Chương 3: Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ THỰC TẾ CỦA ĐẤT LOESS VÙNG NHIỆT ĐỚI ẦM Ở VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tai biến đất Loess ở Việt Nam (Trang 27 - 32)

NHIỆT ĐỚI ẦM Ở VIỆT NAM

Đất Loess hình thành trên vùng nhiệt đới có ý nghĩa và giá trị thực tế trong một số ngành sản xuất vật liệu xây dựng như sản xuất gạch không nung. Mặc dù chúng mềm bở rời có chiều dày không lớn như nhiều loại trầm tích khác nhưng vì chúng có nguồn gốc gió có khả năng phân bố rộng lớn nhất bao phủ khắp nơi trên những địa hình bằng phẳng có độ cao hoặc thấp ở đó có điều kiện thuận tiện giữ chúng không bị rửa trôi và xói mòn bởi mưa và gió vùng nhiệt đới. Ý nghĩa và giá trị thực tế của đất Loess được coi là rất quan trọng, đem lại lợi ích trong phát triển kinh tế và xã hội song cũng có những điều bất lợi trong nghiên cứu địa chất, nông nghiệp, địa chất công trình và khảo cổ học… trong sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước ta trong tương lai cần phải chú ý.

3.1 Ý nghĩa và giá trị đối với nghiên cứu địa chất

Chúng được thành tạo do gió do đó các phương pháp nghiên cứu địa chất để phát hiện khoáng sản, nghiên cứu địa hóa trên vùng phủ đất Loess sẽ hoàn toàn khác với các vùng trầm tích sông, sườn và tàn tích. Nếu trên địa phương nào đó có lớp phủ Loess dày thì lớp đá gốc nằm dưới nó phong hóa triệt để biến thành mỏ phong hóa ngoại sinh có trữ lượng lớn chất lượng cao như mỏ bauxite Bảo Lộc- Lâm Đồng, Đắc Nông- Đắc Lắc hình thành từ đá bazan tuổi Plioxen- Đệ Tứ phong hóa và với các mỏ caolinit Bến Cát, Chánh Lưu, Rạch Sơn phong hóa từ trầm tích sông, hồ tuổi Plioxen. Hầu hết chúng là các mỏ phong hóa có chất lượng cao và trữ lượng lớn nằm trên địa hình bằng phẳng, thoải hay lượn sóng, đó là vùng đất thấp, trung du hay cao nguyên. Chất lượng và trữ lượng các mỏ phong hóa quan hệ chặt chẽ với chiều dày lớp phủ được thấy rất rõ ràng. Lớp phủ Loess không những như là “áo khoác” chống lại sự xói mòn lớp quặng nằm dưới, mà còn có thể đã tạo cho quá trình phong hóa tiến triển triệt để hơn. Trên một số địa phương có địa hình chia cắt, sườn dốc có độ nghiêng lớn thường ít thấy hoặc không có lớp phủ dày, ở đó vỏ phong hóa đá ong, bauxite và caolinit phong hóa từ đá gốc hiện nay ít được phát hiện và nếu phát hiện thì

chất lượng quặng cũng kém trữ lượng không lớn, chiều dày quặng bé do bị xói mòn và quá trình phong hóa không triệt để. Lớp phủ Loess không liên quan gì với đá gốc nằm dưới, nên vùng nào có lớp phủ Loess nguồn gốc gió không nên sử dụng phương pháp địa hóa để thăm dò các mỏ nguyên sinh. Những phương pháp này chỉ nên dùng khi tìm kiếm và thăm dò trực tiếp trên đá gốc hoặc bị phủ sườn hoặc tàn tích.

