13. Suất sinh lời trên tài sản
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TRONG SALE
QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY HÀNG XANH CO.,LTD GIAI ĐOẠN 2019 – 2021.
3.1. Định hướng và mục tiêu nâng cao năng lực ứng dụng TMĐT trong hoạt động sale của công ty Hàng Xanh Co.,Ltd giai đoạn 2019 – 2021.
3.1.1. Mục tiêu.
- Phát triển thương mại điện tử là đòi hỏi khách quan, tất yếu của quá trình hội nhập kinh tế vào thị trường khu vực và thế giới. Trước đây, với cách làm truyền thống, khi giới thiệu, mua/bán sản phẩm/hàng hóa, DN thường phải vận chuyển sản phẩm/hàng hóa đến tận nơi cho người mua nên trong nhiều trường hợp phải mất hàng tuần và thậm chí là hàng tháng mới có thể đến được tận tay người tiêu dùng, dẫn đến chi phí cao và sản phẩm có thể giảm chất lượng. Với sự xuất hiện của TMĐT đã mang lại nhiều cơ hội và tiềm năng to lớn cho các cá nhân và DN trong hoạt động KD bởi những tính năng ưu việt như tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc cho các giao dịch kinh tế. Điều này đã làm cho việc áp dụng TMĐT trong hoạt động KD trở thành một xu thế tất yếu của thời đại và được sử dụng phổ biến rộng rãi hiện nay. Vì thế, việc thúc đẩy phát triển TMĐT được xem như là giải pháp hữu hiệu trong việc phát triển kinh doanh quốc tế.
- Quá trình phát triển thương mại điện tử nhằm điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh xuất khẩu của công ty. Nguyên nhân là do TMĐT góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các DN trong nền kinh tế để thu được nhiều lợi nhuận nhất. Các DN trong nước buộc phải cạnh tranh một cách bình đẳng với các DN nước ngoài vì Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Vì thế, để cạnh tranh thành công và gia tăng lợi thế so với các đối thủ, hầu hết mọi DN hiện nay trên thị trường, không kể là DN tư nhân hay DN nhà nước, thậm chí là các hộ kinh doang cá thể cần thiết phải hướng tới ứng dụng các tiện ích của TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình.
- Phát triển thương mại điện tử phải gắn chặt với ứng dụng và phát triển CNTT. Sự phát triển của TMĐT phải gắn chặt với sự phát triển của CNTT và Chính phủ điện tử. Trong những năm qua, CNTT ở nước ta đã phát triển với tốc độ nhanh chóng. Trong đó tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và cung cấp dịch vụ công trực tuyến, bảo đảm rút ngắn quy
trình xử lý, giảm số lượng và đơn giản hóa, chuẩn hóa nội dung hồ sơ, giảm thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Điều này đã tác động không nhỏ đến sự phát triển TMĐT. Vì thế, khi xây dựng kế hoạch phát triển TMĐT cần phải căn cứ vào chiến lược phát triển CNTT cũng như chương trình phát triển TMĐT quốc gia.
3.1.2. Định hướng.
Quan tâm đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực về ứng dụng thương mại điện tử.
- Để nâng cao hiệu quả đầu tư, ứng dụng TMĐT, công ty cần tăng cường nguồn nhân lực về lĩnh vực này thông qua các khoá đào tạo ngắn hạn hoặc bổ sung nguồn nhân lực có chuyên môn phù hợp để xác định rõ nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực về TMĐT và tiến hành đào tạo cho cán bộ của DN.
Đẩy mạnh ứng dụng các phầm mềm, dịch vụ trực tuyến
- Để thực hiện tốt kế hoạch phát triển TMĐT trong những năm tới cần chủ động nghiên cứu, xây dựng và sử dụng các hệ thống phần mềm, phần cứng để quản lý và thực hiện hoạt động kinh doanh trên môi trường trực tuyến và các dịch vụ trực tuyến công.
Nâng cao nhận thức, tuân thủ các quy định pháp luật về thương mại điện tử.
- Thương mại điện tử Việt Nam đang trên đà phát triển nhanh. Hệ thống pháp luật liên quan tới TMĐT về cơ bản đã được xác lập và đang liên tục được bổ sung. Ứng dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu đang có xu hướng gia tăng. Để có thể nắm bắt kịp thời và tuân thủ đúng pháp luật, cần thường xuyên tìm hiểu và thực hiện tốt các quy định pháp luật liên quan tới hoạt động TMĐT cũng như các quy định về chứng từ điện tử, bán hàng qua mạng, giao kết và thực hiện hợp đồng, thương hiệu và tên miền, xử phạt hành chính, bảo vệ dữ liệu cá nhân, giải quyết tranh chấp
3.2. Giải pháp nâng cao năng lực ứng dụng TMĐT trong hoạt động sale của công ty Hàng Xanh Co.,Ltd giai đoạn 2019 – 2021.
3.2.1. Nâng cao nhận thức về thương mại điện tử.
Muốn ứng dụng và phát triển TMĐT thì phải nhận thức một cách đúng đắn về bản chất, vai trò, mô hình và hình thức hoạt động của TMĐT. Cụ thể:
- Chủ động xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách về TMĐT, lựa chọn những nhân viên đã được đào tạo về CNTT, mạng Internet và có am hiểu về TMĐT (bộ phận IT).
