1.6.2 .Phương pháp phân tích dữ liệu
3.3. Đánh giá chung về thực trạng quy trìnhđánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong
tại trong nhập khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị xây dựng từ thị trường Trung Quốc của công ty cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thuận An
3.3.1. Một số thành công
- Dựa vào thực trạng quy trình đánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị xây dựng từ thị trường Trung Quốc của công ty cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thuận An, có thể nhận thấy đây là một quy trình logic, chặt chẽ, đảm bảo trình tự diễn ra các bước, và tuân thủ theo quy trình chung về đánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp. Khi mà ở Việt Nam, hầu hết công tác đánh giá nguồn cung cấp hiện tại còn chưa được triển khai chú trọng, các doanh nghiệp quan hệ với nguồn cung cấp đến khi không có nhu cầu nhập khẩu mặt hàng của nguồn cung cấp đó nữa, hoặc khi có các sự cố nguồn cung cấp không còn khả năng cung cấp các mặt hàng đó nữa, vì vậy phải loại các nguồn cung cấp đó ra khỏi danh sách các nguồn cung cấp hiện tại của mình. Đây là việc làm hết sức thụ động. Ý thức được điều đó, công ty cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thuận An đã nỗ lực không ngừng nghỉ, bước đầu tiên phong, triển khai đánh giá các nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu máy móc, xây dựng từ thị trường chính là Trung Quốc. Điều này góp phần không nhỏ nâng cao chất lượng hàng hóa nhập khẩu, hạn chế rủi ro kinh doanh.
- Thành công nổi bật phải kể đến của công ty là việc vận dụng xuất sắc kết quả đánh giá nguồn cung cấp hiện tại vào việc ra quyết định liên quan đến nguồn cung cấp hiện tại được đánh giá. Song song với đó là duy trì quan hệ hợp tác làm ăn lâu dài, ngày càng tốt đẹp bền vững với một số nguồn cung cấp hiện tại có chất lượng cao. Tạo tiền đề cơ sở khoa học tăng cường thắt chặt hợp tác hữu nghị, đôi bên cùng có lợi với các nguồn cung cấp hiện tại. Bên cạnh đó, công ty cổ phần phát triển xây
dựng và thương mại Thuận An vô cùng nhanh nhạy trong việc đưa ra các biện pháp tác động kịp thời đến các nguồn chưa đạt nhưng có thể duy trì. Những thành quả đó là đến từ sự lao động miệt mài, nghiên cứu áp dụng quy trình đánh giá.
3.3.2. Một số tồn tại
Từ những thông tin thu thập được về thực trạng quy trình đánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu máy móc thiết bị xây dựng của công ty, cũng như các kết quả điều tra từ phiếu khảo sát trắc nghiệm, có thể nhận thấy những vướng mắc, tồn tại sau:
- Thu thập, xử lý thông tin phục vụ đánh giá còn yếu kém, các thông tin thiếu tính cập nhập và còn chưa đa dạng. Dẫn đến hệ quả là việc tiến hành đánh giá còn bất cập, nhiều vướng mắc, gây những khó khăn cho đánh giá các nguồn cung cấp hiện tại đến từ thị trường Trung Quốc trong nhập khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị của công ty. Các thông tin được xử lý chưa triệt để, không khác thác được hiệu quả tối đa. Con số tính toán rất lớn do đặc tính phức tạp và chi phí giá cao của máy móc thiết bị xây dựng, nhưng lại được tính toán sơ khai, thủ công, không có phần mềm hỗ trợ. Việc xử lý thông tin vì vậy nên chậm trễ, mất thời gian, gây độn chi phí.
- Công tác phối hợp tiến hành đánh giá giữa các phòng ban còn lỏng lẻo, thiếu đồng bộ. Các bộ phận, cá nhân tham gia vào quy trình đánh giá ít phối hợp với nhau, mà hoạt động chủ yếu độc lập, riêng rẽ. Công việc nào trong quy trình sẽ do cán bộ trong các phòng ban liên quan đảm nhiệm, mà không có sự gắn kết từ đầu đến cuối với nhau. Cán bộ lúng túng trong việc triển khai đánh giá, chậm chạp và thụ động. Năng lực chuyên môn của cán bộ chưa đáp ứng được yêu công việc đặt ra.