3.2 Ý nghĩa và giá trị đối với nông nghiệp và lâm nghiệp

Đây là vấn đề lý thú có ý nghĩa thực tế quan trọng trong sự phát triển và trồng trọt trong nông nghiệp và lâm nghiệp, bởi vì đất thổ nhưỡng hình thành trên đất Loess là đất màu mỡ, ngược lại trên trầm tích sông cổ là loại đất nghèo. Từ nhận thức khác nhau về nguồn gốc trầm tích khác nhau sản sinh đất thổ nhưỡng khác nhau có thể đi cùng với chiến lược phát triển cây trồng và chiến lược cải tạo đất. Chúng là loại đất xốp có độ rỗng cao do đó địa hình phủ lớp Loess không bị xói mòn mạnh mẽ tạo thành mương xói trên bề mặt do nước mưa, nhưng ngược lại trên những vùng phủ đất Loess thường bị hạn hán trong thời gian dài vào mùa khô. Trên đồng bằng Đông Nam Bộ, những diện tích phủ Loess đã được sử dụng canh tác những cây lương thực ngắn ngày như đậu phộng, sắn, đậu xanh, đậu đen, mía và lúa nước, đồng cỏ chăn nuôi gia súc vào mùa mưa… thu hoạch cho năng suất cao và trên đồng bằng miền Đông Nam Bộ cũng phát triển nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, điều và nhiều loại cây ăn quả, xoài, mít… rễ dài cắm sâu vào lớp đất xốp không yêu cầu cung cấp nhiều cũng cho năng suất cao. Trên một số địa phương như đảo Phú Quốc, Tây Ninh, Bình Dương các loại cây như tiêu, điều, cà phê cũng đang trồng trên đất Loess. Hầu hết các nông trường quốc doanh, các trang trại chăn nuôi và trồng vườn trên các vùng cao nguyên, trung du ở Việt Nam cũng như miền Bắc có địa hình thoải thường có lớp phủ Loess hình thành lớp thổ nhưỡng nên chúng rất phì nhiêu thích hợp với cây trồng. Đất Loess trầm tích gió trên vùng nhiệt đới địa hình thoải bằng phẳng có chiều dày không lớn, đôi khi mỏng nhưng ngược lại chúng phân bố trên địa hình rộng lớn, tạo nên diện tích đất nông nghiệp màu mỡ của Việt Nam, thu hút hàng chục triệu người đang sinh sống, nơi cung cấp nguyên liệu thô với khối lượng lớn cho ngành công nghiệp Việt

Nam chế biến hàng xuất khẩu đang trên đà phát triển của đất nước trong cơ chế nên kinh tế thị trường.

3.3 Ý nghĩa và giá trị đối với thủy lợi và địa chất công trình

Ở Việt Nam có nhiều địa phương đất trên mặt là lớp phủ Loess. Trên những vùng này thường mật độ dân số rất cao và cũng là vùng phát triển nông nghiệp rất mạnh, nhu cầu nước cho sinh hoạt và tưới cho cây trồng rất lớn và nhu cầu xây dựng nhà ở, nhà máy sản xuất công nghiệp, hệ thống mương máng thủy lợi và cầu đường cũng rất nhiều. Những tính chất cơ lí đất Loess đã được khảo sát cho thấy rằng chúng có những đặc điểm riêng, không thuận lợi cho các công trình xây dựng. Những tính chất bất lợi đó đã không được các nhà quản lí và xây dựng chú ý quan tâm xử lí nền móng công trình khi thiết kế và xây dựng để các công trình đem lại hiệu quả kinh tế, tránh được những rủi ro, đưa công trình xây dựng bảo đảm chất lượng và an toàn cao hơn. Bề mặt đất Loess có độ hút nước cao, khi đất ở trạng thái khô thì rất chặt, nhưng chúng thường hay bị trượt ngang và chịu tải kém, hay bị sụt lún khi bão hòa nước trở thành lớp đất yếu làm phá vỡ nền móng của công trình xây dựng, do đó nhằm mục đích nâng cao chất lượng, giảm bớt những rủi ro phá hủy các công trình xây dựng, nâng cao tuổi thọ khi các công trình xây dựng trên lớp phủ Loess, hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt của các công trình khi thiết kế xây dựng sao cho thoát ra xa ngoài nền móng.Hiện nay những hiểu biết tính chất cơ lí của những vùng phủ Loess của nhiều nhà xây dựng chưa nhiều, khi xây dựng móng công trình trên đất Loess xử lí chưa thật đúng với bản chất của đất Loess, do đó còn nhiều công trình xây dựng như đập đất đắp của các hồ chứa nước, nhà ở, khách sạn, cầu cống và đường sá trên những vùng đất có lớp phủ Loess, đã xử lí nền móng chưa thật đúng. Nhiều công trình xây dựng chưa được bao lâu đã bị phá hủy hư hỏng gây nhiều thiệt hại về kinh tế và không an toàn khi sử dụng. Một số ví dụ điển hình các công trình khi xây dựng không lâu trên đất phủ Loess đã bị hư hỏng và những kinh nghiệm xử lí thành công những sự cố nhẳm giới thiệu, rút kinh nghiệm đối với các nhà xây dựng.

