Phân tích SWOT của công ty

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập TỔNG hợp đơn vị thực tập CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư THƯƠNG mại và DỊCH vụ SHC VIỆT NAM (Trang 32 - 34)

Điểm mạnh (S-Strengths)

- Có bề dày kinh nghiệm 11 năm trong ngành hàng F&B, đặc biệt công ty được tách ra từ hệ thống RedSun nên ít nhiều được học hỏi từ ông lớn ngành hàng, mặc dù ở thời điểm hiện tại có sự cạnh tranh cùng phát triển ở một số thương hiệu.

- Đội ngũ R&D luôn cập nhật thay đổi menu theo năm, qua quá trình được đi học hỏi từ các đất nước có nền ẩm thực khác Việt Nam để mang về những hương vị mới lạ cho thực khách.

- Dịch vụ cũng như tốc độ phục vụ luôn được khách hàng đánh giá cao

- Tự hào là top 100 nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam được trao bởi Hội Sở hữu Trí tuệ, củng cố niềm tin cho đối tác và khách hàng.

Điểm yếu (W-Weaknesses)

- Công ty luôn có sự biến động về nhân sự trong vòng 6 tháng

- Doanh thu giữa các nhà hàng chênh lệch nhau khá lớn

- Thương hiệu mẹ chưa được biến đến rộng rãi, do đó chưa tạo ra một trụ cột vững chắc cũng như danh tiếng về mặt tổng thể.

Cơ hội (O-Opportunities)

- Tận dụng các nền tảng trực tuyến, tích cực giao hàng tận nhà trong sự phát triển cuộc cách mạng 4.0 cũng như thời kỳ đại dịch

- Phủ sóng thương hiệu bằng các chiến lược digital marketing bài bản Thách thức (T-Threats)

- Với sự phát triển chóng mặt của các món ăn du nhập từ nước ngoài cộng với sự chóng chán và hiệu ứng đám đông rất mạnh của khách hàng, và sự phát triển vũ bão của mạng xã hội và công nghệ, để tạo sự khác biệt trong ngành ăn uống cũng chính là thách thức. Thương hiệu phải không những phải tạo sự đặc biệt cho bản thân mình mà cần phải duy trì nó.

- Cách thức linh hoạt trong truyền tải thương hiệu và sản phẩm đến với khách hàng.

Kết luận

Trải qua 11 năm hình thành và phát triển, SHC Việt Nam đã luôn làm tốt trong khâu chuyên môn của mình nhằm đưa đến phục vụ khách hàng những món ăn ngon nhất, bằng chứng được chứng minh qua các giải thưởng do các cơ quan ban ngành và khách hàng bình chọn.

Đội ngũ marketing đã triển khai các hoạt động quản trị thương hiệu như: Tăng sự hài lòng khách hàng bằng cách luôn trả lời và xử lý phản hồi qua social media, giải pháp live chat, email hoặc điện thoại đường dây nóng; Tạo nội dung hấp dẫn, bắt kịp xu hướng và tập trung vào những nội dung có thể giải quyết được vấn đề của khách hàng, educate – hướng tới những giá trị của khách hàng, thay vì cố gắng bán ngay lập tức. Bên cạnh đó, cũng đã thực hiện các hoạt động tích hợp truyền thông IMC: Chương trình khuyến mãi hấp dẫn, hợp thị hiếu tiêu dùng - cũng là đặc điểm nổi bật của ngành hàng ẩm thực; Marketing trực tiếp bằng SMS định kỳ hàng tháng nhắc khách hàng nhớ về thương hiệu đồng thời thông tin về các chương trình đang triển khai.

Tuy nhiên, doanh số công ty chưa thực sự bứt phá so với đối thủ và mức độ nhận diện thương hiệu công ty mẹ không cao, các thương hiệu con thiếu sự gắn kết để làm nổi bật nhau, gắn chặt kết nối với nhau để tạo nên một các uy tín vững chắc, khi nhắc đến VIETSTREET, khách hàng không biết thương hiệu đến từ công ty nào và liệu MANEKI, hay HOTTO có cùng xuất phát từ một công ty giống nó không. Đồng thời công ty cũng chưa triển khai hoạt động trên các nền tảng khác có mặt lượng lớn khách hàng mục tiêu như Tiktok và Instagram. Đó cũng chính là sự trăn trở của ban lãnh đạo và đội ngũ marketing của công ty trong suốt thời gian qua.

Một phần của tài liệu BÁO cáo THỰC tập TỔNG hợp đơn vị thực tập CÔNG TY cổ PHẦN đầu tư THƯƠNG mại và DỊCH vụ SHC VIỆT NAM (Trang 32 - 34)