- Quy trình đánh giá nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu mặt hàng máy móc, thiết bị xây dựng từ thị trường Trung Quốc còn nghèo nàn, không được đầu tư máy móc, trang thiết bị. Mặt hàng máy móc, xây dựng là những mặt hàng có trị giá cao, đặc tính kỹ thuật phức tạp. Nếu lựa chọn được các nguồn cung cấp hiện tại tốt và duy trì thì bài toán về giá thành và chất lượng sẽ được giảm thiểu. Để làm được điều này, quy trình đánh giá các nguồn cung cấp hiện tại trong nhập khẩu mặt hàng này phải được chú trọng, hoàn thiện, đòi hỏi sự đầu tư cả về tài chính lẫn nhân lực. Tuy nhiên, nguồn vốn công ty dành cho hoạt động đánh giá nguồn cung cấp hiện tại
đến từ thị trường nhập khẩu chính của mình là Trung Quốc vẫn dừng ở mức hạn chế.
3.3.3. Nguyên nhân
- Lý giải cho công tác thu thập, xử lý thông tin còn yếu kém là việc công ty sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn là chủ yếu, thông qua các báo cáo tài chính, các bản thống kê, các tạp chí kinh tế định kỳ…Có thể nhận thấy đây hoàn toàn là các dữ liệu sơ cấp. Thông tin từ những nguồn này thường có độ trễ về thời gian, đôi khi không thật sự hữu ích cho công ty. Các thông tin không mang tính cập nhật, dù có độ chính xác. Kênh thu thập thông tin rất hẹp, dữ liệu thứ cấp hầu như không được chú trọng và tìm kiếm, khai thác.
- Đội ngũ cán bộ thiếu kinh kinh nghiệm thực tế trong hoạt động đánh giá các nguồn cung cấp hiện tại của công ty, hầu hết cán bộ có trình độ học vấn cao, nhưng rất ít người được đào tạo nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như các nghiệp vụ tác nghiệp thương mại quốc tế, hầu hết kiến thức có được do tự học hỏi, đúc kết nên không bài bản và chuyên sâu. Các chương trình đào tạo nhân lực không được chú trọng triển khai, các đợt tập huấn không được triển khai định kỳ. Cán bộ cũng không năng động hay chủ động học tập, tìm hiểu. Điều này, một phần cũng do chế độ đãi ngộ chưa tốt. Đặc biệt, trình độ ngoại ngữ của lực lượng lao động còn hạn chế, không đủ năng lực dịch, nghiên cứu các tài liệu nước ngoài về đánh giá nguồn cung cấp hiện tại. Cơ chế phòng khoán cũng khiến cho các cán bộ không liên kết, hoạt động độc lập.
- Ngân sách cho hoạt động đánh giá eo hẹp dẫn đến các máy móc, trang thiết bị, phần mềm chuyên môn phục vụ đánh giá các nguồn cung cấp hiện tại trở nên nghèo nàn, sơ khai và thủ công. Nguyên nhân sâu sa của điều này là do đường lối chính sách của ban lãnh đạo. Công ty chi quá nhiều cho các hoạt động khác như tổ chức liên hoan, cùng với việc nhập khẩu từ các nguồn chưa hợp lý dẫn đến chi phí bị độn. Kể từ ngày 1/ 1/ 2016, một loạt chính sách hỗ trợ của nhà nước về thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng máy móc, thiết bị xây dựng sẽ làm gia tăng áp lực cạnh tranh cho ngành hàng. Vì vậy, công ty cổ phần phát triển xây dựng và thương mại Thuận An thực sự cần phải điều chỉnh, phân bổ ngân sách cho hoạt động đánh
giá các nguồn cung cấp hiện tại một cách hợp lý, góp phần tìm ra các nguồn cung cấp chất lượng tốt, nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty.
CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG NHẬP KHẨU MÁY MÓC, THIẾT BỊ XÂY DỰNG TỪ THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP, KIẾN
TẠI TRONG NHẬP KHẨU MẶT HÀNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ XÂY DỰNG CHO CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI
THUẬN AN