Các hoạt động khai thác rừng thường xuyên của hai nhóm hộ

Một phần của tài liệu Luận văn Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vườn quốc gia tam đảo KV Vĩnh Phúc (Trang 96 - 99)

5. Kết cấu của luận văn

2.4. Sử dụng tài nguyên và nhận thức của các hộ về bảo vệ tài nguyên

2.4.1. Các hoạt động khai thác rừng thường xuyên của hai nhóm hộ

Có những hoạt động khai thác rừng mà tất cả các hộ thuộc cả hai nhóm thường xuyên tham gia như: Chặt cây gỗ, chặt cành để làm củi, thu nhặt củi khô trên cây và dưới mặt đất, chăn thả gia súc như trâu, bị, dê trong rừng tự nhiên. Có những hoạt động chỉ diễn ra theo mua vụ như lấy măng, lấy mật ong tự nhiên...

Sau khi tổng hợp lại dữ liệu điều tra, tác giả đã thống kê được các hoạt động khai thác trong rừng tự nhiên của cả hai nhóm hộ và thống kê các hoạt động khai thác đó trong bảng 2.17 dưới đây:

Bảng 2.17: Sử dụng tài nguyên rừng phân theo nhóm hộ

(% số hộ gia đình) Số hộ gia đình sử dụng tài ngun rừng Tham gia dự án Khơng tham gia dự án

Kiểm đinh Pearson Chi-Square Hệ số Pearson

Chi-Square p-value

Thu hái củi dưới mặt đất 32,5 20,0 1,786 0,181

Thu hái củi trên cây 2,5 3,3 0,064 0,800

Trồng các loại cây khác 1,7 0,0 0,507 0,477

Chăn nuôi gia súc 2,5 0,0 0,765 0,382

Thu nhặt hạt 1,7 0,0 0,507 0477

Thu hái cây thuốc 0,0 5,8 1,836 0,175

Cây hoa cảnh 1,7 0,0 0,507 O,477

Qua bảng 2.17, chúng ta thấy tỷ lệ số hộ tham gia sự án thu hái củi dưới mặt đất là 32,5% cao hơn tỷ lệ này ở nhóm hộ khơng tham gia dự án là 20,0%. Đó là sự so sánh đơn thuần về mặt số lượng, còn khi chúng ta kiểm định sự sai khác ở chi tiêu này giữa hai nhóm hộ thì kết quả kiểm định Pearson Chi-Square cho thấy khơng có ý nghĩa thông kê tại mức ý nghĩa α = 0,1. Bởi giá trị P-value

= 0,181 lớn hơn nhiều so với mức ý nghĩa chúng ta đưa ra ở trên. Điều đó chứng tỏ khơng có cơ sở để kết luận nhóm hộ tham gia dự án nhặt củi dưới đất trong VQG nhiều hơn nhóm hộ khơng tham gia dự án.

Qua tính tốn tỷ lệ phần trăm số hộ hái củi trên cây trong VQG trên dây chúng ta thấy tỷ lệ số hộ tham gia hoạt động này ở cả hai nhóm hộ đều thấp 2,5% đối với nhóm hộ tham gia dự án; 3,3% đối với nhóm hộ tham gia dự án. Kiểm định Pearson Chi-Square cho thấy tỷ lệ chênh lệch trên đây khơng có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa thống kê α =0,1. Bởi giá trị P-value = 0,800 mà chúng ta nhận được lớn hơn mức ý nghĩa trên rất nhiều. Điều đó cho thấy ý thức bảo vệ rừng của nhóm hộ khơng tham gia dự án khơng kém hơn nhóm hộ tham gia dự án.

Một số ít hộ dân tham gia dự án vẫn cịn hoạt động trồng một số ít cây cảnh trong VQG (1,7% số hộ) trong khi các hộ không tham gia dự án tỷ lệ này là 0,0%. Song kết quả kiểm định Pearson Chi-Square cho thấy sự chênh lệch trên đây khơng có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa α = 0,1. Bởi giá trị P- value chúng ta nhận được là 0,477 cao hơn mức ý nghĩa 0,1 rât nhiều.

