạm vi có công trình.

- Bố trí nhà, công trình và đường ống ngầm sao cho nước có rò ra cũng không ảnh hưởng gì đến độ ổn định của công trình bên cạnh. Cần chú ý đến việc bố trí những công trình liên quan với quá trình công nghệ có dùng nước.

- San sửa mặt bằng khu đất xây dựng, làm rãnh thu và rãnh thoát để thoát nước mưa khỏi khu đất. Mục đích chính của biện pháp này là thoát nhanh chóng nước mặt ra khỏi diện tích xây dựng không cho nước tập trung lại và bảo vệ khu đất khỏi bị nước tuôn từ các yếu tố địa hình cao hơn.

Hình 4.1: hệ thống rãnh thoát nước (nguồn internet)

- Làm lớp mặt cách li xung quanh cũng như bên trong nhà và công trình, ở đáy và mái dốc của rãnh, kênh, bể lắng cũng như công trình khác để đề phòng nước mặt và nước sản xuất thấm vào tầng đất Loess, tẩm ướt đất Loess ở nền nhà và công trình.

Hình 4.2: hệ thống thu gom nước mưa (nguồn internet)

4.2 Sử dụng móng cắt sâu qua đất Loess

Nhằm mục đích truyền tải trọng của nhà và công trình tới đất đá bên dưới không có tính chất lún ướt. Có thể dùng móng sâu hoặc cọc cắt qua toàn bộ hoặc một phần. Chỉ được phép cắt qua một phần trong trường hợp phần đất Loess để lại không gây ra hiện tượng lún ướt nguy hiểm cho sự ổn định cho công trình.

4.3 Loại trừ tính lún ướt của đất Loess

Khi chuẩn bị đất để làm nền công trình thường áp dụng các biện pháp sau: nén chặt bằng cọc đất, đầm nện; gia cố đất bằng nhiệt; phụt silicat; làm đệm cát hoặc bê tông để thay một phần đất Loess bằng vật liệu không bị lún ướt; tẩm ướt sàn và nền đất cho đến chặt trước khi xây dựng.

4.4 Biện pháp kết cấu

Thường áp dụng các biện pháp làm giảm độ nhạy của chúng với lượng lún ướt chênh lệch: chia tách công trình thành từng phần bằng các khe lún, tạo cho từng phần công trình có độ cứng bằng cách đặt thêm cốt, làm đai bê tông cốt thép ở đế móng và ở trần ngăn giữa các tầng, giảm tải trọng đơn vị tác dụng lên đáy móng bằng cách tăng diện tích tựa của móng.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu trầm tích gió trên vùng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á đã chứng minh cho tới ngày nay trầm tích gió đặc điểm thành tạo Loess phân bố rất rộng rãi, không giới hạn trên các vùng khô hạn hoặc bán khô hạn của đới khí hậu ôn hòa mà còn có thể phân bố trên những vùng ẩm ướt và cả trên những vùng có phủ nhiều thực vật.

Những trầm tích Loess trên vùng nhiệt đới ẩm chỉ ra sự khác nhau các loại Loess trong 2 thành phần cấp hạt và hóa học của chúng. Nhìn chung, các trầm tích Loess trên vùng nhiệt đới ẩm tương ứng với Loess trên vĩ độ cao và có thể sử dụng để liên kết địa tầng và cổ khí hậu giữa các đới khí hậu khác nhau. Đặc điểm của trầm tích Loess biến đổi theo đặc điểm của cổ địa lí khu vực trầm tích, các quá trình vận chuyển và trầm tích cũng như chịu tác động cổ khí hậu trong các đới khí hậu khác nhau.

Đất Loess có những tính chất rất đặc trưng ảnh hưởng rất lớn đến việc xây dựng công trình bên trên nên khi xây dựng công trình trên đất Loess cần phải đặc biệt chú ý đến sự ổn định, cần có những biện pháp bảo vệ thích hợp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ts. Hoàng Ngọc Kỷ và những người khác, “Loess Nguồn Gốc Gió Ở Việt Nam và Đông Nam Á”, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật, 2007.

2. V. Đ. Lômtađze, “Địa Chất Động Lực Công Trình”, NXB Đại Học Và Trung Học Chuyên Nghiệp, Hà Nội, 1982.

3. Trần Văn Việt, “Cẩm Nang Địa Kỹ Thuật”, NXB Xây Dựng, Hà Nội, 2004.

4. Thùy Linh, Kỷ Viễn, Báo cáo “Hiện Tượng Lún Do Ướt Ở Hoàng Thổ”, Khoa Kỹ Thuật Địa Chất Và Dầu Khí, trường ĐH Bách Khoa TP Hồ Chí Minh.

5. Google.com/khe lun/diendanxaydung.com.vn/showthread...%3D26911

6. Google.com/rainwater collection/nepaldiary.wordpress.com/2009/04...A4%2587/ 7. Google.com/storm drain/www.sierrareadymix.com/swppp.htm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tai biến đất Loess ở Việt Nam (Trang 32 - 36)