- Hướng dẫn và đào tạo nhân viên kinh doanh cách sử dụng các phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu về nhà cung cấp, nguồn hàng, thông tin khách hàng, cách đăng tải, quảng cáo sản phẩm…
- Vì đây là hoạt động sale inside nên các nhân viên cần phải thuần thục cách sử dụng những công cụ liên lạc như mail, các ứng dụng liên lạc khác như line, whatsapp, skype… và phải có vốn ngoại ngữ từ khá đến tốt để đàm phán, thương lượng với khách hàng.
3.2.2. Xây dựng kế hoạch nâng cao ứng dụng TMĐT vào hoạt động sale. Dù KD theo bất kỳ hình thức nào, ở bất kỳ giai đoạn nào thì việc xây dựng kế hoạch cũng là một yêu cầu tất yếu nếu muốn đạt được mục tiêu phát triển trong dài hạn. Với ý nghĩa quan trọng này, ta cần phải xây dựng cho riêng mình kế hoạch triển khai thực hiện TMĐT phù hợp với yêu cầu, điều kiện thực tế về nguồn lực tài chính, nhân lực, cơ sở vật chất... trên cơ sở phân tích hoạt động KD của mình cũng như căn cứ vào mục tiêu hoạt động trong tương lai. Cụ thể:
- Nâng cao giá trị và tiện ích cho khách hàng, tăng cường hiểu biết về sản phẩm, dịch vụ và hoạt động của công ty, đẩy mạnh thương hiệu, giảm chi phí, tăng doanh thu hay tiếp cận những thị trường mới.
- Đánh giá được những tác động cũng như xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng TMĐT như: Đối thủ cạnh tranh, khách hàng, các chương trình tiếp thị. Ngoài ra, do môi trường KD trực tuyến có một số khác biệt so với môi trường KD thông thường nên trước khi tiến hành ứng dụng TMĐT, cần rà soát lại các mối quan hệ bên trong và bên ngoài công ty có ảnh hưởng đến kế hoạch TMĐT để xác định được các tình huống xấu có thể sẽ xảy ra trong quá trình tham gia.
- Xác định được các nguồn lực cần thiết đáp ứng cho việc triển khai ứng dụng TMĐT như: Nguồn lực tài chính, con người, cơ sở vật chất, để từ đó có những chuẩn bị ban đầu cho phù hợp với khả năng của từng DN. Đề xuất các chỉ tiêu để lượng hóa được mục tiêu, lợi ích cũng như là chi phí phải bỏ ra khi triển khai ứng dụng TMĐT.
3.2.3. Đẩy mạnh tiếp thị trực tuyến thông qua website của công ty.
- Xác định cụ thể mục đích của việc lập website để từ đó xác định được những tính năng và dữ liệu cần thiết phải có trên website cũng như các nghiệp vụ quản trị cần được triển khai. Với mỗi một mục đích khác nhau thì những yêu cầu về tính năng cũng như đặc điểm kiến trúc dữ liệu sẽ khác nhau. Sự khác nhau đó quyết định độ phức tạp của website, thời gian và chi phí phải bỏ ra để có được website đúng mong muốn.
- Phải xác định được đối tượng người dùng hướng tới của website là những ai để từ đó làm cơ sở lựa chọn hình thức cũng như nội dung thể hiện trên website như ngôn ngữ trình bày, hình thức thể hiện...
- Căn cứ vào mục đích của việc lập website, phạm vi và đối tượng khách hàng hướng tới, cần xác định xem sẽ đưa những thông tin gì lên website để có được sự chuẩn bị phù hợp về nội dung và một chiến lược nội dung tốt trong quá trình khai thác website.
- Ngoài ra, một trong những thế mạnh của tiếp thị trực tuyến là mối quan hệ trực tiếp với từng khách hàng. Do vậy cần phải xử lý chu đáo mối quan hệ với khách hàng, thoả mãn đến từng chi tiết yêu cầu của khách hàng, tư vấn cho khách hàng giúp họ thấy rõ lợi ích khi quyết định mua sản phẩm/dịch vụ của công ty.
3.2.4. Tiếp thị sản phẩm thông qua các trang TMĐT, sàn giao dịch B2B.
- Khi tiếp thị sản phẩm, cần phải mô tả chi tiết và đầy đủ hình ảnh, thông tin sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, vụ mùa (nông sản), thông tin liên lạc…
- Cần có nhân viên trực và hỗ trợ kiểm tra email, lời chấp nhận chào hàng của khách để đảm bảo quá trình giao dịch diễm ra trơn tru, không bị gián đoạn tránh làm khách phải mất thời gian.