Một điều có lẽ trái với những suy đoán ban đầu là những hộ tham gia dự án sẽ có mức độ tác động ít hơn tới VQG song một lần nữa khi xem xét đến tỷ lệ số hộ có hoạt động chăn ni gia súc trong khu vực VQG thì số hộ tham gia dự án vẫn cịn 2,3%, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm hộ khơng tham gia dự án là 0,0%. Song chúng ta khơng có đủ cở sở kết luận có sự chênh lệch về tỷ lệ số hộ có hoạt động chăn ni gia súc trong khu vực VQG vì kiểm

định Pearson Chi-Square cho thấy khơng có sự sai khác ngay cả khi chúng ta sử dụng mức ý nghĩa α = 0,1, bởi giá trị P-value = 0,382 chúng ta nhận được lơn hơn rất nhiều mức ý nghĩa nêu trên.

Các hộ dân tham gia dự án cũng vẫn tham gia hoạt động thu nhặt hạt trong rừng VQG với tỷ lệ 0,17%, trong khi hoạt động này ở nhóm hộ khơng tham gia dự án là 0,0%. Song một lần nữa kiểm định Pearson Chi-Square khẳng định khơng có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa α = 0,1 vì giá trị P-value chúng ta nhận được là 0,477 lớn hơn nhiều so với mức ý nghĩa chúng ta đã lựa chọn.

Các hộ dân khơng tham gia dự án có mức độ khai thác cây thuốc là 5,8% cịn số hộ tham gia dự án lại có tỷ lệ 0,0% từ hoạt động này. Tuy nhiên, kiểm định sự sai khác bằng kiểm định Pearson Chi-Square cho thấy khơng có sự khác biệt tại mức ý nghĩa thống kê α =0,1, bởi vì giá trị P- value = 0,175 lớn hơn mức ý nghĩa chúng ta đưa ra trên đây. Hay nói cách khác chúng ta khơng có đủ cơ sở để cho rằng nhóm hộ khơng tham gia dự án khai thác cây thuốc ở rừng nhiều hơn nhóm hộ tham gia dự án tại mức ý nghĩa 0,1.

Qua những phân tích trên đây, chúng ta có cơ sở đưa ra nhận xét cơng tác bảo vệ, duy trì rừng VQG Tam Đảo khu vực Vĩnh Phúc đã được thực hiện tốt. Tuy một tỷ lệ nhỏ các hộ dân ở cả hai nhóm hộ tham gia dự án và khơng tham giá dự án vẫn còn các hoạt động tác động tiêu cực đến VQG nhưng tính chất của các vi phạm không đến mức quá nguy hại và ảnh hưởng lớn đến tài nguyên rừng. Đạt được kết quả đó bên cạnh sự nỗ lực rất lớn của các cơ quan chức năng của huyện Tam Đảo. Chúng tôi nghiên cứu tại hiện trường nhận thấy những hoạt động tuyên truyền, giáo dục của dự án đối với người dân trong khu vực vùng đệm VQG Tam Đảo đã được thực hiện tốt, góp phần giáo dục ý thức chấp hành pháp luật và quy định bảo vệ tài nguyên rừng VQG,

nâng cao nhận thức về tầm quan trọng và những lợi ích lâu dài mà VQG đem lại cho người dân khu vực vùng đệm. Đó là biện pháp có tính chất phịng trừ tận gốc vấn đề khai thác rừng tự nhiên trái phép, đem lại hiệu quả lâu dài trong việc bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng.

Một phần của tài liệu Luận văn Tác động của dự án duy trì và phát bền vững đến sinh kế của người dân vườn quốc gia tam đảo KV Vĩnh Phúc (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(139 trang)
w