Bảng 2.13: Chỉ tiêu khả năng thanh toán dài hạn của công ty cổ phần hàng tiêu
Chỉ tiêu
1. Hệ số nợ = Nợ phải trả
Tổng tài sản
2. Hệ số nợ trên VCSH =
3. Tỷ suất tài trợ TSDH = Vốn chủ sở hữu 4. Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay
Chi phí lãi vay
Bảng 2.13: Chỉ tiêu khả năng thanh toán dài hạn của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực thực phẩm Việt Nam năm 2013
Chỉ tiêu 1. Hệ số nợ
2. Tỷ suất tài trợ tài sản dài hạn
3. Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay
2.3.3.1 Hệ số nợ
Tỷ lệ Nợ phải trả/ Tổng tài sản năm 2013 của Masan Consumer bằng 31,23 nghĩa là trong tổng tài sản của doanh nghiệp có 31% được tài trợ bằng nợ và 69% được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu. Hệ số nợ của Masan Consumer giảm đều trong 3 năm gần đây thể hiện mức độ phụ thuộc vào vốn bên ngoài của doanh nghiệp giảm, khả năng tự
chủ tài chính cao hơn. Tuy nhiên hệ số nợ của doanh nghiệp vẫn cao hơn so với hai doanh nghiệp cùng ngành là Vinamilk (23,2%) và Kinh Đô (23,27%). Điều này cho thấy gánh nặng nợ nần của Masan Consumer là nặng nề hơn hai doanh nghiệp cùng ngành. Đồng thời, dựa trên sự giảm dần trong tỷ suất sinh lợi tổng tài sản qua 3 năm (từ 24,62% năm 2011 xuống 17,72% năm 2012 và chỉ còn 14,24% năm 2013) cho thấy doanh nghiệp việc sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
22
là chưa hợp lý. Trong điều kiện nền kinh tế đang gặp khó khăn, việc giữ hệ số nợ
cao hơn so với trung bình ngành không khuếch đại được tỷ suất lợi nhuận vốn chủ
sở hữu, doanh nghiệp cần xem xét và xác định lại cơ cấu vốn tối ưu hơn.
2.3.3.2 Tỷ suất tài trợ tài sản dài hạn
Tỷ suất tài trợ tài sản dài hạn của Masan Consumer năm 2013 là 1,09 có nghĩa là 1 VNĐ tài sản dài hạn của doanh nghiệp được tài trợ bởi 1,09VNĐ vốn chủ sở hữu. Tỷ số này lớn hơn 1 thể hiện khả năng tài chính vững vàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhìn vào 3 năm gần đây, có thể thấy một sự giảm mạnh trong tỷ suất tàitrợ tài sản dài hạn trong năm 2012 so với 2011 (từ 1,59 xuống còn 0,95) và đặc biệt năm 2012, tỷ số này nhỏ hơn 1 cho thấy doanh nghiệp đang kinh doanh trong cơ cấu vốn mạo hiểm. Năm 2013, doanh nghiệp đã cải thiện được tình hình tài trợ tài sản dài hạn, nhưng so sánh với 2 doanh nghiệp cùng ngành là Vinamilk và Kinh Đô, có thể
thấy tỷ suất tài trợ tài sản dài hạn của Masan Consumer thấp hơn nhiều. Điều này càng chứng tỏ sự thiếu hiệu quả trong cơ cấu vốn của doanh nghiệp.
2.3.3.3 Hệ số thanh toán lãi tiền vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi tiền vay của Masan Consumer biến động không ổn định. Năm 2012 giảm 1,45 lần so với năm 2011 và năm 2013 tăng trở lại 1,43 lầnso với 2012. Sự sụt giảm trong năm 2012 là do chi phí lãi vay của doanh nghiệp trong năm này tăng đột biến (tăng 95,18%) trong khi lợi nhuận trước thuế chỉ tăng 28,47%.
Tóm lại, mặc dù cơ cấu vốn của Masan Consumer đã an toàn hơn qua các năm, nhưng vẫn thểhiện sựthiếu hiệu quả trong cơ cấu vốn hiện tại của mình.