3.3. Kiến nghị.
- Tăng cường đầu tư cho các website bán hàng để lôi kéo và giữ chân khách hàng. Một giao diện đẹp, hình thức bắt mắt sẽ tạo ra sự yêu thích khi khách ghé thăm. Đây cũng là bước đầu tiên để khách lựa chọn sản phẩm, dịch vụ và đưa ra quyết định mua.
- Tuân thủ các quy chế, pháp luật về thương mại điện tử, mua bán điện tử, giao dịch điện tử. Tuân thủ quy định về việc đăng ký website thương mại điện tử theo nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ về quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có quy định cụ thể các chế tài đối với các hành vi vi phạm về thương mại điện tử.
- Thiết lập kênh thông tin hiệu quả giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng, đặc biệt là các hoạt động chăm sóc khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ. Điều này giúp các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ có thể biết được khách hàng của mình đang nghĩ gì để đưa ra chính sách phù hợp.
Summary chapter three.
Chapter three gives us the goals and orientations in the futute to draw the specific solutions to improve company’s restrictions such as: human resources, infrastructure, plans to use e-commerce in sale activity correctly, using marketing online to expand business market,….
KẾT LUẬN
Trải qua quá trình thực tập và nghiên cứu tại công ty TNHH Hàng Xanh, kết quả báo cáo thực tập đã đạt được những mục tiêu sau:
- Một là đã nêu lên các cơ sở lý thuyết về thương mại điện tử cũng như một số ít lý thuyết về hoạt động sale quốc tế (xuất khẩu).
- Hai là đã đưa ra và phân tích thực trạng ứng dụng TMĐT vào hoạt động sale của công ty TNHH Hàng Xanh trong giai đoạn 2016 – 2018.
- Ba là xác định những ưu, nhược điểm của công ty để đưa ra những mục tiêu, định hướng phát triển trong tương lai.
- Cuối cùng là đưa ra những kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện và ứng dụng TMĐT vào hoạt động sale được hiệu quả và tối ưu nhất.
Thông qua việc nghiên cứu về thực trạng ứng dụng TMĐT của công ty TNHH Hàng Xanh vào hoạt động sale quốc tế trong giai đoạn 2016 – 2018, em đã học hỏi thêm được nhiều về các cách triển khai tìm kiếm khách hàng theo từng khu vực và loại mặt hàng, cũng như cách trao đổi mail để chào hàng và giao dịch với khách, cách sử dụng các phần mềm cần thiết để quản lý hoạt động kinh doanh. Học thêm được những kỹ năng khác như kỹ năng giao tiếp, soạn thảo văn bản, lập danh sách công việc, kỹ năng bán hàng, cách sử dụng các trang TMĐT, markting, … Tuy nhiên những hoạt động trên cần có thời gian cũng như có kinh nghiệm và một chút may rủi mới có thể ký kết được những hợp đồng có giá trị lớn vì việc tìm kiếm khách hàng thông qua Internet và các web TMĐT là thị trường rất rộng và khó kiểm soát.
Song bên cạnh đó em cũng nhận thấy được những thiếu sót của bản thân là còn khá nhiều những kiến thức thực tế và kỹ năng em chưa nắm bắt rõ. Về DN cũng còn những hạn chế về nguồn nhân lực như còn thiếu người, ít kinh nghiệm và cần được hướng dẫn. Mặt khác về cơ sở hạ tầng cũng chưa thực sự tốt, tuy nhiên chức năng quản lý của các phòng ban rất tốt, đưa ra những nhiệm vụ và mục tiêu cụ thể để giúp nhân viên dễ dàng và thực hiện công việc hiệu quả hơn.
Việc ứng dụng TMĐT vào hoạt động công ty có hiệu quả, dễ dàng thấy được điều đó thông qua Bảng 2.1. kết quả kinh doanh đã được nêu ở chương 2. Và để đáp ứng cũng như ứng dụng TMĐT được tốt và hiệu quả hơn, ngoài việc áp dụng những biện pháp cải thiện đã nêu ở chương 3 thì mỗi nhân viên cần phải tự nhận thức để hoàn thiện bản thân trong công việc, tự học hỏi, trau dồi thêm cho mình
những kiến thức, kỹ năng phù hợp và bên cạnh đó cũng hỗ trợ cấp trên để cùng nhau giúp công ty phát triển.
PHỤ LỤC
Giao diện website của công ty TNHH Hàng Xanh. (Ảnh minh họa cho mục 2.2.1.3, chương 2).
Mẫu đơn tiếp nhận thông tin mua hàng của khách. (Ảnh minh họa cho mục 2.2.1.3, chương 2).
Email, thông tin liên lạc của công ty TNHH Hàng Xanh. (Ảnh minh họa cho mục 2.2.1.3, chương 2).
Thư chào hàng chủ động. (Ảnh minh họa cho mục 2.2.2, chương 2).
Một số trang TMĐT B2B công ty sử dụng để quảng bá sản phẩm.