- Nhà máy giấy Linh Xuân, Thủ Đức xây dựng trên nền đất Loess dày không xử lí tốt hệ thống thoát nước. Nền nhà bị sụt, tường bị nứt có nguy cơ đổ sụt sau thời gian xây dựng không lâu.

- Khách sạn Hòa Bình thị xã Tây Ninh. Đây là khách sạn 4 tầng lầu, móng được xây dựng trên hệ tầng Loess Thủ Đức không xử lí tốt. Sau 5 năm sử dụng móng công trình bị sụt và tường bị nứt nẻ. Phòng ăn của khách sạn nằm trên đường ống thoát nước và nước mưa thải đã bị lún tới 5- 10cm so với mức ban đầu. Hệ quả nền móng khách sạn bị sụt lún kéo theo nhiều vết nứt trên tường rộng 3-4 cm kéo dài hàng chục mét. Khắc phục hậu quả này tỉnh Tây Ninh đã tiêu tốn hàng trăm triệu đồng để sửa chữa và gia cố nền móng.

- Con đường tỉnh lộ chạy từ thị trấn Trảng Bàng đến khu du lịch núi Bà Đen dài hơn 39 km, nền đường được xây đắp từ đất Loess lấy từ các đồi không xa quanh vùng. Con đường đã sử dụng chỉ được khoảng mấy năm, mặt đường đã bị vỡ nát hình thành những hố trũng sâu lớn và hiện đang phải xây dựng lại. Nhiều đoạn đường được xây dựng trên vùng đất Loess ở đồng bằng miền Đông Nam Bộ do không xử lí nền móng đúng kỹ thuật, thời gian sử dụng không lâu nền đường đã bị phá hủy nghiêm trọng.

- Đập nước hồ Dầu Tiếng tỉnh Tây Ninh được đắp bằng đất có chiều dài xấp xỉ 30km trên mắt đất cát bột. Các nhà thiết kế xây dựng đập cho rằng nó có nguồn gốc trầm tích sông. Trên thực tế nó là lớp trầm tích Loess nguồn gốc gió dày 3-4m có độ rỗng cao không được xử lí đúng kỹ thuật. Đập đất bị thấm trên suốt chiều dài 30km, do đó khối lượng nước rất lớn đang thấm qua đập đất chảy về phía dưới hình thành vùng đất ướt rộng lớn. Một lượng nước lớn không những chỉ thấm qua dọc đập đất chính mà còn thấm qua dọc theo hai bên bờ của hai hệ thống kênh dẫn Nam và Tây có chiều dài hàng mấy trăm kilomet. Nhưng nguy hiểm hơn là đập đất có thể vỡ tung khi mùa mưa lớn bất thường, mực nước dâng cao hơn bình thường hoặc đập nước này có thể bị cạn kiệt trong mùa khô khi mà sự thấm từ từ trở thành quá mức.

- Năm 1988, PGS. TS Đặng Hữu Diệp đã phát hiện nhà máy giấy Linh Xuân, Thủ Đức xây dựng trên nền đất Loess nền móng yếu và ông cũng là người đầu tiên ở Việt Nam xử lí thành công sụt lún nền của nhà máy giấy Linh Xuân theo phương pháp được sử dụng để xử lí giống như xử lí móng các công trình xây dựng trên nền Loess cổ điển ở châu Âu và Trung Quốc.

- Trên vùng phủ Loess thường bị hạn hán vào mùa khô do đó trong trường hợp nước ngầm phong phú dùng nước giếng khoan và kênh dẫn xi măng có thể kinh tế hơn so với tưới nước bằng kênh đào hoặc đắp bằng đất Loess, do độ thấm của đất Loess khá lớn, kênh đào dẫn nước thường bị thấm mất nước nhiều, để khắc phục các kênh dẫn nước cần xây dựng bằng bê tông thay thế kênh đắp đấp sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Điều quan trọng hiện nay là nên tiến hành đo vẽ bản đồ địa chất công trình trên vùng phân bố đất Loess và nghiên cứu chi tiết tính chất cơ lí của chúng. Những tài liệu đó sẽ rất hữu ích cho công tác quy hoạch xây dựng các công trình thủy lợi và dân dụng trong các quy hoạch phát triển nông thôn và đô thị trong tương lai trên những vùng phủ đất Loess.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu tai biến đất Loess ở Việt Nam (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(36 trang)
w