Chuyển giao HS-DSCH từ NodeB có HS-DSCH sang NodeB có DCH

Một phần của tài liệu Đồ án Tìm hiểu công nghệ HSDPA và ứng dụng vào mạng di động thế hệ thứ 3 (Trang 37 - 39)

Hình 2.13 minh họa quá trình chuyển giao HS-DSCH từ ô (đoạn ô) có HS-DSCH sang một nút B chỉ có DCH. Sau khi SRNC đã quyết định chuyển giao, nó gửi bản tin đặt lại cấu hình liên kết vô tuyến đã được đồng bộ đến các nút B liên quan và đồng thời gửi bản tin RRC về đặt lại cấu hình kênh vật lý đến người sử dụng để chúng thực hiện chuyển giao. Trong trường hợp này bản tin đặt lại cấu hình liên kết vô tuyến được SRNC gửi đến nút B đích thông qua DRNC.

CHƯƠNG 3: LỚP VẬT LÝ TRONG HSDPA

3.1 CẤU TRÚC LỚP VẬT LÝ CỦA HSDPA

HSDPA hoạt động như là sự kết hợp của DSCH với DCH, mang đến các dịch vụ yêu cầu độ trễ chặt chẽ hơn, chẳng hạn như dịch vụ thoại AMR. Để thực hiện các tính năng HSDPA, ba kênh mới được giới thiệu trong đặc tính kỹ thuật lớp vật lý:

• HS-DSCH mang dữ liệu người sử dụng trên đường xuống, với tốc độ đỉnh lên tới trên 10 Mbps với 16 QAM.

• HS-SCCH mang thông tin điều khiển lớp vật lý cần thiết để giải mã dữ liệu trên HS-DSCH và để có thể thực hiện kết hợp dữ liệu đã gửi ở lớp vật lý lên HS- DSCH trong trường hợp truyền lại hoặc một gói bị lỗi.

• HS-DPCCH mang thông tin điều khiển cần thiết trong đường lên, là xác nhận ARQ (cả xác định đúng lẫn sai) và thông tin phản hồi chất lượng kênh đường xuống.

Ba loại kênh này được thảo luận trong các phần sau.

3.1.1 Kênh chia sẻ đường xuống tốc độ cao (HS-DSCH)

HS-DSCH có những đặc trưng cụ thể bằng nhiều cách khác nhau được so sánh với các kênh đã tồn tại trong Release 99. Khoảng thời gian truyền dẫn (TTI) hay thời gian xen kẽ được định nghĩa là 2ms (3 khe) để đạt được trễ quay vòng ngắn cho các hoạt động giữa thiết bị đầu cuối và Node B để truyền lại. TTI 2ms của HS-DSCH ngắn hơn so với khoảng thời gian truyền dẫn 10, 20, 40 hay 80 của Release 99. Thêm một sự phối hợp điều chế bậc cao hơn, 16 QAM và mã hóa dư thừa ít hơn đã làm tăng tốc độ dữ liệu đỉnh lên tức thời. Theo quan điểm miền mã hóa, SF là cố định; luôn là 16, và truyền dẫn đa mã cũng như ghép kênh mã của những người sử dụng khác nhau có thể xảy ra. Số lượng mã tối đa có thể được cấp là 15, nhưng phụ thuộc vào khả năng của thiết bị đầu cuối, các thiết bị đầu cuối cá nhân có thể nhận giá trị tối đa là 5, 10 hay 15 mã (trong thực tế chúng ta có thể thấy các thiết bị usb 3g hỗ trợ 3,6 Mbps; 7,2 Mbps hay cao hơn tùy vào giá thành và công nghệ). Tổng số các mã kênh với hệ số trải phổ 16 tương ứng là 16 (dưới cùng một mã xáo trộn), nhưng cần phải có một không gian mã để cho các kênh khác, các kênh HS-SCCH và DCH liên quan, số mã tối đa vì vậy được đặt là 15. Một kịch bản đơn giản được minh họa trong hình 3.1, nơi mà hai người dùng đang sử dụng cùng một HS-DSCH. Cả hai người sử dụng kiểm tra các thông tin

từ các HS-SCCH để quyết định những mã HS-DSCH dùng để giải trải phổ cũng như những tham số cần thiết để phát hiện chính xác.

3.1.2 Kênh điều khiển chia sẻ tốc độ cao (HS-SCCH)

Một phần của tài liệu Đồ án Tìm hiểu công nghệ HSDPA và ứng dụng vào mạng di động thế hệ thứ 3 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)