Những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trà than uyên, huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 46 - 49)

kinh tế sản xuất chè của Công Ty Cổ Phần Trà Than Uyên

Giải pháp về khoa học kỹ thuật

Về giống: Hình thành vùng chè có cơ cấu giống hợp lý, trong đó trọng tâm phát triển là chè Shan Tuyết, từng bước đưa thêm các giống có chất lượng cao, phù hợp với điều kiện sinh thái của từng tiểu vùng như: Kim Tuyên, PH8, PH9… đảm bảo có nguồn gốc rõ ràng và nhân giống bằng biện pháp tiên tiến, chủ động tạo giống gốc tại chỗ và có cơ sở sản xuất, nhân giống đáp ứng nhu cầu trồng mới và tái canh theo kế hoạch hàng năm trên địa bàn tỉnh.

Về biện pháp canh tác: Đưa các biện pháp canh tác tiên tiến vào chăm sóc và thâm canh chè theo hướng chè sạch, từng bước xây dựng vùng chè an toàn, đảm bảo tiêu chuẩn chè VietGap, chè hữu cơ và xây dựng thương hiệu chè nhằm nâng cao giá trị, đáp ứng nhu cầu của thị trường cao cấp.

Đưa cơ giới hóa vào sản xuất chè như: Máy đốn, máy hái để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh của người trồng chè nhằm thay thế sức lao động của con người.

Hỗ trợ đổi mới công nghệ trong chế biến: Đặc biệt là công nghệ chế biến chè xanh cao cấp, chè Ô Long… cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh hoạt động Marketing, quảng bá và mở rộng sang thị trường chè cao cấp. Giải pháp về quản lý và tổ chức sản xuất

Về quản lý Nhà nước: Ở cấp tỉnh, giao Sở Nông nghiệp và PTNT làm đầu mối phối hợp với các sở: Kế hoạch & đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Công thương tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc và sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện chương trình phát triển vùng chè nguyên liệu.

Về tổ chức sản xuất: Mở rộng các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh như doanh nghiệp, HTX, gia đình, tư nhân, liên doanh, liên kết, hợp đồng hợp tác kinh doanh, đầu tư nước ngoài… trong đó chú trọng hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh; hộ gia đình, cá nhân có thể sử dụng giá trị quyền sử dụng đất, vườn chè để gốp vốn cổ phần, kinh doanh, liên kết với doanh nghiệp hoặc cho tổ chức, doanh nghiệp thuê đất, thuê vườn chè để kinh doanh lâu dài.

Giải pháp về bảo vệ môi trường

Phát triển sản xuất chè có tác động tích cực đến bảo vệ môi trường, góp phần phủ xanh đồi núi trọc, bảo vệ đất, giữ nước và hạn chế xói mòn đất, tạo vẻ đẹp về cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc người dân vẫn sử dụng thuốc BVTV theo kinh nghiệm lâu năm chưa đảm bảo được đầy đủ liều lượng, thời gian chăm bón, phun thuốc; sử dụng các hóa chất độc hại có ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí vì vậy cần sử dụng các loại phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các loại thuốc bảo vệ thực vật theo đúng quy định và không lạm dụng vào mục đích cá nhân làm hủy hoại môi trường. Sử dụng các sản phẩm là phân xanh và các biện pháp trừ sâu bệnh hại theo kinh nghiệm để giảm thiểu tác động xấu tới môi trường.

Về công tác tuyên truyền

Tăng cường công tác tuyên truyền vận động nhân dân trong vùng phát triển chè, nhận thức đầy đủ về chương trình phát triển chè của tỉnh, tham gia trồng và chăm sóc chè theo đúng quy trình kỹ thuật, tham gia liên doanh, liên kết và ký hợp đồng với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm chè búp tươi.

Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể với nhân dân để tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân, giúp nhân dân nhận thức rõ về hiệu quả cũng như việc thực hiện phát triển chè trên địa bàn tỉnh là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của tỉnh.

Về huy động nguồn lực và chính sách hỗ trợ đầu tư

Mức độ đầu tư vốn cho quá trình sản xuất chè còn thấp nên chưa đem lại hiệu quả cao nhất trong sản xuất, nguyên nhân chính là hộ dân thiếu vốn để đầu tư. Vì vậy cần phải huy động nhiều nguồn lực tham gia như: Nguồn vốn của người trồng chè (vốn, lao động, đất đai), vốn của các doanh nghiệp, vốn hỗ trợ theo các chương trình đầu tư của Chính phủ, đặc biệt là gắn chương trình phát triển chè với chương trình xây dựng nông thôn mới.

Nguồn vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân sách của tỉnh theo chính sách như sau: Hỗ trợ 100% giống chè chất lượng cao cho cá nhân, hộ gia đình có nhu

cầu, có đất trồng chè nằm trong vùng quy hoạch với diện tích tối thiểu 0,1 ha, tối đa 3,0 ha để trồng mới, trồng tái canh.

Hỗ trợ 100% giống cây trồng xen họ đậu từ năm thứ 1 đến năm thứ 3 trong thời kỳ kiến thiết cơ bản; 100% giống cây trồng xen thử nghiệm khác như: Mắc ka, cây bơ, cây hoa hòe…

Hỗ trợ làm đường sản xuất: cứ 25 ha chè tập trung được hỗ trợ 01 km đường, theo quy mô đường giao thông nông thôn B (Nền đường rộng 3,5 m; mặt đường rộng 2,5m; rãnh thoát nước rộng 80x40x40 cm, rãnh đất, đối với những nơi xung yếu thì làm cống thoát nước kiên cố).

Hỗ trợ làm bể chứa nước phục vụ cho công tác bảo vệ thực vật: Cứ 4 ha chè nằm trong vùng chè nguyên liệu, được hỗ trợ xây dựng một bể chứa nước 2m3, dài 2m, rộng 1m, sâu 1m, xây tường 10 cm, láng bê tông xung quanh miệng bể để lấy nước bề mặt khi mưa.

Một phần của tài liệu Khóa luận tìm hiểu tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần trà than uyên, huyện tân uyên, tỉnh lai châu (Trang 46 - 49)